Trở lại   HOANGTUDEN CD CLUB > CD BENLY VÀ CÁC LOẠI XE KHÁC > Thông tin chung về xe CD

Chú ý

Thông tin chung về xe CD Mọi thông tin về đời xe, xuất xứ và các thông tin liên quan khác

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Cũ 20-12-2007, 09:42 AM
khoaton's Avatar
khoaton khoaton vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Độ về xe zin
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: HCMC
Bài gởi: 1.706
Thanks: 1.837
Thanked 4.021 Times in 674 Posts
Biến số xe: 52Z5-0508
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới khoaton
Mặc định Một số bài viết về xe CD

“Hoàng tử đen” và những khúc biến tấu

(Dân trí) - Sự ra đi lặng lẽ của Honda CD Benly nổi danh với tên gọi “Hoàng tử đen” thời đầu những năm 90 ít ai biết đến. Nhưng sự trở lại của CD lại khiến không ít người ngỡ ngàng, bởi lẽ, không còn dáng dấp chân quê thủa nào, làn sóng ngầm sôi sục của những đam mê đã khoác cho CD đủ mọi “sắc áo”, từ BMW đến Indian, Harley-Davidson...

Honda CD Benly 125T là mẫu xe côn tay, trang bị động cơ 2 xi-lanh đứng, dung tích 124cc, công suất 10,73 mã lực, 4 hoặc 5 số tròn (tuỳ năm sản xuất). CD Benly chủ yếu được nhập vào Việt Nam qua cảng Hải Phòng thời đầu những năm 90 và đa phần là xe cũ, sản xuất trong khoảng 1987 đến 1995. Ban đầu, Benly được đón nhận rất nồng nhiệt, và được xem là mẫu xe thời thượng nên có giá rất cao, từ 2500 đến 3200USD/chiếc.

Sau một thời gian có mặt trên thị trường, Benly bắt đầu bộc lộ những nhược điểm khiến nó không thể là chiếc xe của mọi nhà: cồng kềnh, trọng lượng lớn (130kg), vận hành không linh hoạt (mô-ment xoắn thấp 9,8Nm@6000 vòng/phút). Đến năm 1998, giá Benly “rơi” thảm hại, một chiếc xe còn “long lanh” có giá chỉ trên 1000 USD. Và có vẻ như số phận Benly lưu lạc ở Việt Nam đã được định đoạt, CD dạt về vùng sâu thế chân những chiếc Simson, Babetta già cỗi, số ít may mắn hơn theo chân “cò xe” lên đường Nam Tiến. Nói may mắn vì thời điểm này Sài Gòn đã nhen nhóm phong trào “biến” Benly thành các loại xe cổ, nên những chiếc Benly ở đây sẽ không phải gánh vác công việc nặng nhọc của những Simson, Babetta, như đồng loại đã ở lại các tỉnh phía Bắc.

Bẵng đi mấy năm...
Khoảng 2002, CD Benly 125T bắt đầu quay trở lại, tuy không phải là chiếc xe cho tất cả moị người. Nhưng với dân chơi xe thì Benly lại là một lựa chọn tốt. Đồ đạc phụ tùng chắc chắn bền bỉ, dáng xe đậm chất nam tính, mang hơi hướng thiết kế xe của những năm 70. Tuy nhiên, bằng lòng với những gì sẵn có thì đã chẳng phải dân chơi xe.

Đi đầu trong việc thay da đổi thịt cho CD Benly là các tay chơi Sài Gòn. Xe của các “anh Hai” thường được “dọn” rất chu đáo và có hơi hướng khá cực đoan. Không chỉ là lắp thêm đồ chơi hay sửa đổi về mặt hình thức, xe của họ thường được “hạ khung”, tức cắt bỏ phần khung chịu lực dưới bình xăng, hạ thấp chỗ ngồi, làm lại giảm xóc sau. Khung xe thì đa phần được “độ chế” theo kiểu BMW R25 của những năm 50, còn chắn bùn thì rất đa dạng, xe thì to theo kiểu xe Indian, xe to kiểu Harley, thậm chí có những kiểu chỉ có chủ nhân mới hiểu được chúng có xuất xứ từ đâu.

Yên xe có giá đèo hàng của Benly có vẻ “quê mùa” nên cũng thường được thay bằng các loại yên như kiểu xe đạp hoặc kiểu có lò xo như Vespa cổ. Xe của giới chơi Hà Nội bớt phần cực đoan hơn, khung xe thường được giữ nguyên, chỉ có chắn bùn, ghi-đông, đèn, hay những chi tiết không chịu lực mới được thay thế. Thay chắn bùn khác, to hơn, bề thế hơn, thậm chí...xấu hơn, nhưng chả sao, mỗi người một quan niệm riêng về cái đẹp.

Thùng xăng được gò laị hay thay của xe khác, tất cả đều được chấp nhận nếu như chúng có thể đựng được xăng. Thùng xăng có hình giọt nước là được ưa chuộng hơn cả, tuy nhiên, cũng có năm bảy loại, to nhỏ, ngắn dài đều do chủ nhân quyết định. Ghi đông xe cũng thường được thay bằng các kiểu rộng hơn hoặc cao hơn tuỳ hứng chủ nhân.

