Trở lại   HOANGTUDEN CD CLUB > DẶM TRƯỜNG THIÊN LÝ > Mọi miền đất nước > Miền Nam

Chú ý

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Cũ 27-01-2009, 04:46 PM
catwoman's Avatar
catwoman catwoman vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Mới độ dáng xe
 
Tham gia ngày: Jan 2009
Đến từ: Bình Dương
Bài gởi: 160
Thanks: 122
Thanked 498 Times in 133 Posts
Biến số xe: 58A-1613
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới catwoman
Mặc định Đường hoa Nguyễn Huệ - Sài Gòn

Đường hoa Nguyễn Huệ là tên gọi của Đường Nguyễn Huệ vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán, bắt đầu từ tết Giáp Thân năm 2004.

Khi ấy, con đường Nguyễn Huệ - một trong những con đường đẹp nhất của Thành phố Hồ Chí Minh, nằm trải dài từ trước trụ sở Ủy ban Nhân dân thành phố và tượng đài Bác Hồ đến Bến Bạch Đằng, với nhiều tòa nhà cao tầng và những trung tâm thương mại mua bán sầm uất, biến thành một đường hoa rực rỡ, thu hút rất nhiều khách viếng thăm, và trở thành một địa chỉ quen thuộc cho những vị khách du xuân.


Đàn chó đá – biểu tượng của năm Bính Tuất 2006 ở đường hoa Nguyễn Huệ

Lịch sử

Trước kia, tại vị trí Đại lộ Nguyễn Huệ ngày nay chính là kênh đào Charner, nối liền với sông Sài Gòn, sau này bị người Pháp lắp lại và hình thành Đại lộ Charner.

Đại lộ Charner nối liền một đầu là Dinh Đốc Lý (nay là trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố) và đầu kia là bờ sông Sài Gòn (nay gọi là Bến Bạch Đằng). Từ dưới sông, mỗi dịp Tết về, hoa từ khắp nơi theo những con thuyền về tập kết ở bến, và trên bờ, hoa trải dài trên đại lộ này.

Chợ hoa Nguyễn Huệ cùng chợ chim Huỳnh Thúc Kháng là một trong những điểm tham quan nổi tiếng thời đó.

Cho đến cách đây khoảng chục năm, mỗi năm một lần, con đường này vẫn là chợ hoa xuân chính của người dân thành phố. Mỗi khi Tết đến thì đây là nơi tập trung mua bán hoa tết cây cảnh nên con đường này khi đó còn được gọi là Chợ Tết Nguyễn Huệ. Nhà vườn tập kết hoa ở bến Bạch Đằng sau đó phân bổ vào từng ô đã quy định sẵn trên đường Nguyễn Huệ. Người ta đến đây không chỉ để mua hoa mà còn là ngắm, thưởng ngoạn và tận hưởng cái hương vị đặc trưng của chợ hoa Tết. Những tiếng cười nói, tiếng rao hàng, tiếng mặc cả, rồi cả tiếng leng keng của những thùng kem dạo đã trở thành âm thanh quen thuộc gắn bó với người dân thành phố. Được đi chơi chợ hoa Nguyễn Huệ, được bố mẹ mua cho một que kem hay một cái kẹo bông bằng đường, rồi tung tăng trong không khí vui tươi, hớn hở đã là những kỷ niệm thơ ấu rất khó quên trong ký ức nhiều người.

Ngày nay

Mười năm gần đây, thành phố quy hoạch lại chợ hoa xuân, đưa chợ hoa ra Công viên 23 tháng 9. Chợ hoa Nguyễn Huệ không còn nữa. Chợ hoa ở Công viên 23 tháng 9 vẫn tấp nập đông vui, nhưng nhiều người vẫn tiếc nuối cái cảm giác dạo bước ở chợ hoa Nguyễn Huệ, nơi mà mỗi năm chỉ một lần được đi bộ ở làn xe giữa trên con đường 3 làn xe đẹp nhất thành phố này, nơi mà hoa trải dài hai bên lối đi, nằm lọt giữa hai làn xe đông vui và hai dãy nhà cao tầng ở hai bên.

Từ Tết Giáp Thân, năm 2004, chợ hoa Nguyễn Huệ đã trở lại nhưng với diện mạo mới. Không còn cảnh mua bán, chào mời, mặc cả, con đường với hoa là hoa nhưng được bày biện, sắp đặt công phu, chỉ dành cho việc thưởng ngoạn của khách du xuân. Và cũng từ năm này, cứ vào dịp Tết, đường Nguyễn Huệ có một cái tên khác, đó là đường hoa Nguyễn Huệ



Một quán nước dân dã xuất hiện ở đường hoa Nguyễn Huệ

Từ đó, mỗi năm, đường hoa Nguyễn Huệ lại mở ra đón khách, với mỗi năm mới là những chủ đề mới, những ý tưởng mới. Để có được một đường hoa đẹp nhất, ban tổ chức đã phải tổ chức cuộc thi sáng tạo để tìm những ý tưởng hay nhất cho việc trang trí đường hoa.


Xương rồng miền Trung giữa phố Sài Gòn.

