Trở lại   HOANGTUDEN CD CLUB > HỘI QUÁN TAO ĐÀN > Nhiếp ảnh đường xa

Chú ý

Nhiếp ảnh đường xa nơi thể hiện niềm đam mê nhiếp ảnh...

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Cũ 25-07-2010, 10:01 AM
khoaton's Avatar
khoaton khoaton vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Độ về xe zin
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: HCMC
Bài gởi: 1.706
Thanks: 1.837
Thanked 4.021 Times in 674 Posts
Biến số xe: 52Z5-0508
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới khoaton
Mặc định Nhiếp ảnh VN và những ngộ nhận

Nhiếp ảnh VN và những ngộ nhận

TT - Từ ngày 1 đến 8-8 tới đây, Đại hội FIAP (Liên đoàn Nghệ thuật nhiếp ảnh quốc tế) lần thứ 30 sẽ diễn ra tại Hà Nội. Đây cũng là cơ hội để hiểu rõ hơn về một sân chơi rất quen thuộc và tạo ra không ít ngộ nhận ở VN gần 20 năm nay.




Nhiều huy chương vàng, huy chương bạc FIAP có chung khuôn mẫu - Ảnh của nhiều tác giả

Kể từ năm 1991, khi Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh VN trở thành thành viên của FIAP, đã có nhiều ngộ nhận về giá trị những giải thưởng FIAP, tước hiệu FIAP mà các nghệ sĩ VN đoạt được, cũng như ảnh hưởng của FIAP đối với nhiếp ảnh thế giới.

Tính nghiệp dư của FIAP

FIAP là tên viết tắt của Liên đoàn Nghệ thuật nhiếp ảnh quốc tế, tiếng Pháp: Fédération Internationale de l’Art Photographique. Hoạt động nhiếp ảnh của liên đoàn chỉ là một kiểu chơi tài tử, không phải là một nghề. Trên trang web của FIAP có ghi: “Nhiếp ảnh nghiệp dư xuyên thế giới” - La photographie amateur à travers le monde.

FIAP là tổ chức phi chính phủ, phi chính trị, phi lợi nhuận. Hiện FIAP có 100 hiệp hội các nước thành viên ở năm châu lục, trong đó có VN. Ngoài một trang web www.fiap.net, mãi tới tháng 4-2006 FIAP mới có trụ sở chính là 37 Chanzy, 75011 Paris, Pháp. Tính đến nay VN có hơn 160 nghệ sĩ nhiếp ảnh được FIAP phong các tước hiệu: Hon.E FIAP, ES.FIAP, E. FIAP/b, E.FIAP, A. FIAP và có một nghệ sĩ nhiếp ảnh mới được phong M.FIAP.

Phạm vi của một sân chơi “tài tử”

Thông qua những cuộc thi ảnh nghệ thuật do FIAP bảo trợ, thấy rõ một khoảng cách về uy tín và “quyền lực” so với các cuộc thi ảnh nghệ thuật của các tổ chức và tập đoàn nổi tiếng thế giới trong lĩnh vực nghệ thuật nói chung, nhiếp ảnh nói riêng. Vì FIAP là “nhiếp ảnh nghiệp dư xuyên thế giới” nên các cuộc thi do FIAP bảo trợ hướng về những vẻ đẹp chung chung, mang tính nhân văn nhưng không có tác động, ảnh hưởng nhiều đến xã hội... Ảnh hưởng, uy tín của FIAP không ra ngoài phạm vi một sân chơi ảnh nghệ thuật lớn mang tính nghiệp dư của những tay máy tài tử.

Các cuộc thi của FIAP cũng không hề được nhắc đến trong các tạp chí nhiếp ảnh nổi tiếng như Rangefinder, Photo District, Picture Magazine, Communication Art (Mỹ), Creative Review (Anh), Eyemazing (Hà Lan), Zoom (Nga)... Tóm lại, ảnh hưởng của FIAP không có gì đáng kể trong nền công nghiệp nhiếp ảnh thế giới.

Ngược lại, các cuộc thi ảnh danh giá trên thế giới đều có phân biệt rõ chuyên nghiệp và nghiệp dư, với mục đích hướng các nhà nhiếp ảnh nghiệp dư phấn đấu thành chuyên nghiệp và đưa các tài năng nhiếp ảnh chuyên nghiệp ra ánh sáng.

Sony World Award Photography (Anh) phân ra giải nhất khu vực chuyên nghiệp là 25.000 USD, nhưng nghiệp dư chỉ có 5.000 USD. Các cuộc thi khác của IPA (Mỹ), PX3 (Pháp), cuộc thi sáng tạo London, cuộc thi hằng năm của các trung tâm nghệ thuật đương đại lớn của Anh, Mỹ, các tạp chí nghệ thuật hàng đầu Mỹ như NY Art Magazine, Color, Popular Photography, American Photo..., các hội chợ, liên hoan ảnh danh giá như Foto Espana (Tây Ban Nha), Arles (Pháp) đều có tầm ảnh hưởng và quy mô vượt xa FIAP. Trong các cuộc thi đó, giám khảo đều là những nhà giám tuyển (currator), nhà nhiếp ảnh, giám đốc hình ảnh - mỹ thuật, sáng tạo từ các tập đoàn truyền thông hàng đầu thế giới.