Hệ thống đèn pha, đèn hậu, đèn tín hiệu cũng được thay mới. Đầu đèn pha được chuộng nhất cho CD “độ” hiện nay là của xe Izh hoặc xít đờ ca Ural M67 đời cũ (cả Ural và Izh đều là xe của Liên Xô cũ) do kiểu đèn này có thiết kế cổ điển giống của BMW, DKW, Zundapp...những năm 50. Đèn hậu, đèn xi-nhan, lựa chọn số 1 của các tay chơi là đèn của xe GAZ 69 (Liên Xô cũ), nếu không, đèn...xe đạp Mifa, Phượng Hoàng cũng là lựa chọn không tồi trong mắt dân chơi.

Một bộ phận khác cũng được cánh chơi xe để tâm đến đó là hệ thống xả. Các ống xả cũ được đem đi cắt bỏ chỉ còn lại phần cổ xả. Với cổ xả này thì các “nghệ sĩ cơ khí” tha hồ phóng tác, chỉ cần hàn thêm đoạn giảm thanh với hình thức do chính chủ nhân...thiết kế là sẽ có một cặp xả ấn tượng. Vì thế mới sinh ra đủ kiểu ống xả, kiểu đuôi cá chép ngược, cá chép xuôi , kiểu Harley...Thậm chí có kiểu chỉ là một đoạn ống nước hàn vào cổ xả!

Xe của tất cả các tay chơi từ Nam chí Bắc đều không tuân thủ một quy chuẩn nào về mặt hình thức, miễn sao chủ nhân thấy đẹp. Xe đẹp trong mắt chủ nhân, trong mắt bạn hữu, dẫu có chút “nghịch mắt” với đa phần mọi người nhưng với họ - những người chơi xe đầy cá tính - những chiếc CD Benly mang đậm dấu ấn chủ nhân này không còn là những chiếc xe vô tri, vô giác, chúng như những sinh linh bé nhỏ nhưng đã mang đến cho họ một góc nhỏ êm đềm để bay bổng với những đam mê phía sau một cuộc sống đời thường vội vã. Xe chơi mà....

Kar
Ảnh do Amateur/diễn đàn SaigonCdclub cung cấp

http://www1.dantri.com.vn/otoxemay/2006/11/155361.vip
__________________
Nhìn CD vẫn còn thèm làm sao...là sao....
To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
Cho chừa cái tội.....

thay đổi nội dung bởi: wonghong, 27-11-2008 lúc 08:12 AM
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to khoaton For This Useful Post:
1stLady (17-06-2009)
  #2  
Cũ 20-12-2007, 10:27 AM
khoaton's Avatar
khoaton khoaton vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Độ về xe zin
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: HCMC
Bài gởi: 1.706
Thanks: 1.837
Thanked 4.021 Times in 674 Posts
Biến số xe: 52Z5-0508
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới khoaton
Mặc định Re: Một số bài viết về xe CD

HONDA BENLY – Niềm đam mê

Đã từng có thời chiếc Honda CD là niềm mơ ước của mỗi một chàng trai mới lớn. Được làm chủ một chiếc “Hòang tử đen” là cả một sự kiêu hãnh, là các thể hiện “đẹp” nhất tính “đàn ông” của mình. Chơi xe Benly đã trở thành thú vui và sự đam mê của rấr nhiều, rất nhiều người.

Có lẽ ít ai biết được về sự ra đời của những chiếc Benly đầu tiên như thế nào. Có thể viết rất dài về lịch sử của dòng xe nổi tiếng này, nhưng một cách ngắn gọn thì thật ra, thời điểm xuất hiện Benly chính là từ khi hãng Honda bắt đầu sản xuất các mẫu xe máy hạng “Business” dành cho việc chuyên chở thực phẩm, cho nhân viên bưu điện… Từ năm 1974 Honda tung ra dòng xe Benly CD50/90 gắn động 4 thì 1 xi-lanh nằm ngang. Còn sau đó trên mẫu Cd125T Benly được gắn động cơ 4 thì 2 xi-lanh, khởi động điện. Theo dòng chảy xe máy, Benly vào Việt Nam từ đầu những năm 90. Không ồn ào như “anh em” của mình, nó lặng lẽ nhưng cũng nhanh chóng tìm kiếm “chổ đứng” riêng cho mình. Quả là thú vị khi bây giờ ngắm nhìn dòng xe chảy trên đường Hà Nội, thỉnh thỏang bắt gặp chiếc Benly mang chút cổ kính, trầm ngâm như mạnh mẽ, nam tính. Dường như cảm nhận về Benly là cảm nhận chung của những người sở hữu nó. CD Benly du nhập vào Việt Nam không phải là phổ biến, mỗi đợt không nhiều hơn trăm chiếc, bởi vậy đối tượng sử dụng nó cũng không đa dạng. Chủ nhân của những chiếc xe này phần nhiều là “dân” nghệ sĩ.