Tại đây, giữa lòng thành phố lại có ao sen với vó câu, dòng kênh với cầu khỉ chênh vênh, đường làng quê với xe thổ mộ và quán cóc bên đường, những gánh hàng hoa, những chiếc thuyền hoa, rồi cả những cần xé trái cây của một vùng đất Nam Bộ trù phú, màu mỡ... đem lại cho du khách cảm giác thích thú mà ấm áp, mới lạ mà thân quen, gần gụi. Hoa trong đường hoa Nguyễn Huệ là một điều không thể thiếu. Ban tổ chức đã trưng bày rất nhiều loại hoa, từ những loại hoa quen thuộc đến những loại hoa quý đến từ Đà Lạt hay xa hơn như từ miền Bắc. Tất cả tạo nên một bức tranh rực rỡ sắc màu giữa mùa xuân.


Các loại trái cây Nam Bộ được đựng trong những cần xé và bày ở đường hoa Nguyễn Huệ

Năm Bính Tuất (2006), đường hoa Nguyễn Huệ được khai mạc vào ngày tối 27 Tết, kéo dài đến hết mồng 3 Tết. Đường hoa có chủ đề "Dáng Xuân" dài suốt đường Nguyễn Huệ sang đường Lê Lợi, quy tụ 80.000 giỏ hoa, 500 đèn lồng mây tre, bộ sưu tập các loại đá Việt, gốm Việt... Các chủ đề hoa được chia nhiều tiểu cảnh: thuyền hoa trên bến nước, xe kéo hoa, hoa trên giàn, hoa kết hình trên đất, thác nước, gốm và xuân, bức tranh quê.


Một chút hương quê giữa lòng phố thị

Đường hoa Nguyễn Huệ là một công trình văn hóa du lịch có ý nghĩa của thành phố, mang lại sự rực rỡ cho thành phố mỗi dịp Xuân về đồng thời cũng là địa chỉ vui chơi của không chỉ nhiều người dân thành phố mà còn của khách thập phương, của Việt kiều về nước và của cả nhiều du khách nước ngoài.


Một bộ sưu tập gốm được trưng bày ở đường hoa Nguyễn Huệ

Nguồn "vn.wikipedia.org"
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 6 Users Say Thank You to catwoman For This Useful Post:
1stLady (30-01-2009), chan_ga_87 (02-02-2009), khoaton (27-01-2009), let-it-be (28-01-2009), roadmaster (27-01-2009), wonghong (28-01-2009)
  #2  
Cũ 27-01-2009, 04:59 PM
catwoman's Avatar
catwoman catwoman vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Mới độ dáng xe
 
Tham gia ngày: Jan 2009
Đến từ: Bình Dương
Bài gởi: 160
Thanks: 122
Thanked 498 Times in 133 Posts
Biến số xe: 58A-1613
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới catwoman
Mặc định

Đường hoa

Tết Giáp Thân 2004

Đường hoa Nguyễn Huệ chính thức ra mắt vào lúc 16g00 ngày 20 tháng 1 năm 2004 (tức 29 tết) và chỉ kéo dài đến mùng 2 tết. Tập trung về đây là 50 chậu mai quý và các loại hoa như vạn thọ, cúc. Ngoài ra, còn có những cảnh quan thôn quê dân dã như hồ sen, cầu nhỏ, tre trúc, quanh gánh.

Tết Ất Dậu 2005

“Thành phố Hồ Chí Minh – Hội nhập và Phát triển” được chọn làm chủ đề cho Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Ất Dậu 2005, bắt đầu từ 29 đến mùng 2 tết. Lần này khách thưởng ngoạn có thể tìm thấy ở đây “bàng bạc một chút Sài Gòn xưa với xe thổ mộ chở đầy hoa, trái, những chiếc xích lô kéo tay của 2 thế kỷ trước, những chõng tre, gánh hoa, rổ hoa, gùi hoa, rơm rạ, cờ phướn, cầu gỗ, ao sen, tiếng ếch kêu, dòng kênh và đầy những lu khạp… tái hiện một góc chợ quê Tết Sài Gòn những năm 1920-1940.” Bên cạnh một Sài Gòn xưa là thông xanh và hoa đào Đà Lạt cùng những mảng cỏ xanh là những nét đặc trưng của thành phố hoa.

Ngoài ra, cảnh quan vùng duyên hải miền Trung với cổng đá, cát trắng, xương rồng xanh, và gốm Chăm cũng được tái hiện ngay trên con đường trung tâm của thành phố. Cuối đường hoa là “những mảng xanh của mạ non, hình ảnh ngày mùa đồng lúa chín, vườn mai vàng và nhộn nhịp chợ quê với các loại cây trái, thuyền dưa hấu, bưởi, mận, dừa…

Tết Bính Tuất 2006

Đường hoa Nguyễn Huệ Bính Tuất 2006 kéo dài từ 27 tết đến mùng 3 tết. Ngay trước cổng đường hoa sừng sững một tượng chó đá, còn trên bãi cỏ xanh là những chú chó đá xúm xít bên nhau. Đường hoa cũng dẫn khách thưởng ngoạn đến với những nét văn hóa dân tộc khi xem những chiếc cối đá, chum vại, hàng lu hũ, những chiếc vó bên ao nước, bông lục bình, và thằng bù nhìn trên ruộng lúa. Ở đây còn có hoa đào phương Bắc, quang gánh, đồi cát miền Trung, và những tượng điêu khắc đá, tượng gốm…