Về thực chất FIAP không phải là thước đo trình độ, đẳng cấp của những nhà nhiếp ảnh. Tước hiệu được phong của FIAP cũng chỉ có giá trị trong khuôn khổ sân chơi FIAP. Và điều quan trọng là FIAP không có “lực hút” đối với truyền thông quốc tế, cũng như tạo ảnh hưởng đến các xu thế ảnh nghệ thuật thế giới.

Ngộ nhận về thành tích

Không phải nghiệp dư là kém, nhưng nghiệp dư không phải là chuyên nghiệp. Ở đây chuyên nghiệp không chỉ hơn nghiệp dư ở chỗ thu nhập chính là từ nhiếp ảnh, mà còn có nghĩa tay nghề phải đạt mức chuyên nghiệp. Chuyên nghiệp về ý tưởng, về khả năng thực hiện để tạo ra những tác phẩm có giá trị cao, tác động mạnh mẽ tới xã hội...

Thế nhưng suốt gần 20 năm nay, kể từ khi Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh VN là thành viên của FIAP cùng hàng ngàn giải thưởng trong các cuộc thi do FIAP (và PSA - Hiệp hội Nhiếp ảnh Hoa Kỳ, cũng là một tổ chức nghiệp dư) bảo trợ, rất nhiều sự ngộ nhận về thành tích nhiếp ảnh nghệ thuật VN, đánh đồng thành tích ở FIAP với thành tích thế giới, đẳng cấp quốc tế.

Có hai giải thưởng quốc tế danh giá hằng năm về nhiếp ảnh được giới nhiếp ảnh chuyên nghiệp đánh giá cao là giải ảnh của Tổ chức World Press Photo (Hà Lan) và giải ảnh báo chí Pulitzer (Mỹ) lại ít khi được Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh VN nhắc đến như một mục tiêu để nhiếp ảnh VN phấn đấu hướng đến. Chúng ta có nhiều nghệ sĩ đoạt hàng trăm giải quốc tế, nhưng tất cả đều là giải thưởng FIAP (và PSA). Trong báo cáo thành tích các nhiệm kỳ của Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh VN cũng mang giải thưởng FIAP (và PSA) làm thành tích nổi bật, đánh giá chất lượng của ảnh nghệ thuật VN. Ảnh đoạt giải của một nhiếp ảnh gia đoạt hàng trăm giải quốc tế phần lớn cũng chỉ quanh quẩn các đề tài về người già - trẻ em Tây nguyên, trẻ em chơi trên đồi cát...

Việc thông tin không chính xác về giải thưởng FIAP (và PSA) đã khiến rất nhiều người và ngay cả một số vị lãnh đạo, quản lý trong ngành văn hóa nghệ thuật cũng bị ngộ nhận về thành tích nhiếp ảnh nghệ thuật của VN, trong khi thực chất vị trí ảnh nghệ thuật VN còn rất khiêm tốn trong khu vực, cũng như giá trị và ảnh hưởng còn ít ngay cả trong đời sống văn hóa nghệ thuật VN.

Nghị quyết của Đảng đã cảnh báo nguy cơ “nghiệp dư” trong các hoạt động văn hóa nghệ thuật chuyên nghiệp ở ta. Trên thực tế, việc tự làm “nghiệp dư hóa” chính mình, hạ thấp giá trị thật sự của nhiếp ảnh VN - vốn được biết đến qua nhiều tác phẩm thành công trong chiến tranh - đang là một nguy cơ có thật. Tất nhiên điều đó không chỉ xảy ra trong lĩnh vực nhiếp ảnh.
Các nghệ sĩ M.FIAP mà VN ta quen gọi là “bậc thầy” (dịch từ chữ master) , tiểu sử cho thấy họ đều là những kỹ sư, bác sĩ coi nhiếp ảnh là thú vui tài tử, không phải là mục đích sáng tạo nghệ thuật chuyên nghiệp. Tác phẩm của họ cũng không hề có tên trong các bảo tàng nghệ thuật đương đại nổi tiếng thế giới của Chicago, New York, MOMA (Mỹ), Tate (Anh)...