Một giảng viên trường ĐH Mỹ Thuật không che đậy niềm thích thú được nói về “con” xe yêu quý của mình với chúng tôi. Các bạn của anh cũng thích Benly ở vẻ nam tính, một cái gì đó giống mọi người, nhưng cũng khác tất cả mọi người. Họ đều tạo cho chiếc xe có dấu ấn của riêng mình. Với những bàn tay tài hoa của dân mỹ thuật, mỗi chiếc xe đều có phong cách riêng theo sở thích của từng người. Có chiếc xe thể hiện sự dữ dằn, hung tợn, có chiếc lại thể hiện sự trầm ngâm, suy tư, có chiếc ngổ ngáo, kềnh càng, có chiếc lại hiền lành, không thô kệch. Xe Benly là như vậy. Nó thể hiện tính các và sở thích của chủ nhân. Chiếc xe màu đen tuyền và bộ khung máy đồ sộ cho người ta một cảm giác chiếc xe chỉ dành riêng cho những chàng trai có cá tính.

Đơn cử như trong trong những chiếc Benly của một nhóm bạn trẻ mà chúng tôi tiếp xúc, chiếc xe của Khoa là đặc biệt nhất. Cũng chẳng có gì lạ bởi anh đã tốn rất nhiều công sức cho chiếc xe của mình. Khác với những người bạn trong nhóm, Khoa không thích làm đẹp cho chiếc xe bằng những vật trang trí gắn thêm đơn thuần mà quyết định tự mình làm tất cả. Với bàn tay tài hoa, chỉ một vài thay đổi nho nhỏ đã làm “con” Benly CD125T nổi bật hẳn so với “chúng bạn”. Để có được kiểu dáng như ý, nhiều khi anh phải làm mô hình bằng giấy bồi trước khi bắt tay vào làm thật. Và công sức của anh đã được đền đáp. Tất nhiên, tuy có rất nhiều ý tưởng độc đáo nhưng Khoa đã phải từ bỏ vì sợ sẽ làm giảm đi sự dũng mảnh vốn có của chiếc xe CD125T.

Benly được xếp vào lọai hàng “hiếm” vì cho đến nay, người ta không nhập lạoi xe này nữa. Lọai xe hiếm này cũng gây không ít rắc rối cho chủ nhân của nó trong việc chăm sóc. Mỗi lần nó “dở chứng” thì khá là mệt vì chẳng tìm đâu ra phụ tùng thay thế, lại phải đi “thửa” hoặc đặt hàng từ nước ngòai. Kể ra cũng khá kỳ công nhưng họ vẫn cảm thấy rất thích thú vì được chăm sóc “con” xe yêu quý của mình. Dù sao, đó cũng là một thú vui đầy cá tính. Và hòan tòan có thể ở Việt Nam sẽ xuất hiện một câu lạc bộ Benly đễ những người như Khoa có thể gặp gỡ, chia xẻ niềm đam mê chung của mình về những chiếc Benly mạnh mẽ và nam tính…


Bài viết của Ngọc Sơn
Tạp chí XE VÀ ĐỜI SỐNG
Số tháng 3/2003
__________________
Nhìn CD vẫn còn thèm làm sao...là sao....
To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
Cho chừa cái tội.....
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to khoaton For This Useful Post:
1stLady (21-04-2010)
  #3  
Cũ 23-12-2007, 01:13 PM
duyanhpt's Avatar
duyanhpt duyanhpt vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Độ về xe zin
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Phan Thiết
Bài gởi: 1.032
Thanks: 266
Thanked 1.800 Times in 385 Posts
Mặc định Re: Một số bài viết về xe CD

Dân chơi CD 125

Nhìn những chiếc xe CD 125 màu đen chạy trên đường phố, không ít người nghĩ rằng chủ nhân của nó phải là những người mê tốc độ. Nhưng trong thực tế, nhiều người mê loại xe này chỉ vì thích độ bền và ngoại hình mạnh mẽ của nó. Hơn nữa, đây cũng là loại xe có thể "độ" lại để cho giống phong cách của những chiếc BMW quý hiếm.


Vẻ nam tính và bền bỉ của CD 125.
Thấy trên chiếc xe mình yêu thích có dòng chữ CD 125 Benly, anh Phạm Tấn Thanh, 29 tuổi, chủ tiệm sửa xe ở đường Bình Quới, quận Bình Thạnh liền đặt tên ở nhà cho con trai của mình là Benly. Nổi tiếng với tài chuyên "trị bệnh" cho các loại xe CD, anh cho biết đây là loại xe trông rất nam tính, có xuất xứ từ Nhật, dễ sửa chữa nhờ có nhiều phụ tùng thay thế hoặc có thể xài "đồ chế". Căn cứ vào số lượng xe chạy trên đường và được đem đến sửa chữa ở tiệm của anh, có thể ước tính ở TP HCM hiện có khoảng 60-80 chiếc CD, phần lớn là đời năm 1992 và 1993.

Về giá xe trên thị trường, anh Thanh cho biết thêm: "Cách đây 7-8 năm, tôi mua một số chiếc loại này ở Vũng Tàu và đem về bán sang tay với giá khoảng một cây rưỡi vàng. Còn hiện nay, xe có giá trung bình từ 18-32 triệu đồng tuỳ chất lượng và năm sản xuất".