Tết Đinh Hợi 2007

Khai mạc vào lúc 7g30 tối 28 tết (15 tháng 2 năm 2007), Đường hoa Nguyễn Huệ Đinh Hợi 2007 kéo dài đến tối mùng 3 tết (19 tháng 2),với điểm nhấn là những con heo bằng đất và gốm bên cạnh 100.000 chậu hoa các loại, cùng hình ảnh làng quê Nam bộ như con thuyền, cầu tre, đồng lúa, đường làng, các trò chơi dân gian được lồng trong tiếng suối chảy róc rách, tiếng chim hót…

Một nét mới của Đường hoa Nguyễn Huệ Đinh Hợi 2007 là Hồ Chúc phúc. Du khách đến đây thả những đồng xu cầu phúc cho bản thân, gia đình, bạn bè…

Tết Mậu Tý 2008


Kéo dài trong 6 ngày – từ 29 tết (5 tháng 2) đến mùng 4 tết (10 tháng 2), Đường hoa Nguyễn Huệ Mậu Tý 2008 được hình thành theo chủ đề “Vượt Sóng”.Ngay từ đầu đường hoa là một “gia đình chuột” được tạo hình bằng các chất liệu mềm trông giống như sợi mây, sợi lát bện vào nhau to như người thật, cuối đường là mô hình một chiếc thuyền với cánh buồm lớn làm bằng hoa. Đường hoa được sắp xếp theo các “phân cảnh” như “Sum họp”, “Hội nhập”, “Vượt sóng”…tương ứng với hình ảnh gia đình chuột (kết bằng lục bình), đèn kéo quân cao hơn 7 m, và con tàu hoa.

Tết Kỷ Sửu 2009

Tiếp nối chủ đề "Vượt sóng" của Đường hoa Mậu Tý 2008, "Vững tin" được chọn làm chủ đề cho Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Kỷ Sửu 2009, kéo dài trong 6 ngày từ 28 tết (23 tháng 1 năm 2009) đến mùng 3 tết (28 tháng 1).Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Kỷ Sửu 2009 khai mạc lúc 7g tối ngày 23 tháng 1, Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết đến dự và cắt băng khánh thành.

Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Kỷ Sửu 2009 được chia thành 7 phân khu, chuyển tải những ý nghĩa khác nhau: khởi nguồn, nghị lực, sáng tạo, tiến bước, đoàn kết, nguồn cội và vững tin, với các tiểu cảnh gắn với những hình ảnh quen thuộc của thôn quê Việt Nam: con trâu, đồng quê, nghề nông... Đầu đường Nguyễn Huệ gần bùng binh cây liễu bài trí hình ảnh làng quê thanh bình, con trâu, bến nước. Chủ đề cánh đồng quê, suối róc rách, tiểu cảnh phun nước, cầu tre lắt lẻo... cũng xuất hiện trong đường hoa năm nay. Cuối đường hoa Nguyễn Huệ (đoạn gần bến Bạch Đằng) là một đồi dưa hấu có khắc hình Mai An Tiêm. Bên cạnh đó, hệ thống nhạc được thiết kế theo từng chủ đề của các phân đoạn tiểu cảnh kéo dài hơn 800m đường hoa. Người thưởng ngoạn đến từng khu sẽ được nghe những âm thanh đồng quê phù hợp

Vài hình ảnh 2009











Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 4 Users Say Thank You to catwoman For This Useful Post:
1stLady (30-01-2009), khoaton (27-01-2009), wonghong (28-01-2009), xongngay (27-01-2009)
  #3  
Cũ 27-01-2009, 05:26 PM
Mr DL's Avatar
Mr DL Mr DL vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Member
Mới có xe
 
Tham gia ngày: Jan 2009
Bài gởi: 31
Thanks: 0
Thanked 9 Times in 6 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới Mr DL
Mặc định

hu hu em còn chưa được đi coi nữa nè.
Nhìn hình thèm thuồng ghê.
Đẹp quá à
__________________

To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #4  
Cũ 30-01-2009, 08:46 AM
catwoman's Avatar
catwoman catwoman vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Mới độ dáng xe
 
Tham gia ngày: Jan 2009
Đến từ: Bình Dương
Bài gởi: 160
Thanks: 122
Thanked 498 Times in 133 Posts
Biến số xe: 58A-1613
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới catwoman
Mặc định

Đường hoa Nguyễn Huệ các năm

GIÁP THÂN 2004

Tuyệt vời đường hoa Nguyễn Huệ

Đúng 16h ngày 20/1 (29 Tết), đường hoa Nguyễn Huệ( TP HCM) đã chính thức ra mắt phục vụ nhân dân sau hai ngày khẩn trương thi công lắp đặt. Suốt dọc tuyến chính của trục đường từ trước trụ sở Ủy ban nhân dân thành phố kéo dài đến bến Bạch Đằng ngập tràn những cánh hoa khoe sắc.



Trước tượng đài Bác, 50 chậu mai quý lộng lẫy và rực rỡ, những chậu Vạn Thọ, Cúc... và hàng trăm loại hoa từ khắp mọi miền đất nước đang thi nhau tỏa hương khoe sắc. Hàng ngàn đồng bào, du khách nước ngoài đã trầm trồ trước vẻ đẹp kỳ diệu của đường hoa.