TRƯỜNG THÀNH
http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/3...-ngo-nhan.html
__________________
Nhìn CD vẫn còn thèm làm sao...là sao....
To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
Cho chừa cái tội.....
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 11 Users Say Thank You to khoaton For This Useful Post:
1stLady (26-07-2010), LEMOTO (26-07-2010), LaLễVinh (29-07-2010), Makino (26-07-2010), ManOnTheMoon (28-09-2010), anhdao (25-07-2010), cuabien (27-07-2010), hung_cattuong (26-07-2010), jomoibiet (25-07-2010), longan_cd (28-09-2010), tho con (26-07-2010)
  #2  
Cũ 25-07-2010, 03:28 PM
khoaton's Avatar
khoaton khoaton vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Độ về xe zin
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: HCMC
Bài gởi: 1.706
Thanks: 1.837
Thanked 4.021 Times in 674 Posts
Biến số xe: 52Z5-0508
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới khoaton
Mặc định

Cuộc sống qua... vỏ trái cam


TT - Đến dự một buổi khai trương triển lãm ảnh chủ đề Việt Nam, đất nước và con người tại 29 Hàng Bài, Hà Nội do Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh VN bảo trợ và tổ chức, một nữ nhiếp ảnh gia Thụy Điển (sau khi đi xem hết một vòng triển lãm), trong phần giao lưu với các nhà nhiếp ảnh VN đã có một phát biểu gây sốc.


Đời sống thường nhật với tất cả sự chân thực và sôi động của nó là một đề tài cần nhiều hơn những ống kính ghi nhận của các nhiếp ảnh gia. Trong ảnh: Những người nhập cư ở tổ dân phố số 7, khu dân cư số 2, phường Phúc Xá, quận Long Biên, Hà Nội - Ảnh: LÊ VĂN MINH

Nhà nhiếp ảnh Thụy Điển thẳng thắn nhận xét cảm nghĩ của bà bằng một câu ví von: “Cuộc sống con người, đất nước các bạn thật thú vị và hấp dẫn, làm tôi thèm muốn được khám phá như muốn được thưởng thức một trái cam chín mọng. Nhưng qua cuộc triển lãm này cũng như qua một vài cuốn sách ảnh của các cuộc thi ảnh trước đây ở VN mà tôi đã được xem, thật lòng tôi có cảm giác nhiếp ảnh của các bạn mới chỉ cho người xem cái vỏ bên ngoài của trái cam.

Với tư cách là một người xem, tôi thật sự tò mò muốn được biết, muốn được thưởng thức bên trong trái cam bằng một lát cắt, để từ đó tôi có thể nhận biết được vị ngọt hay chua của nó... Hay nói một cách khác, những bức ảnh này mới chỉ thể hiện cái vỏ bên ngoài của cuộc sống, mà chưa cho người xem cảm nhận được hết cuộc sống thực của đất nước, con người VN hôm nay...”.

Càng già, càng khổ “càng tốt”

Nhìn lại nhiếp ảnh VN gần 20 năm qua vẫn nặng tính hình thức và phong trào. Có thể liệt kê ở đây mấy thể loại ảnh thường xuyên lặp lại.

Với chân dung con người, các nhà nhiếp ảnh VN thường đi sâu khai thác những khía cạnh nghèo khổ, người trong ảnh càng già, càng khổ “càng tốt”. Cũng vì vậy, người xem đã quá quen với những bức ảnh về một bà cụ ở Bảo Lộc, Lâm Đồng ngồi hút thuốc bên cạnh một cháu bé mắt mở to, hay một vài gương mặt cụ bà người Dao Đỏ ở Tả Phìn, Sa Pa ngồi bên bếp lửa thêu thùa...

Trước đây, trong một thời gian dài, hầu như cuộc thi ảnh nghệ thuật nào cũng đều thấy xuất hiện thể loại ảnh này của các tác giả khác nhau, chụp vào các thời điểm khác nhau nhưng đều giống nhau một kiểu bố cục, nội dung. Thậm chí cho tới tận nay, thể loại ảnh này vẫn đoạt giải thưởng tại những cuộc thi của FIAP ở đâu đó.

Với ảnh đời thường, các nhà nhiếp ảnh VN thường khai thác quanh các làng nghề truyền thống, các thôn nữ hay người già gồng gánh đi trên đường làng với các chú thích đơn điệu như: Mẹ tôi, Lối về, Hoa nắng, Hoa đất, Hoa thép, Hoa muối...

Thể loại ảnh phong cảnh thì không thể thiếu hình ảnh ruộng bậc thang, nhà sàn, trình tường của các vùng núi phía Bắc. Ảnh được chụp theo công thức tiền cảnh là hoa đào, hoa mận, phía sau là vài nếp nhà, mấy cô thiếu nữ dân tộc áo quần sặc sỡ cầm ô đi vào 1/3 khuôn hình.

Những cầu khỉ, đồi cát, ghe thuyền cùng với vài thiếu nữ áo dài thướt tha cũng là những môtip ảnh được các nhà nhiếp ảnh VN chụp đi chụp lại đến quá quen, trở thành nhàm chán trong các cuộc thi nhiều năm qua.

Na ná, đèm đẹp và giậm chân tại chỗ


Mặc dù các giải thưởng của FIAP vẫn trao ầm ầm cho các tác giả VN, vẫn liên tiếp có nhiều tác giả được lên hạng A, E, M Vapa hoặc A, E, M Fiap. Thứ bậc này đầu tiên do FIAP đặt ra, sau này Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) VN cũng lấy theo đó để đặt mức hạng cho hội viên của mình. Nhưng tại sao nhiều năm qua nhiếp ảnh VN vẫn giậm chân tại chỗ không tiến xa được?