Là người được vợ thông cảm và ủng hộ khi chơi xe CD, anh Thanh khoe với Cẩm Nang Tiêu Dùng: "Sắp tới, tôi dự định sẽ trình làng một chiếc không đụng hàng với ai vì có tới hai bình xăng con và đầu đèn nhờ mua từ Singapore". Trò chuyện với chúng tôi, chị Lan, vợ của anh thừa nhận thỉnh thoảng cũng có "chạy ké" xe của chồng, dù không mê lắm. Còn đứa con trai 1 tuổi của họ thì rất khoái chí khi được bố chở đi chơi bằng xe CD. Chị nói vui: "Tối nào không được chở đi chơi là cháu cứ đòi và khóc hoài. Biết đâu chừng sau này nó còn ghiền chơi xe hơn cả bố!".

Mê xe giả cổ hơn… vợ



Từng bị buộc tội mê xe CD hơn mê vợ là trường hợp của anh Vũ Quyết Thắng, 38 tuổi, ngụ ở Thủ Đức. Anh kể chuyện thật mà như đùa: "Lúc mới cưới vợ, do quá mê mày mò tháo ráp xe nên có lần vợ tôi cằn nhằn đòi giăng mùng cho tôi ngủ chung với xe. Còn bây giờ thì tình hình đã không còn căng thẳng như trước, vì đi đâu chơi xa tôi hay rủ vợ theo cùng". Đặc biệt, khi nhắc đến đứa con trai của mình, anh nhận xét: "Tôi thấy cháu cũng tuổi, nhưng cháu đã ngồi xe với ba mẹ đi du lịch ở Nha Trang, Đà Lạt…".

Giải thích về nguyên nhân mê chơi xe CD, anh Thắng cho biết: "Loại xe này có dáng cổ điển, giá cả tương đối dễ chơi và không "giở chứng" giữa đường như Vespa. Hơn thế nữa, vì được mệnh danh là "nồi đồng cối đá" nên đối với những chiếc xe còn "ngon" thì người chơi có thể đi du lịch xa, thậm chí làm một chuyến xuyên Việt nếu thích. Bằng chứng là có nhiều lần tôi đã chạy từ TP HCM đi Bình Định, Pleiku, Đà Nẵng, Huế… mà không gặp sự cố gì".

Cũng theo lời anh Thắng, chiếc CD đời 1979 anh sử dụng khoảng 9 năm nay hiện có giá hơn 50 triệu đồng nhờ được thay toàn đồ xịn. Cứ thấy món đồ nào đẹp hơn, tốt hơn và bảo đảm an toàn giao thông là anh mua về thay ngay. Còn về bề ngoài của xe, anh không thích xi bóng loáng như một số chiếc khác vì cho rằng sẽ "mất nét". Trong tương lai, anh ao ước: "Chơi xe cũng là một thú vui lành mạnh nếu không đua xe, lạng lách, nẹt pô… Phải chi ở trung tâm thành phố có một nơi rộng rãi cho phép đậu xe thoải mái để nhiều người, trong đó có du khách nước ngoài đến chiêm ngưỡng xe thì… sướng biết mấy!".

Phải lòng "hoàng tử đen"



Phụ nữ cũng mê CD 125.

"Lần đầu tiên ngắm những chiếc xe màu đen này, em đã thấy hay hay. Hơn nữa, trong những chuyến đi chơi xa, em cảm thấy mạnh mẽ hơn trước những khó khăn, thử thách chứ không còn yếu đuối như lúc ở nhà". Trần Nguyễn Tuyết Trinh, 24 tuổi, nhân viên thu ngân tại một khách sạn ở TP HCM đã vui vẻ cho biết như thế.

Chỉ mới chơi xe khoảng 8 tháng nay, Trinh tâm sự: "Em mua chiếc CD đời 1978 này với giá 10 triệu đồng và sau đó tốn thêm khoảng 7 triệu để làm mới lại. Vì muốn nhìn đỡ "ngầu" hơn, em đã nhờ thợ thiết kế yên xe nhỏ lại để phù hợp với trọng lượng của em. Lúc mới đem xe về nhà, vì sợ bị gia đình rầy la nên em nói đó là xe của bạn cho mượn và sau đó là… xe của bạn bán lại giá rẻ. Mãi về sau này, khi gia đình đã hiểu và thông cảm thì em mới dám nói thiệt đó là xe mua".

Theo Trinh, với nhịp sống năng động ngày nay, người con gái cũng cần phải được đối xử công bằng như… con trai. Dù là người nữ duy nhất trong nhóm chơi xe, nhưng Trinh thật sự thích các anh xem mình như là một thành viên bình thường. Vì đã lỡ mê loại xe này nên Trinh vẫn phải chịu đựng lời ra tiếng vào: nào là con gái ai mà đi xe này, con gái mà đi xe này chắc "quậy" dữ lắm.