Hàng ngàn du khách ngắm nhìn, quay phim chụp ảnh liên tục như không muốn bỏ lỡ một khoảnh khắc đẹp nào tại đây. Không chỉ có hoa, mà đây đó trên suốt con đường còn thấp thoáng làng mạc thôn quê dân dã, hồ sen, cây cầu nhỏ bắc qua suối, tre trúc, quang gánh... làm không khí Xuân thêm tươi mát nhẹ nhàng.









18h, toàn bộ trục đường Nguyễn Huệ không còn xe lưu thông, đường hoa khoác vào một lớp áo ánh sáng lộng lẫy, rực rỡ nhất. Càng về đêm, thêm hàng ngàn người đổ về đây vui chơi, du xuân và một phần muốn sống lại những ký ức ngày xưa về con đường hoa này. Theo kế hoạch, đường hoa Nguyễn Huệ sẽ tiếp tục hoạt động cho đến khi cặp bánh tét khổng lồ "Cặp bánh tét khổng lồ đã được công nhận "kỷ lục Guinness thế giới" (đường kính 0,8m; dài 3,5m; nặng 1.750kg). Mỗi đòn bánh sử dụng 700kg nếp, 120kg đậu xanh, 100kg thịt và khoảng 300kg lá chuối + dây buộc, với nhiên liệu gồm khoảng 80m3 củi, 100m3 nước và huy động 30 nhân công thực hiện " được rước ra quảng trường Nhà hát thành phố vào tối mùng 2 Tết Nguyên đán.



(Thành Trung)

ThanhNiên Online - 21/1/2004
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to catwoman For This Useful Post:
1stLady (30-01-2009), khoaton (30-01-2009)
  #5  
Cũ 30-01-2009, 08:58 AM
catwoman's Avatar
catwoman catwoman vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Mới độ dáng xe
 
Tham gia ngày: Jan 2009
Đến từ: Bình Dương
Bài gởi: 160
Thanks: 122
Thanked 498 Times in 133 Posts
Biến số xe: 58A-1613
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới catwoman
Mặc định

ẤT DẬU 2005

Tết Ất Dậu ở TP.HCM: đầy đủ món ăn tinh thần

Từ ngày 3-2 (25 tết), các hoạt động mừng xuân đã bắt đầu tại thành phố mang tên Bác. Có thể nói người dân TP.HCM đã có một cái tết đầy đủ món ăn tinh thần.

Tết này hoa đủ chủng loại tràn ngập khu trung tâm thành phố. Các công viên lớn nhỏ đều trở thành chợ hoa. Hoa tại công viên 23-9 trải dài theo chiều ngang với nhiều khu hoa theo từng kiểu dáng, chủng loại khác nhau; trong khi tại Tao Đàn, toàn thể khu công viên được bao bọc bằng màu xanh.

Đường hoa Nguyễn Huệ tiếp tục là điểm đến gây nhiều thích thú. Đã có rất nhiều người dân thành phố lẫn người dân ở các vùng lân cận và các tỉnh tiếc nuối khi đường hoa đóng cửa vào tối mồng 2. Rất nhiều người mong đường hoa mở cửa thêm một hai hôm nữa để họ có cơ hội thưởng thức hơn 50 loại hoa với hơn 1.000 chậu được đưa về và thiết kế thành từng chủ đề riêng. Chủ đề dân dã Nam bộ năm ngoái được thay bằng “TP.HCM - phát triển và hội nhập” rực rỡ và đa dạng.







Đường hoa cũng là nguồn cảm hứng sáng tạo cho các tay ảnh. Đã có hơn 300 tác phẩm của 52 tác giả gửi về cuộc thi ảnh nghệ thuật “Đường hoa xuân”. Mồng 2, cuộc thi ảnh nghệ thuật “Đường hoa xuân” nhân Tết Ất Dậu 2005 đã khép lại với chiến thắng cuối cùng thuộc về Hoàng Chí Hùng (báo Sài Gòn Tiếp Thị) với tác phẩm Đường hoa xuân. Cuộc thi do Tổng công ty Du lịch Sài Gòn, Công ty Nhiếp ảnh TP.HCM và báo Tuổi Trẻ tổ chức.







Cặp bánh tét khổng lồ có kích thước và trọng lượng như cặp bánh tét đã được công nhận "kỷ lục Guinness thế giới" làm trong dịp tết năm ngoái (đường kính 0,8m; dài 3,5m; nặng 1.750kg). Mỗi đòn bánh sử dụng 700kg nếp, 120kg đậu xanh, 100kg thịt và khoảng 300kg lá chuối + dây buộc, với nhiên liệu gồm khoảng 80m3 củi, 100m3 nước và huy động 30 nhân công thực hiện.

Thời gian gói bánh và nấu bánh mất 56 giờ (48 giờ nấu bánh). Bánh được nấu chẵn cặp trong một lò nấu tự chế kích thước 1,6mx2,6mx5,5m; sau khi nấu, mỗi bánh có trọng lượng 2 tấn. Chất lượng bánh năm nay hơn hẳn năm ngoái.

Đêm giao thừa TP.HCM thêm sắc màu với những chùm pháo hoa lộng lẫy. Như mọi năm, pháo hoa được trình diễn tại bến Nhà Rồng. Cầu truyền hình cho thấy tại các thành phố lớn khác, pháo hoa cũng được thắp sáng khắp bầu trời Tổ quốc. Qui Nhơn là nơi mở đầu những loạt pháo hoa tưng bừng từ 23g30. Và cùng thời điểm giao thừa là pháo hoa nở tung tại Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ.