Có thể nói nhiếp ảnh của chúng ta hiện nay như đang bị sa lầy vào hiện tượng “sân khấu hóa cuộc sống”. Các tác giả quá câu nệ, mải mê vào sắp đặt bố cục, đường nét ánh sáng, áp đặt ý đồ chủ quan vào tác phẩm nên đã bỏ qua cảm xúc của mình khi đứng trước cuộc sống con người đang diễn ra.

Chính vì điều này nên từ lâu người xem chỉ được thấy những bức ảnh đèm đẹp về bố cục, ánh sáng nhưng thiếu chiều sâu tâm hồn của các nhân vật trong ảnh, thiếu những yếu tố bất ngờ rung động từ cuộc sống đang sôi động hôm nay.

Và càng không thể lưu giữ cho thế hệ mai sau những bức ảnh chỉ đẹp về hình thức mà thiếu tính chân thực của cuộc sống bằng cách đi thuê mấy bộ áo tứ thân, mớ ba mớ bảy cùng mấy cô người mẫu chèo thuyền trên đầm sen, mặc áo dài đi qua đồi cát, hay thuê mấy em bé ở Tây nguyên cởi đồ tắm suối cho thêm phần “hoang dã”, gây lạ mắt với ban giám khảo nước ngoài trong các cuộc thi của FIAP.

Con đường đổi mới và dấn thân


Nếu ví nhiếp ảnh là một con đường thì trên đường đó có rất nhiều nhánh nhỏ, có nhiều thể loại để các nhà nhiếp ảnh tha hồ cũng như có quyền chọn lựa con đường phù hợp với năng lực và đam mê của mình.

FIAP cũng là một kiểu chơi, mà ở đó họ thừa nhận đây chỉ là sân chơi của những amateur (nghiệp dư) mà thôi. Nhưng có một con đường chính thống của nhiếp ảnh là bám sát từng bước nhịp sống của xã hội để phản ánh, thì ở đây nhiếp ảnh của VN nhiều năm qua vẫn chưa làm tốt, chưa xứng tầm với nhu cầu đòi hỏi của xã hội.

Chúng ta cũng nói nhiều về đổi mới nền nhiếp ảnh VN qua nhiều hội thảo ở các kỳ đại hội của Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh VN, nhưng xem ra việc đổi mới vẫn chỉ ở lời nói, chứ qua chất lượng các đợt thi ảnh gần đây vẫn thấy đổi mới chẳng được bao nhiêu. Một khi các thành phần ban giám khảo vẫn giữ tư duy cũ, lấy FIAP làm thước đo cho các tác phẩm thì còn khó có sự đổi mới thật sự. Người dự thi sẽ còn tiếp tục gửi những kiểu ảnh theo gu của ban giám khảo để mong được giải.

Vậy còn vai trò của người sáng tạo? Việc các nhà nhiếp ảnh chạy theo quá nhiều các cuộc thi ảnh, chạy theo các giải thưởng do hội hay do FIAP tổ chức liên tục hằng năm ở trong nước và nước ngoài, cũng là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng tác phẩm ảnh.

Nhiếp ảnh VN đang cần có thêm nhiều hơn nữa những cá nhân dám dấn thân, đầu tư thời gian theo đuổi các đề tài cá nhân, dám phá cách tìm tòi những phong cách ảnh riêng.

Thói quen của các nhà nhiếp ảnh của ta là thường thích tổ chức đi chụp từng nhóm đông, và thường chọn các thời điểm như vào mùa gặt lúa vàng, mùa dẫn nước vào ruộng, mùa cấy mạ (trên các thửa ruộng bậc thang của các tỉnh miền núi phía Bắc) hay mùa hoa đào, hoa mận... Các điểm tổ chức lễ hội cũng là nơi thường gặp nhiều nhất các tay máy đến “sáng tác” chuẩn bị cho các kỳ thi ảnh tiếp theo.

Chính với cách chụp như vậy, việc công chúng phải xem đi xem lại những bức ảnh na ná nhau, đèm đẹp và giả tạo là điều không có gì lạ.

CÔNG ANH
http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/3...-trai-cam.html
__________________
Nhìn CD vẫn còn thèm làm sao...là sao....
To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
Cho chừa cái tội.....
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 9 Users Say Thank You to khoaton For This Useful Post:
1stLady (26-07-2010), LEMOTO (26-07-2010), Makino (26-07-2010), ManOnTheMoon (28-09-2010), anhdao (25-07-2010), cuabien (27-07-2010), hung_cattuong (26-07-2010), let-it-be (25-07-2010), ruoiduyen (29-07-2010)
  #3  
Cũ 25-07-2010, 05:36 PM
anhdao anhdao vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe lên cốt 2
 
Tham gia ngày: Sep 2008
Bài gởi: 282
Thanks: 401
Thanked 1.183 Times in 143 Posts
Mặc định

Trích nguyên văn bài viết của Nhiếp ảnh gia Ngô Thanh Bình:
Bài Phản Hồi " nhiếp ảnh Việt Nam và những ngộ nhận
Hôm nay mình nhận được email bài viết này của anh Tony Lê Kim Thuận ,khi anh đọc được bài báo " nhiếp ảnh Việt Nam và những ngộ nhận " của tác giả Trường Thành báo Tuổi Trẻ ,rất bức xúc nên anh viết bài này gữi cho Tạp Chí Nhiếp Ảnh . Mong qua bài viết này ACE đọc được sẽ bớt đi thành kiến về Nhiếp Ảnh Việt Nam ...