Ngoài ra, còn một điều khó khăn nữa là do không rành về máy móc nên nhiều khi bị xe "hành", Trinh phải nhờ mấy anh trong nhóm đến giúp. Khi được hỏi về ý định đổi xe, Trinh thành thật nói: "So với những chiếc xe của mấy anh trong nhóm thì chiếc của em chỉ ở mức tàm tạm thôi. Vả lại, xe người ta đi 5 số trước, còn xe em đi 1 số trước 4 số sau nên phải chịu khó móc số lên, có lúc bị vọp bẻ cứng cả chân. Nhiều khi em cũng muốn tìm mua một chiếc khác chạy ngon hơn, nhưng lại phân vân vì chưa nỡ rời xa nó. Một vài người bạn nói đùa chắc em có số "sát xe" vì chăm sóc xe thì ít, mà đi xe thì nhiều. Vừa rồi, em đã xin bố mẹ đi Đà Lạt cùng 3 người bạn. Tuy xe không "ăn vạ" giữa đường, nhưng khi về đến nhà thì xe bị chảy xăng nhiều quá. Vì muốn tự lập nên em đã thử tháo pô và bình xăng lớn ra để sửa chữa, nhưng cuối cùng đã lỡ làm gãy chỗ mối hàn. Thiết nghĩ, đấy vẫn là điểm yếu của phụ nữ có sở thích chơi xe như em".

"Già làng" có số… chơi xe

Anh Đoàn Văn Định, 45 tuổi, nhà ở đường Hoàng Văn Thụ, quận Tân Bình là một trong những người lớn tuổi và chơi xe CD lâu năm nhất trong nhóm. Hơn nữa, anh cũng có một thành tích đáng nể: từng sử dụng hơn 20 chiếc xe loại này, tuy bây giờ chỉ còn sở hữu một chiếc duy nhất đời năm 1992 trị giá khoảng 35 triệu đồng. Dù hiện là giám đốc một xí nghiệp may tại TP HCM, nhưng anh Định thích được chia sẻ niềm đam mê cùng bạn bè, không phân biệt nghề nghiệp, tuổi tác.

Anh Định cho biết: "Tôi mê đi xe CD 125 từ trước năm 1990, bởi độ bền và những đường nét độc đáo của nó. Chiếc xe mà tôi mới nhường lại cho anh em trong nhóm gần đây nhất chính là chiếc có hai cái bửng, được sản xuất vào năm 1997. Đối với tôi, chơi xe không phải để đua mà là để chiêm ngưỡng vẻ đẹp vốn luôn bền bỉ với thời gian". Trước đây, vì ít thấy ai chơi loại xe này nên anh Định chỉ chơi một mình. Những lúc buồn, anh thường lấy xe ra chở vợ đi dã ngoại hoặc tìm đến những khu du lịch mới. "Bây giờ, khi đã gặp được nhiều người hợp ý và cùng sở thích, tôi cảm thấy vui hơn", anh nói thêm. Hơn nữa, cũng nhờ có sân chơi này mà những thành viên mới gia nhập nhóm có thể dễ dàng trao đổi và tìm hiểu thông tin về giá cả, nơi sửa chữa xe.
__________________
Thiên hạ rộng lớn còn đường là ta còn đi


To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to duyanhpt For This Useful Post:
1stLady (21-04-2010)
  #4  
Cũ 23-12-2007, 02:53 PM
jimmy nguyen's Avatar
jimmy nguyen jimmy nguyen vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Rao bán xe
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Sài gòn
Bài gởi: 6.551
Thanks: 9.266
Thanked 18.444 Times in 2.826 Posts
Biến số xe: 0292
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới jimmy nguyen
Mặc định Re: Một số bài viết về xe CD

Hì, mấy bài này xưa quá rồi vả lại viết theo kiểu "báo" quá, k sát thực tế lắm, thiết nghĩ không cần đăng lại....
__________________

To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
Xe nào cũng là xe, xe... cũng là xe!
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to jimmy nguyen For This Useful Post:
radeon (15-06-2009)
  #5  
Cũ 23-12-2007, 04:18 PM
gauden's Avatar
gauden gauden vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe mất zin hoàn toàn
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Hochiminh
Bài gởi: 706
Thanks: 20
Thanked 204 Times in 70 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới gauden
Mặc định Re: Một số bài viết về xe CD

"Ra đường thấy cánh hoa rơi
Hai tay nâng lấy, cũ người mới ta" mà anh Chim!
__________________
Sống có bao lâu, vui vui, buồn buồn...
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to gauden For This Useful Post:
cuabien (15-06-2009)
  #6  
Cũ 15-06-2009, 09:26 AM
khoaton's Avatar
khoaton khoaton vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Độ về xe zin
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: HCMC
Bài gởi: 1.706
Thanks: 1.837
Thanked 4.021 Times in 674 Posts
Biến số xe: 52Z5-0508
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới khoaton
Mặc định CHƠI MÔ TÔ

-Nông Huyền Sơn – Hồ Xuân Dung-

Khi kinh tế gia đình thoải mái, không còn lo nghĩ đến cơm áo gạo tiền nữa, người ta thường nghĩ đến một thú chơi nào đó để hưởng thụ kiếp người. Gọi là hưởng thụ kiếp người nhưng nhiều tay lại rất vất vả với cái thú của mình. Vậy mà họ vẫn khoái.
Chơi mô tô cũng là một cái thú không kém phần ... hành xác.