Hàng ngàn người dân tham dự lễ hội bánh tét - lễ hội được nhân dân TP.HCM mong đợi nhất. Lễ rước bánh tét đã diễn ra hoành tráng và rộn rã ngay trước Nhà hát TP trong không khí hào hứng được chiêm ngưỡng và thưởng thức cặp bánh tét VN đạt kỷ lục thế giới.

Từ 18g, đại lộ Lê Lợi dẫn về Nhà hát TP đã đông kín dòng người chờ xem đoàn xe rước bánh tét xuất hành từ công viên văn hóa Đầm Sen diễu hành qua thành phố. Đúng 18g15, hai xe chở cặp bánh tét tổ (bánh tét ông, bánh tét bà) đã có mặt tại điểm tập kết, công viên Quách Thị Trang.

Từng đoàn người mặc trang phục dân tộc với cờ lọng, chiêng trống, những thiếu nữ gánh hoa, những chiếc xích lô chở các chiếc bánh tét "con cháu", những chiếc xe kéo đầy sắc hoa, đoàn múa tứ linh với long, lân, qui, phụng... "hộ tống" cặp bánh tét tổ đến trước nhà hát.

19g50, chiếc bánh đầu tiên được cắt ra trong tiếng trống hội tưng bừng. Các gia đình, nhóm bạn... cùng nhau thưởng thức bánh tét tổ trong tiếng trống hội sôi nổi cùng những màn múa tứ linh đặc sắc và lễ hội xiếc trên đường phố đã trở thành nét văn hóa cổ truyền của Tết Nguyên đán VN ở thành phố trẻ.

Tuy các "món ăn" không mới hơn so với năm trước nhưng về hình thức, chủ đề và chất lượng đều khá hơn. Khu trung tâm được chặn xe và qui hoạch khá tốt để người dân có thể tản bộ du xuân, thưởng ngoạn các tác phẩm nghệ thuật và tham gia lễ hội. Mong có những ngày xuân yên bình như thế với nhiều món ăn tinh thần độc đáo, đặc sắc, đậm đà bản sắc dân tộc hơn nữa tại khắp mọi miền đất nước. (QUỲNH NGUYỄN)

Tuổitrẻ Online - 14/2/2006
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to catwoman For This Useful Post:
1stLady (30-01-2009)
  #6  
Cũ 30-01-2009, 09:10 AM
catwoman's Avatar
catwoman catwoman vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Mới độ dáng xe
 
Tham gia ngày: Jan 2009
Đến từ: Bình Dương
Bài gởi: 160
Thanks: 122
Thanked 498 Times in 133 Posts
Biến số xe: 58A-1613
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới catwoman
Mặc định

BÍNH TUẤT 2006

Đường hoa Nguyễn Huệ - Đá nảy lộc Xuân

Như một cô gái đẹp, cứ đến dịp Xuân về là đường Nguyễn Huệ lại khoác lên người một chiếc áo hoa mới để mừng Xuân. Dịp Tết Bính Tuất năm nay, đường hoa sẽ càng rực rỡ hơn với sự kết hợp của hoa và đá.



Sừng sững trước cổng đường hoa là những phiến đá to, mô phỏng chú chó “bản mệnh” của năm Bính Tuất, với lời chúc mừng xuân mới được khắc trên mình đá. Trên bãi cỏ xanh um, những chú chó đá ngồi xúm xít xung quanh như muốn dẫn lối mọi người vào đường hoa, vào một năm mới đầy niềm vui và hạnh phúc.



Ông Cao Lập, thành viên Ban tổ chức đường hoa, tâm sự, ông rất đắc ý với ý tưởng dùng hình tượng chó đá, một hình tượng rất quen thuộc trong văn hóa dân gian Việt Nam để mở màn cho con đường xuân. Và nhất là ý tưởng dùng hoa và đá làm hai chất liệu chính để trang trí cho đường hoa.



Hoa thì mềm mại, rực rỡ còn đá thì cứng cáp, gân guốc. Hai chất liệu tưởng không thể đi chung với nhau nhưng khi khéo léo phối hợp đã mang đến cho đường hoa sự trẻ trung, khỏe mạnh và tràn đầy sức sống như một ngầm ý chúc một năm mới an khang, thịnh vượng...

Riêng với khách tham quan, du ngoạn đường hoa cũng là bước vào một chặng đường khám phá và tìm về với những nét văn hóa của dân tộc. Thương làm sao những chiếc cối đá thô kệch khi xưa ngoại vẫn thường xay bột làm bánh cho đàn cháu thơ, nhớ làm sao những chiếc chum, chiếc vại, những hàng lu nước thẳng tắp đặt bên hiên nhà… Phía xa xa là bóng tre xanh, những chiếc vó nằm an nhiên bên ao nước, những bông lục bình thẫn thờ trôi, những thằng bù nhìn đứng trông cho lúa đơm bông…

Một nỗi “thương nhớ đồng quê” lại tràn về, đánh thức bao tình cảm sâu xa, tiềm ẩn tận trong đáy lòng, sâu trong ký ức những người con xa xứ. Khách bốn phương đến đường hoa để tìm về với quê nhà. Dân xứ Bắc lặng lẽ ngắm hoa đào đang khoe sắc ở phương Nam, người miền Trung chịu thương chịu khó thì tìm đến những quang gánh, những đồi cát để nhớ về dải đất trải dài theo đường bờ biển… Đường hoa còn là một bữa tiệc nghệ thuật thịnh soạn với những tượng điêu khắc đá, tượng gốm…