Tony Lê Kim Thuận / Bài đăng báo

Kính gởi: Tạp chí, Báo chí Văn hoá Nhiếp Ảnh Việt Nam

Tôi là Tony Lê Kim Thuận, một nghệ sĩ nhiếp ảnh, đang sinh sống tại Mỹ; là người con ở xa Tổ Quốc luôn hướng về quê hương Việt Nam . Ngày 21-7-2010 tôi đọc bài báo của tác giả Trường Thành với chủ đề: “Nhiếp Ảnh Việt Nam và những ngộ nhận” trên báo Tuổi Trẻ online, tôi thấy cần có ý kiến phản bác về những thông tin trong bài báo mà tác giả đã suy diễn một cách trắng trợn về những tổ chức Nhiếp ảnh trên thế giới.
Ngày 19/8/1839 nền nhiếp ảnh thế giới được khai sinh qua sự tò mò và cảm tính về khoa học , nghệ thuật, và ánh sáng, để tạo ra hình ảnh , phát xuất từ cảm tính cá nhân mà thông thường người ta gọi là “serious amateur” . Từ đó chuyên nghiệp nhiếp ảnh mới ra đời, kinh qua giai đoạn “serious amateur” . Sự khác nhau giữa professional (chuyên nghiệp) và serious amateur ( không chuyên nghiệp) , là: chuyên nghiệp dùng phương tiện của “serious amateur” để tạo ra tiền, nhưng bị giới hạn, trong một khuôn khổ nhất định, tùy theo người sử dụng nó. Ngược lại, “serious amateur” đi về cảm tính nghệ thuật nhiếp ảnh, luôn phát triển mãi mãi, và không giới hạn, vì khi nói đến nghệ thuật thì không có giới hạn. Ngược lại, chuyên nghiệp thì không phải là nghệ thuật mà chỉ là mỹ thuật có giới hạn. Tất cả những tạp chí trên thế giới mà tác giả đưa ra đó là những cơ sở tư nhân kinh doanh qua đọc giả về nhiếp ảnh ; do đó nó chỉ là công cụ thương mại của cá nhân hay tổ chức kinh doanh ở quốc gia đó mà thôi. Những trích dẫn về “hội chợ liên hoan…” điều này chứng tỏ tác giả chỉ nghe nói rồi suy diễn, chẳng biết gì cả ; bởi vì tôi là người đã và đang sinh hoạt nhiếp ảnh chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp, giao lưu nhiếp ảnh khắp 5 châu, tham dự cũng nhiều liên hoan ảnh . Vấn đề giải pulitzer mà tác giả đưa lên, chỉ có giá trị về ảnh phóng sự đặc biệt, do tổ chức báo chí của USA chọn ảnh giá trị của từng giai đoạn lịch sử, đưa ra bình chọn để khen thưởng, chứ không phải là một tổ chức thi ảnh quốc tế rộng rãi. Những hệ thống tổ chức thi ảnh quốc tế ngoài hệ thống FIAP và PSA chỉ là những tổ chức thi ảnh phục vụ thương mại, dành cho những người ham thích đăng ảnh lên báo, tạp chí, mà người tham dự phải tốn tiền một cách khoa học. Ví dụ: Bạn tham dự 10 ảnh, lệ phí 20USD, rồi ban giám khảo chọn một ảnh đẹp nhất của bạn in vào catalog. Sau đó họ thông báo bạn có một tác phẩm được bình chọn để in vào tạp chí. Nếu bạn muốn có catalog có hình của bạn, thì phải trả ít nhất 65 dollars (tuỳ tạp chí). Như vậy là những tạp chí đó dùng nghệ thuật để kinh doanh, thì tác giả Trường Thành cho rằng đó là những tổ chức nhiếp ảnh danh giá??