TỪ SIÊU ĐẾN VUA…

Trước khi chính phủ cho phép nhập mô tô phân khối lớn dành cho cá nhân vào Việt Nam, đất nước ta đã có sẵn một lượng xe mô tô loại “khủng” hơn 10.000 chiếc trải dài từ Nam chí Bắc. Điều đó cho thấy, Chính phủ không cho phép nhập, người ta vẫn tìm cách này hay cách nọ để sở hữu một “con”. Không những sở hữu được một “con khủng”, mà họ còn đường hoàng chạy khắp các nẻo đường đất nước dưới cái mác “liên đoàn xe đạp xe đạp mô tô”.

Năm 2006, sau khi chính sách cho nhập xe mô tô phân khối lớn có hiệu lực, như niềm khao khát đã tích tụ từ lâu có dịp bùng phát, ngay lập tức, một tay chơi ở miền Bắc tậu liền một con God Wing 500 phân khối còn gọi là Wing “voi”, với giá gần tỷ bạc. Chiếc xe này trở thành “vua mô tô xứ Bắc” và được chạy dẫn đầu đoàn xe mô tô diễu hành trong dịp lễ APEC, hội nghị ASEAN ở Hà Nội. Ngay sau đó, một tay chơi Sài Gòn tậu một con God Wing để dành đi…uống cà phê khiến dân chơi xe mô tô sôi sùng sục. Sôi hay nguội thì cũng không đủ tiền để sờ tay vào 2 con siêu mô tô, các tay chơi khác đành tự an ủi bằng cách tậu những con Ducati (xe đua) hơn 650 phân khối để ngoặc sang một “nhánh” chơi khác: Trường phái biểu diễn. Tuy ít tiền hơn loại xe God Wing nhưng một con HM Race cũng không rẻ, giá “đập thùng” từ 20.000 USD trở lên.

Với những người “ngoại đạo”, không thể phân biệt được chiếc mô tô nào là “siêu” hay “vua”. H. – Một tay chơi mô tô Hà Thành cười ruồi: “Phân khối lớn, xe mới nhập hay model mới chưa chắc là siêu mô tô. Giá cả mới quyết định. Có những con xe sản xuất từ thời thượng cổ nhưng giá cả ngất trời, dân chơi vẫn xem là xe vua”.

Theo ý kiến của hầu hết dân chơi xe, giá xe không phụ thuộc vào năm sản xuất hay hãng sản xuất mà phụ thuộc vào “lý lịch”. Chiếc Harley Davidson có tên là Fat Boy tức “thằng bư”, sãn xuất năm 1999 có giá ở Mỹ là 18.000 USD nhưng một tay chơi ở Phú Nhuận lại bỏ ra gần 30.000 USD để sở hữu. Tay này bỏ thêm 10.000 USD để “rì mốt” và tự nhận con xe thành Roat King (vua đại lộ). Bây giờ, nếu xin nhượng lại, chắc chắn chủ xe sẽ kêu giá từ 40.000 USD trở lên là cái chắc! Chiếc này có đến 1.400 phân khối, tốc độ tối đa trên 220km/giờ. Chỉ riêng cái khoản bộ đèn pha, chủ nhân cũng phải chi 2000 USD để được lắp đồ chính hãng .

Còn chiếc BMW RII sản xuất nằm 1931 do một thống đốc Pháp mang vào Việt Nam từ trước cuộc Cách mạng tháng tám đã trở thành huyền thoại và được dân chơi xe tranh cãi không ít.

Chiếc xe này có nhiều đặc điểm đặc dị như: Thắng chân bằng gót chứ không bằng mũi chân; võ mô bin bằng thủy tinh trong suốt có thể nhìhn thấy máy móc bên trong; Dáng dấp thì giống chiếc xe đạp; Không đén xi nhan, không phuộc nhún mà sử dụng nhíp. Theo sử miệng thì chiếc xe này được một quan toàn quyền Pháp mua năm 1937 và mang vào Việt Nam năm 1938 với biển số IJ 269. Sau chiến thắng Điện Biên phủ, chiếc xe này được Chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trưng dụng và mang biển số BMT 001. Sau đó, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh – cán bộ Ty Thủy lợi Nam Hà mua và sở hữu. Chiếc xe sang tay vài người, khi đến ông Khuê thì được trích lục “bản khai sinh”. Ông Khuê đã gởi thư sang hãng BMW để xin trích lục hồ sơ gốc và đã được đáp ứng. Hãng BMW đã gởi toàn bộ hồ sơ gốc đầy đủ về chiếc xe cho ông Khuê. Kể từ đó, chiếc xe trở thành “vua”.