Đến từ mọi miền đất nước, gốm Phù Lãng, gốm Bình Dương, Vĩnh Long… cùng đua tài trong tiểu cảnh “Gốm và Xuân”, một “điểm mạnh” bên cạnh tiểu cảnh “Đá và Xuân” ở đầu đường. Giữa những điểm mạnh ấy là những vùng chuyển tiếp. Khách tham quan được đặt chân trên những vùng cát trắng, được bước lạo xạo trên những đoạn đường rải đầy sỏi, thủng thẳng trên những nhịp cầu…



Đặc biệt, tâm điểm của con đường là bùng binh “bát quái” Nguyễn Huệ, tiểu đảo giữa bùng binh được bao quanh bởi đàn chó bện từ dây rừng. Năm chú chó quay mặt ra năm hướng như để đón khách đến với đường hoa. Bên trên là hàng cờ phướn ngũ sắc tung bay trong gió xuân. Trong khoảng lặng đó, vang lên tiếng nước reo từ thác nước bên cạnh. Phố thị oi bức như mát mẻ, trong lành hơn. Và như thế bức tranh xuân đã được hoàn thành với đủ đầy “những thanh sắc của trần gian”.

Điểm nhấn lễ hội này thu hút được đông đảo du khách. Mọi người ùa vào tham quan đường hoa. Con đường rộng thênh thang vậy mà giờ lại không còn chỗ chen chân. Ai cũng muốn là người đầu tiên “xông đất” đường hoa. Các bạn trẻ thì giành nhau chụp hình. Bác Văn, nhà ở cư xá Thanh Đa nói: “Đây là dịp cả nhà sum họp, vui chơi với nhau. Tết năm trước, hễ ngày nào rảnh là tôi lại ra đây chơi. Năm nay chắc cũng sẽ như thế thôi vì đường hoa quá đẹp mà!”.

Còn cô Victoria, một khách Mỹ đến du lịch Việt Nam, thì cứ luôn miệng xuýt xoa “It’s very nice!” (“Đẹp quá!”). Cô cho biết, đây là lần đầu tiên đến với đường hoa và không ngờ TPHCM lại có một “thông điệp” quyến rũ như vậy mỗi khi xuân về.





(HẢI MINH)

Báo Sài Gòn Giải Phóng - 27/1/2006
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #7  
Cũ 30-01-2009, 09:20 AM
catwoman's Avatar
catwoman catwoman vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Mới độ dáng xe
 
Tham gia ngày: Jan 2009
Đến từ: Bình Dương
Bài gởi: 160
Thanks: 122
Thanked 498 Times in 133 Posts
Biến số xe: 58A-1613
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới catwoman
Mặc định

ĐINH HỢI 2007

Từ các hoạt động văn hóa tết ở TPHCM : Thêm 582 triệu đồng làm từ thiện

Sáng 22-2, Thường trực Ban Tổ chức Đường hoa Nguyễn Huệ thông tin đến Báo SGGP: Số tiền xu thu được từ Hồ chúc phúc trên Đường hoa Nguyễn Huệ (được tổ chức từ 28 đến mùng 3 Tết Đinh Hợi) lên đến 82,644 triệu đồng. Số tiền này sẽ được trao cho Hội Bảo trợ trẻ em tàn tật TPHCM.

Trước đó, ngay khi có chủ trương xã hội hóa kinh phí trong công tác bắn pháo hoa (TPHCM đã tiết kiệm trên 1,5 tỷ đồng và đã trao cho UBMTTQ TPHCM 1 tỷ đồng, trao cho huyện Cần Giờ 500 triệu đồng), Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn đã vận động trên 2 tỷ đồng từ các nhà tài trợ: Vạn Thịnh Phát, Pepsi, Kinh Đô, Ngân hàng ACB, Vinacapital… để thực hiện chương trình “Pháo hoa nhân ái”.

Sau khi trừ các chi phí, số tiền còn lại trên 500 triệu đồng cũng sẽ được trao cho UBMTTQ TPHCM để làm từ thiện.

Những hình ảnh :













(MINH ANH)

Báo Sài Gòn Giải Phóng - 23/2/2007
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #8  
Cũ 30-01-2009, 09:33 AM
catwoman's Avatar
catwoman catwoman vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Mới độ dáng xe
 
Tham gia ngày: Jan 2009
Đến từ: Bình Dương
Bài gởi: 160
Thanks: 122
Thanked 498 Times in 133 Posts
Biến số xe: 58A-1613
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới catwoman
Mặc định

MẬU TÝ 2008

Lễ hội Tết Mậu Tý tại TP.HCM với điểm nhấn chính là đường hoa Nguyễn Huệ đã kết thúc, nhưng những ấn tượng về một kỳ lễ hội hoành tráng, hấp dẫn vẫn còn đọng lại với nhiều người dân thành phố, cũng như nhiều du khách trong nước và quốc tế.