Vấn đề ảnh lưu trữ , FIAP có cơ sở lưu trữ những tác phẩm nghệ thuật giá trị thế giới tại bảo tàng viện Musee de Lausan Thụy Sĩ . Ảnh của các nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam có lưu trữ ở bảo tàng viện thế giới này hay không, thì xin hỏi Hội Nghệ Sĩ Nhiếp Ảnh Việt Nam sẽ rõ. Theo tôi biết chắc chắn thì các nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam có đẳng cấp FIAP đều có ảnh lưu trữ tại bảo tàng viện ở Thụy Sĩ, mà tên tác giả và danh số tác phẩm của họ được lưu hồ sơ tại văn phòng lưu trữ của FIAP (FIAP Collection Service) ở Belgium. Theo văn bản FIAP tôi biết chắc chắn Việt Nam có 3 bộ ảnh lưu trữ đã thông báo đến hơn 100 quốc gia .Nếu những tổ chức văn hoá của quốc gia nào muốn mượn bộ ảnh của Việt Nam đang lưu trữ để triển lãm tại quốc gia mình , thì có thể liên lạc với FIAP .
Các bảo tàng viện nhiếp ảnh ở Chicago, New York là của tổ chức tư nhân thành lập để trưng bày và có tính cách thương mại, không nằm trong hệ thống nhiếp ảnh giáo dục của cơ quan văn hoá giáo dục liên hiệp quốc UNESCO và của nước Mỹ , chỉ có FIAP là đại diện chính thức được (công nhận) reconnue par l’UNESCO . Ngược lại, bảo tàng viện nhiếp ảnh văn hóa nghệ thuật Delaware của hiệp chủng quốc Mỹ đã được thành lập hơn 70 năm nay, mới là nơi được dùng để lưu trữ ảnh nghệ thuật. Tất cả ảnh nghệ thuật của các danh nhân thế giới đều được lưu trữ tại đây. Trong đó có tác phẩm “Suối tóc” của cụ Phạm Văn Mùi đã được PSA lưu trữ, do chính tôi là người tiến cử vinh danh thế giới về sự nghiệp nhiếp ảnh của Cụ tại đại hội nhiếp ảnh thế giới thường niên của tổng hội nhiếp ảnh Hoa Kỳ PSA , vào năm 1992 tại Lake Tahoe, California.

Về phần hình ảnh giống nhau mà tác giả đưa ra một số tác phẩm để phân tích, quả thật tác giả chưa hiểu gì về salon quốc tế, có lẽ do thiếu thông tin. Tiện đây tôi xin nói, 5 hay 10 tác phẩm tương tự nhau , gởi đi dự thi ở năm hay mười nước khác nhau, thì salon quốc gia nào đó, cần chọn 1 ảnh có chủ đề, mà nếu có tác phẩm lọt vào chủ đề đó, thì được huy chương là đương nhiên. Cũng xin nhấn mạnh, huy chương không định lượng về trình độ nhiếp ảnh cao thấp, chỉ có tước vị mới đánh giá được trình độ kiến thức nhiếp ảnh của tác giả. Đó mới là giá trị định lượng về khả năng nhiếp ảnh , theo thứ bậc, mà các tổ chức nhiếp ảnh thế giới đã định ra . Ví dụ: bạn thi tước hiệu cao đẳng F của các hội Bạn Ảnh ICS, New York PSNY, Hoàng Gia Anh Quốc RPS, Ấn Độ, vv.,, thì bạn phải nộp từ 15 tới 18 tác phẩm , mỗi chủ đề là 3 tác phẩm , các chủ đề đó phải khác nhau , ánh sáng phải khác nhau, toàn diện, không có sự tương đồng hay lặp lại, nếu 15 hay 18 tác phẩm đó, hội đủ điều kiện quy định của hội đồng thi 100% , thì bạn mới đạt được tước hiệu đẳng cấp. Nếu có một tác phẩm không đạt tiêu chuẩn sẽ bị loại; chứ không phải mình đem 15 tác phẩm có 15 huy chương vàng , hay có nhiều “Sao”, hoặc có danh xưng “top ten” thế giới để dự thi , thì được tước hiệu đẳng cấp , suy nghĩ như vậy là sai. Chính vì vậy, hệ thống tước hiệu đẳng cấp , mới là thước đo kiến thức nhiếp ảnh của mỗi tác giả . Hệ thống đẳng cấp quốc tế này đã được giới chơi ảnh nghệ thuật trên thế giới công nhận gần một thế kỷ nay.