Đến đây – sau năm 1975 - chiếc BMW “thống đốc” có 2 dị bản gây tranh luận. Có người cho rằng ông B. – Một tay “cò” mua bán mô tô đã cất công ra tận Hà Nội săn lùng chiếc “thống đốc” mang về Sài Gòn nhưng một tay chơi mô tô ở Cần Thơ lại khẳng định, chính ông Th. – Một đàn anh trong giới mô tô Tây Đô ra tận đất Hà Nội để mang “em nó” về để làm của chứ không bán. Ông Th. vốn là dân trí thức, giàu có “gốc ba đời”, lại là đại diện một tổ chức liên lạc Việt Kiều, khi gặp một món đồ quí, chỉ mua vào chứ không bán ra. Nhưng “Ví thử đường đời bằng phẳng cả, anh hung hào kiệt có hơn ai”, ông Th. bị một vụ án oan, sạt nghiệp, phải rứt ruột chia tay với chiếc BMW “thống đốc”, bán cho ông L.H.D..

Còn ông B. thì khăng khăng chính mình là người phát hiện và ra tận Hà Nội ỉ ôi xin mua và đem chiếc BMW “thống đốc” về Sài Gòn và “nghe năn nỉ quá mới bán”. Chắc chắc, chiếc xe “thống đốc” này sẽ còn xảy ra nhiều tập ly kỳ cho thế hệ dân chơi xe mai sau. Bởi, hiện nay, nó đã được chủ nhân “rì tút” toàn bộ phụ tùng chính hãng BMW và có giá ở trên trời.

Một tay chơi ở quận 8, tp. Hồ Chí Minh (không muốn nêu tên) sở hữu hơn chục chiếc mô tô, trong đó có một chiếc Harley 900 phân khối sãn xuất từ năm 1956 cũng được xem là “vua”. Chiếc xe này được nhập vào Việt Nam phục vụ cho tướng Trần Văn Đôn. Sau chiếc xe được giao cho đội cảnh vệ Ngô Đình Diệm rồi vào tay một luật sư tên Việt ở Phú Nhuận. Ông Việt là một tay chơi mô tô thứ thiệt nên đã sưu tầm được rất nhiều xe mô tô “có lý lịch”. Sau khi ông Việt mất, kho xe tản mác mỗi chiếc một nơi nhưng chiếc Harley “cảnh vệ tổng thống” rơi vào tay ông X. với giá hơn 10 cây vàng vào năm 1979. Chiếc Harley “cảnh vệ tổng thống” có ít nhất 3 dấu tích chiến tranh trên thân. Dấu thứ nhất được tương truyền là trận đánh dẹp Bình Xuyên ghi dấu. Sau khi quân Bình Xuyên bị đánh dạt vào rừng Sát, tướng Trần Văn Đôn đang cỡi xe lên lên dốc cầu chữ y để quan sát tình hình thì một viên đạn bắn tỉa găm vào mặt nạ, bể kính chắng gió. Những dấu tích khác là do trận đánh Mậu Thân 1968. Sau này, ông X. đã “rì tút” dấu mất những vết “lịch sử” và tu bổ rất nhiều đồ phụ tùng chính hãng. Hiện nay, nếu ai trả giá dưới 100 triệu, chắc chắn ông không cho rờ tay.

-còn tiếp-
__________________
Nhìn CD vẫn còn thèm làm sao...là sao....
To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
Cho chừa cái tội.....
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 5 Users Say Thank You to khoaton For This Useful Post:
1stLady (17-06-2009), Tandold (16-06-2009), capcuu35050 (16-06-2009), tieuphuvivu (22-04-2010), wonghong (16-06-2009)
  #7  
Cũ 15-06-2009, 10:47 PM
khoaton's Avatar
khoaton khoaton vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Độ về xe zin
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: HCMC
Bài gởi: 1.706
Thanks: 1.837
Thanked 4.021 Times in 674 Posts
Biến số xe: 52Z5-0508
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới khoaton
Mặc định Chơi môtô

TRƯỜNG PHÁI HOÀI CỔ
Dân chơi xe có tiền thì chơi xe “siêu”, xe “vua”, còn dân khoái xe nhưng túi tiền có hạn thì chơi xe cổ.

H. – Thành viên CLB mô tô CD Sài Gòn cho biết: “Xe nào sản xuất hơn 30 năm mà con chạy được, kể như xe cổ”. Tất nhiên, để những chiếc xe có tuổi nửa thế kỷ, già nua hom hem chạy được, dân chơi phải đầu tư không ít tiền để “hồi xuân”. Bởi vậy, dân chơi còn gọi việc chơi một con xe là “nuôi xe”.
Nuôi xe khác hẳn với việc mua một con xe đem về sửa cho đẹp rồi chạy. Nuôi xe công phu và hao tốn công sức không thua việc nuôi một con thú kiểng. Dân nuôi xe hiểu rỏ tính tình “giận hờn” của con xe và chiều xe hơn cả vợ. Vì vậy, mua một con xe, dân chơi gọi là “cưới một em”. Nhiều tay chơi, vì lý do nào đó đã “gả” chiếc xe của mình cho người khác nhưng vẫn cứ rề rà theo để xem chủ mới có đối xử tốt với con xe không.