Khác biệt lớn nhất của đường hoa Nguyễn Huệ năm nay mà mọi người đều có thể nhận thấy là ngoài lễ hội đường hoa, cùng lúc chúng ta tổ chức nhiều sự kiện như: trang trí đèn ánh sáng trên đường phố, bắn pháo hoa, lễ hội bánh tét,... Chính sự kết hợp này đã tạo sinh khí chung cho lễ hội ở khu vực trung tâm thành phố. Trong những đêm diễn ra lễ hội, rất nhiều hình ảnh cả gia đình hai, ba thế hệ, ông bà, cha mẹ, con cháu, rồi du khách nước ngoài, Việt kiều... nô nức đi tham quan lễ hội với một không khí phấn khởi, vui tươi.

Tuổitrẻ Online - 14/2/2008

và đây là một số hình ảnh











Trả Lời Với Trích Dẫn
  #9  
Cũ 30-01-2009, 09:50 AM
catwoman's Avatar
catwoman catwoman vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Mới độ dáng xe
 
Tham gia ngày: Jan 2009
Đến từ: Bình Dương
Bài gởi: 160
Thanks: 122
Thanked 498 Times in 133 Posts
Biến số xe: 58A-1613
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới catwoman
Mặc định

Đường Hoa Nguyễn Huệ & Lễ hội Tết 2009 tại TP.HCM

Chiều ngày 10/12/2008, tại khu du lịch Văn Thánh, Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) đã tổ chức họp báo giới thiệu chương trình Đường Hoa Nguyễn Huệ & Lễ hội Tết 2009 tại TP.HCM với sự tham gia của đại diện ban tổ chức, các nhà tài trợ, phóng viên các cơ quan truyền thông.

Dịp Tết Giáp Thân 2004, dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, lần đầu tiên Đường hoa Nguyễn Huệ & Lễ hội Tết được thực hiện, tạo sự kiện văn hóa - du lịch độc đáo, ấn tượng cho cộng đồng nhân dân thành phố, bà con kiều bào cùng du khách trong và ngoài nước.

Liên tiếp trong 5 dịp Tết vừa qua, Lễ hội Tết ngày càng được tổ chức quy mô, chuyên nghiệp, đậm truyền thống văn hóa vui Xuân đón Tết của dân tộc Việt Nam, đồng thời chuyển tải được những thông điệp tích cực về sự năng động, phát triển hài hòa và bền vững của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung đến với bạn bè quốc tế.

Như đã thành truyền thống, Ủy ban nhân dân TP.HCM tiếp tục giao cho Saigontourist triển khai Đường Hoa Nguyễn Huệ & Lễ hội Tết tại trung tâm thành phố. Năm nay, trong bối cảnh khó khăn chung về kinh tế, Lễ hội Tết được được thiết kế phù hợp và thiết thực với tình hình. Theo đó, Lễ hội Bánh Tét theo phong cách biểu diễn nghệ thuật đường phố (trên đường Lê Lợi) với cặp bánh tét khổng lồ sẽ được thay bằng Ngày hội Bánh Tét với cuộc thi gói bánh Tét toàn thành phố và hàng ngàn bánh tét được chuyển tặng đến các mái ấm, nhà mở và các hộ nghèo tại tất cả các quận huyện.

Lễ hội Tết 2009 gồm 5 chương trình chính:

* Chương trình Phố tỏa sáng: thực hiện trang trí ánh sáng đèn các tuyến đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi và Đồng Khởi trong 2 đợt: dịp Tết dương lịch và Tết nguyên đán.

Trong dịp Tết dương lịch từ 18/12/2008 – 04/01/2009
Trong dịp Tết nguyên đán từ 18/01/2009 – 14/02/2009


* Đường Hoa Nguyễn Huệ: với chủ đề “Vững tin” nhằm tiếp nối tinh thần “Vượt sóng” của Đường Hoa 2008 (Một năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO), thể hiện sự vững vàng vượt qua những khó khăn do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế thế giới, hướng thành phố Hồ Chí Minh đến nền kinh tế phát triển ổn định.

Đường Hoa 2009 được trưng bày suốt trục đường Nguyễn Huệ phục vụ công chúng diễn ra trong 6 ngày, từ lúc 19g00 tối 23/01/2009 (28 Tháng chạp) đến 22g00 tối 28/01/2009 (mùng 3 Tết).

Đường hoa được phối âm thanh hài hòa, tôn vẻ đẹp không gian Xuân. Trước các khách sạn, Thương xá Tax và trên vỉa hè bố trí một số điểm café giải khát phục vụ khách tham quan; trưng bày nghệ thuật cắm hoa và tỉa củ quả. Tổ chức phố đi bộ sang đường Lê Lợi với một số nhóm diễn nhạc Flamenco, nhạc cụ dân tộc, trò chơi múa sạp…vào đêm kết thúc tối mùng 3 Tết, nhằm tạo điểm nhấn cho Đường hoa.

Để triển khai thi công, phục vụ công chúng và thu dọn được chu đáo, việc ngăn lưu thông xe sẽ được thực hiện như sau: ngăn xe lưu thông trên làn ô tô đường Nguyễn Huệ (từ đường Lê Lợi đến đường Tôn Đức Thắng) suốt thời gian thi công (từ 8g00 ngày 13/01/2009 đến 18g00 ngày 23/01/2009) và thời gian thu dọn (từ 22g00 ngày 28/01/2009 đến 06g00 ngày 29/01/2009). Ngăn toàn bộ lưu thông xe cả hai làn ô tô và gắn máy đường Nguyễn Huệ (toàn trục đường Nguyễn Huệ trở thành phố đi bộ) suốt thời gian Đường hoa phục vụ công chúng. Riêng đoạn đường Lê Lợi, từ Pasteur đến nhà hát Thành phố, sẽ ngăn xe lưu thông từ 18g đến 22g tối 28/01/2009 (mùng 3 Tết).