Đề nghị tác giả thẩm định lại bài viết của mình khi nói đến từ chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp trong nhiếp ảnh, cũng như về đẳng cấp tước hiệu, với chủ ý muốn làm lu mờ về văn hóa nhiếp ảnh nghệ thuật thuần túy của những nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam. Vì chuyên nghiệp là đặt vấn đề mỹ thuật có tính cách thương mại, giới hạn. Ngược lại, không chuyên nghiệp phải hiểu rằng, nghệ thuật là do cảm tính phát huy không giới hạn, không đặt nặng vấn đề thương mại. Đó là hai hướng đi khác biệt nhau, hơn nữa Professional (chuyên nghiệp) được triển khai từ Serious Amateur (không chuyên nghiệp). Sau đây là một minh chứng khá cụ thể là nhiếp ảnh chuyên nghiệp (professional) đã phải nhường bước cho nhiếp ảnh không chuyên nghiệp (serious amateur) mà tôi đã sinh hoạt trong hai tổ chức này từ năm 1991. Hiệp Hội Nhiếp Ảnh Hoàng Gia Anh Quốc, một hội ảnh không chuyên nghiệp có tên gọi là The Royal Photographic Society of Great Britain United Kingdom - RPS có trụ sở tại Octagon Bath London; một hội ảnh nghệ thuật nổi tiếng vào bậc nhất thế giới, đã thành lập gần hai thế kỷ nay; và một học viện nhiếp ảnh chuyên nghiệp của các quốc gia liên hiệp Anh, cũng được xây dựng lâu đời hơn một thế kỷ, cũng nổi tiếng vào bậc nhất thế giới, có tên gọi là The British Institute of Professional Photography – BIPP, có trụ sở tại Luân Đôn Anh Quốc. Đẳng cấp tước vị của hai tổ chức này có thứ bậc tương tự như nhau: Licentiate, Associate, và Fellow. Hai tổ chức này đã đồng ý trên căn bản trao đổi tước vị ngang nhau, ở thứ bậc Licentiate (sơ đẳng), và Associate (trung đẳng). Nhưng về tước hiệu Fellow (cao đẳng), Hội Nhiếp Ảnh Hoàng Gia Anh Quốc RPS, không công nhận tước hiệu (cao đẳng) Fellow của Học Viện Nhiếp Ảnh Chuyên Nghiệp Liên Hiệp Anh BIPP. Học viên, giảng viên , hội viên của học viện này muốn có tước vị của Hội Nhiếp Ảnh Hoàng Gia Anh Quốc RPS, bắt buộc phải nộp đơn thi. Ngược lại hội viên của Hội Nhiếp Ảnh Hoàng Gia Anh Quốc có thể trao đổi tước hiệu cao đẳng Fellow của Học Viện Nhiếp Ảnh Chuyên Nghiệp BIPP rất dễ dàng, mà không phải thi cử gì cả. Điều này chứng tỏ rằng, nhiếp ảnh chuyên nghiệp (professional) đã phải tuân phục nhường bước cho nhiếp ảnh không chuyên nghiệp (serious amateur) phát triển, sự kiện này vẫn còn tồn tại đến ngày hôm nay.
Tổ chức FIAP thuộc cơ quan văn hóa giáo dục liên hiệp quốc gọi là UNESCO, vậy thì chứng minh rằng FIAP không phải là tổ chức làm thương mại, mà là tổ chức phục vụ văn hóa nghệ thuật đại chúng thế giới, theo nền văn hoá của từng quốc gia. Do đó, không thể đem những tổ chức kinh doanh nhiếp ảnh tư nhân, như tác giả đã đưa ra, để so sánh với những tổ chức nhiếp ảnh nằm trong hệ thống của cơ quan văn hóa giáo dục liên hiệp quốc, như liên đoàn nhiếp ảnh nghệ thuật thế giới FIAP. Trong đó có Hội Nghệ Sĩ Nhiếp Ảnh quốc gia Việt Nam là thành viên đang điều hợp đại hội nhiếp ảnh thế giới FIAP lần thứ 30 tại Hà Nội, vào ngày 1 tháng 8 năm 2010 này.

Tony Le Kim Thuan, APSA EFIAP ESFIAP HonEFIAP PSA/FIAP LO US
__________________
Anh sẽ đưa em đi trên con đường em thích cùng với người bạn CD của chúng ta!

Nhà của em -
To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 9 Users Say Thank You to anhdao For This Useful Post:
1stLady (26-07-2010), LEMOTO (26-07-2010), LaLễVinh (29-07-2010), ManOnTheMoon (28-09-2010), chan_ga_87 (29-07-2010), cuabien (27-07-2010), hung_cattuong (26-07-2010), mydalat (29-07-2010), thehuy (26-07-2010)
  #4  
Cũ 26-07-2010, 12:59 AM
1stLady's Avatar
1stLady 1stLady vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: somewhere on Earth
Bài gởi: 2.825
Thanks: 12.375
Thanked 21.495 Times in 2.010 Posts
Mặc định

1st vẫn thích chụp theo bản năng và cảm tính của riêng mình nhiều hơn, đương nhiên phải thông qua nắm vững nghiên cứu các kỹ thuật nhiếp ảnh cơ bản.
__________________

To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
Nắng có vàng bằng răng em không
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to 1stLady For This Useful Post:
anhdao (26-07-2010)
  #5  
Cũ 28-07-2010, 10:02 PM
mắt bò's Avatar
mắt bò mắt bò vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe lên cốt 2
 
Tham gia ngày: Apr 2009
Đến từ: HCMC
Bài gởi: 276
Thanks: 59
Thanked 3.002 Times in 239 Posts
Biến số xe: Không ghi
Mặc định

Đọc xong hai bài của nhà báo Trường Thành và Công Anh xong thấy buồn... Không phải buồn cho nền nhiếp ảnh nước nhà mà là buồn cho một số nhà báo ở VN. Sao có thể viết phiến diện như vậy nhỉ?