* Ngày hội Bánh Tét: gồm các sự kiện Hội thi nấu bánh tét, Lễ dâng cúng bánh tét cho Tổ tiên, chương trình trao tặng bánh tét cho các hộ nghèo và trẻ em tại Nhà mở.

Hội thi nấu bánh tét vòng loại diễn ra vào ngày 21/01/2009 (26 tháng chạp) tại tất cả các quận, huyện trên địa bàn Thành phố. Sau đó mỗi quận, huyện chọn tác phẩm đoạt giải nhất tham gia vòng chung kết diễn ra vào sáng ngày 22/01/2009 (27 tháng chạp) tại Công viên Văn hóa Đầm Sen. Cá nhân hoặc tập thể đoạt giải nhất sẽ được vinh dự thực hiện mâm bánh tét trong Lễ dâng cúng bánh Tét tại Đền thờ Vua Hùng (Thảo Cầm Viên), Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Tôn Đức Thắng vào sáng ngày 25/01/2009 (30 tháng chạp).

Ngày hội Bánh Tét còn bao gồm chương trình trao tặng hàng chục ngàn bánh tét cho các hộ nghèo tại tất cả các quận huyện và các cơ sở nhận bảo trợ xã hội thuộc TP.

Chương trình này nhằm phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn và tinh thần tương trợ, sẻ chia của nhân dân TP.HCM.

* Tổ chức bắn Pháo hoa đêm giao thừa: tại 6 điểm trong thành phố vào lúc 24g00 ngày 25/01/2009 (30 tháng chạp).

* Trang hoàng Mặt phố Tết và Biểu diễn Doorshows: từ ngày 23/01/2009 – 28/01/2009 (28 tháng chạp đến mùng 3 Tết) tại mặt tiền các đơn vị thuộc hệ thống Saigontourist. Bên cạnh đó, Ban tổ chức cũng kêu gọi các công sở, hộ dân tại mặt tiền các đường trung tâm diễn ra lễ hội trang trí đón Tết nhằm góp thêm phần sinh động cho Lễ hội.

Các doanh nghiệp đã đồng hành cùng Saigontourist trong việc tài trợ và tham gia chương trình đầy tính nhân văn này gồm:

Nhà tài trợ đặc biệt: Công ty cổ phần Đầu tư Vạn Thịnh Phát (liên tục là Nhà Tài Trợ Đặc Biệt cho nhiều chương trình thuộc Lễ hội Tết suốt 3 năm qua). Các nhà tài trợ chính: PepsiCo (liên tục tài trợ chính cho Đường Hoa Nguyễn Huệ kể từ năm đầu tiên - 2004), Công ty cổ phần Đầu tư An Đông, Công ty cổ phần Đầu tư Thời Đại (Timesquare), Công ty XNK Liên Thái Bình Dương (Imex Pan Pacific), Công ty Thời trang & Mỹ phẩm Duy Anh, Công ty Cổ phần quốc tế C&T. Đồng tài trợ: Công ty DVDL Phú Thọ, Công viên Văn hóa Đầm Sen, Làng Du lịch Bình Quới, Công ty DL Thiên Thanh.

Trưởng Ban Chỉ đạo Lễ hội Tết Kỷ Sửu 2009: ông Nguyễn Thành Tài, Phó chủ tịch thường trực Ủy Ban Nhân dân TPHCM.
Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội Tết Kỷ Sửu 2009: ông Trần Hùng Việt, Phó Tổng giám đốc Saigontourist.

* Trang Web Lễ hội Tết: www.duonghoanguyenhue.com
* Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn: 23 Lê Lợi, Q.1, TP.HCM, ĐT: 38 225887, email: saigontourist@sgtourist.com.vn, website: www.saigon-tourist.com


Các hình ảnh đường hoa Nguyễn Huệ 2009











Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to catwoman For This Useful Post:
tunbo (30-01-2009)
  #10  
Cũ 30-01-2009, 09:54 AM
catwoman's Avatar
catwoman catwoman vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Mới độ dáng xe
 
Tham gia ngày: Jan 2009
Đến từ: Bình Dương
Bài gởi: 160
Thanks: 122
Thanked 498 Times in 133 Posts
Biến số xe: 58A-1613
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới catwoman
Mặc định

Kính thưa các loại trâu









Ngày và đêm





www.duonghoanguyenhue.com

thay đổi nội dung bởi: catwoman, 30-01-2009 lúc 09:56 AM Lý do: update
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 5 Users Say Thank You to catwoman For This Useful Post:
cd50benly (30-01-2009), khoaton (30-01-2009), mandalat (30-01-2009), thehuy (02-02-2009), tunbo (30-01-2009)
Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 
Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quuyền Hạn Của Bạn
Bạnkhông thể tạo chủ đề
Bạn không thể gửi Trả lời
Bạn không thể gửi Đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của bạn

BB code thì Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 02:56 PM.


Powered by: vBulletin v3.x.x Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.