Cảm ơn bài viết của Tony Le Kim Thuan. Và cảm ơn anhdao đã share bài này cho mọi người đọc.
__________________
Carpe diem
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to mắt bò For This Useful Post:
anhdao (30-07-2010), thehuy (29-07-2010)
  #6  
Cũ 29-07-2010, 12:46 AM
Aqua Fina's Avatar
Aqua Fina Aqua Fina vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe lên cốt 1
 
Tham gia ngày: Sep 2009
Bài gởi: 246
Thanks: 1.360
Thanked 573 Times in 140 Posts
Biến số xe: 51S7 - 5366
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới Aqua Fina
Mặc định Thế giới như tôi nhìn thấy - Tooctila

http://tooctila.multiply.com/journal/item/182/Hinh
http://tooctila.multiply.com/journal/item/155/155
__________________
B wat u wanna b
To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to Aqua Fina For This Useful Post:
1stLady (29-07-2010), anhdao (30-07-2010)
  #7  
Cũ 29-07-2010, 08:53 AM
LaLễVinh LaLễVinh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe lên cốt 2
 
Tham gia ngày: Sep 2009
Bài gởi: 261
Thanks: 153
Thanked 1.021 Times in 135 Posts
Biến số xe: 54A7-0163
Mặc định

Các anh ơi, con người VN nói chung - nhiếp ảnh gia VN nói riêng không phải là thiếu tinh tế và ý nhị đâu. Các điều mọi người thấy là bề nổi của 1 tảng băng, nó cũng giống như thông tấn báo chí trong nước ta vậy mà.
Tinh thần "tốt khoe xấu che" đã ăn sâu trong tâm khảm.
Mình nên khuyên các nhiếp ảnh gia nước ngoài rằng: bạn có thể thấy được vỏ trái cam là 1 điều rất tốt rồi, trái cam này chỉ để ngắm không cắt được đâu
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to LaLễVinh For This Useful Post:
1stLady (29-07-2010), anhdao (30-07-2010)
  #8  
Cũ 29-07-2010, 10:41 AM
1stLady's Avatar
1stLady 1stLady vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: somewhere on Earth
Bài gởi: 2.825
Thanks: 12.375
Thanked 21.495 Times in 2.010 Posts
Mặc định

Đã là chơi thì mỗi người 1 kiểu, 1 cách khác nhau quan niệm cũng khác nhau... cũng như chơi xe vậy.
Còn bàn về pờ rồ pờ riếc gì đấy tớ không quan tâm lắm, vì tớ ko theo con đường ý

Thx các bác đã share, ít nhiều cũng biết thêm 1 tý.
__________________

To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
Nắng có vàng bằng răng em không
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to 1stLady For This Useful Post:
anhdao (30-07-2010)
  #9  
Cũ 30-07-2010, 09:14 AM
anhdao anhdao vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe lên cốt 2
 
Tham gia ngày: Sep 2008
Bài gởi: 282
Thanks: 401
Thanked 1.183 Times in 143 Posts
Mặc định

Trích:
Nguyên văn bởi 1stLady Xem Bài viết
Đã là chơi thì mỗi người 1 kiểu, 1 cách khác nhau quan niệm cũng khác nhau... cũng như chơi xe vậy.
Còn bàn về pờ rồ pờ riếc gì đấy tớ không quan tâm lắm, vì tớ ko theo con đường ý

Thx các bác đã share, ít nhiều cũng biết thêm 1 tý.
Chuẩn không cần chỉnh. Chơi Vui Là Chính
__________________
Anh sẽ đưa em đi trên con đường em thích cùng với người bạn CD của chúng ta!

Nhà của em -
To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to anhdao For This Useful Post:
1stLady (28-09-2010)
  #10  
Cũ 27-09-2010, 04:35 PM
vndrake vndrake vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe độ tá lả
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Bài gởi: 592
Thanks: 530
Thanked 2.715 Times in 475 Posts
Mặc định

Chống lại sự diễn giải - Against Interpretation

Đây là một tác phẩm của Sussan Sontag viết về nhiếp ảnh nhưng có thể áp dụng chung cho việc thưởng thức nghệ thuật nói chung xuất bản lần đâu 1966. Các bác nhà ta cố thử tìm bản mềm trên mạng xem đáng để nghiền ngẫm lắm.
Với VND qua trình thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật là một quá trình tự xem chính mình : về vốn kiến thức, vốn sống, vốn thẩm mỹ của bản thân.
Tôi rất thích câu này của Picaso

Khi tôi đọc một cuốn sách về vật lý học của Eisntein mà tôi không hiểu gì cả, thì điều đó chẳng thành vấn đề: nó sẽ khiến tôi hiểu một điều gì khác.

Trích từ Claude Roy, “Picasso: War and Peace”, GRAPHIS No.10 (1959).
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to vndrake For This Useful Post:
1stLady (28-09-2010)
Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 
Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quuyền Hạn Của Bạn
Bạnkhông thể tạo chủ đề
Bạn không thể gửi Trả lời
Bạn không thể gửi Đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của bạn

BB code thì Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 06:11 PM.


Powered by: vBulletin v3.x.x Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.