H. nhận định: “Tuy nuôi xe hoài cổ ít tiền hơn xe “siêu” nhưng thu nhập mỗi tháng dưới 10 triệu đồng/ tháng, không nên rớ tay vô. Bởi trung bình mỗi tháng phải chăm chút cho em nó ít nhất 2 triệu đồng, em nó mới sáng sủa mặt mày với bàn dân thiên hạ”.

Dân chơi xe cổ thường chọn các hiệu xe uy tín về độ bền và kiểu dáng như Harley Davidson, Vespa, BMW, CD, Hon Da 67, mobillete.

Lúc đầu, phong trào chơi xe cổ chỉ quanh quẩn ở các thành phố lớn, sau này lan rộng đến khắp các tỉnh thành lân cận. Một số tỉnh lập riêng hội chơi xe địa phương, những tỉnh không có hội chơi xe thì dân chơi vác con xe của mình về “đầu quân” cho một hội chơi xe ở tình khác. Theo thống kê sơ bộ, toàn quốc đang lưu hành hơn 10.000 con xe cổ có tuổi đời hơn 50 năm, khoảng 300 con xe có tuổi đời ngấp nghé 60 năm và khoảng 100 con xe “thất thập cổ lai hy”. Riêng loại mobillete thì … phong trào nuôi vừa nhem nhúm lại vài năm, con số có thể hơn 200 con. Phong trào nuôi xe cổ tuy rầm rộ, có ban điều hành, có chủ nhiệm, có chủ tịch hội hẳn hoi nhưng chưa có CLB hay hội xe nào được Chính quyền cấp phép. Tuy “lụi” nhưng vẫn tồn tại mạnh khỏe vì đáp ứng sở thích của dân chơi xe.

Vì là xe mang tuổi lão nên chơi xe cổ phải tốn công sức tiền của “độ xe”. Để thu thập dữ liệu về phong trào nuôi mô tô, chúng tơi đã lân la cùng tham gia “chơi” với rất nhiều CLB, hội, nhóm mô tô và nhận ra rằng, ở mỗi nhóm chơi luôn luôn có một “cố vấn nghệ thuật” đứng ra khuấy động phong trào với mục đích là môi giới mua bán xe. Dân chơi xe càng hao tiền tốn của bao nhiêu thì những tay “cố vấn” càng thu lợi bấy nhiêu. Để có thể làm “cố vấn”, tay môi giới phải có đủ kiến thức về xe để các “dân máu” đủ tin tưởng nghe lời tư vấn. Một con xe Harley còn nguyên mẫu sản xuất năm 1968, “cố vấn” chỉ cần bảo: “Không hợp thời trang, bỏ bộ đèn cũ ra, tậu bộ đèn sản xuất năm 1999 vào, xe sẽ ngầu hơn”. Thế là chủ nhân nhờ “cố vấn” lùng cho bằng được bộ đèn trị giá 2000USD. Xe không còn nguyên mẫu, mất zin nhưng chủ nhân lại khoái.

Vì vậy, tiêu chí chơi xe được dân chơi quy định bất thành lời là: “Miễn sao, các thành viên khác nhìn xe mình tấm tắc khen là được. Có ai đó chê con xe của mình có bộ ốc không xứng đáng là mình thay ngay toàn bộ các con ốc” – Một tay chơi xe là luật sư nói như vậy.

Thông thường, dân chơi tậu một con xe không đáng giá bao nhiêu. Các tay “săn” xe thường về các vùng sâu, chưa có phong trào chơi xe lung kiếm. Có khi, một chiếc CD 250 phân khối đang được một bác nông dân sử dụng làm xe kéo thùng chở phân bón ra đồng, tay săn xe xin mua lại với giá khoảng 20 chục giạ lúa. NHìn “chiếc máy kéo” già hom hem đáng bỏ làm sắt vụn đang được tận dụng quãng đời tàn làm đầu kéo, được một người mua với giá “khá cao”, ông nông dân vừa bán vừa mừng. Chiếc CD mang về thành phố “độ” thành nàng công chúa và được hét giá hơn 20 triệu đồng.

Dân chơi xe cổ thường “độ” thành hai trường phái: NGuyên mẫu và phá mẫu.
Một chiếc xe già nua, cái gì cũng kêu trừ kèn, sẽ được rã ra toàn bộ để làm máy, làm đồng. Nếu chủ nhân chi chi tiền săn lùng những món phụ tùng của chính hãng lắp vào thì con xe sẽ thuộc về trường phái nguyên mẫu. Nếu chủ nhân không đủ tiền thì thợ độ sẽ kiếm những món phụ tùng của chủng loại xe khác nhưng tương thích hoặc thiết kế, chế biến, sản xuất món phụ tùng hoàn toàn mới, chỉ có ở Việt Nam lắp vào. Thân thể con xe trở thành “liên hiệp quốc” nhưng vẫn “sang như mới, cỡi như ru”, ấy là xe phá mẫu. Dân chơi xe phá mẫu không được xếp vào hạng chơi xe cổ mà xếp vào hạng chơi xe cổ…quái.

Trừ dân cò mua bán xe, dân nuôi xe nguyên mẫu lao tâm khổ trí rất nhiều về con xe của mình. Những chiếc xe đã quá tuổi, chính hãng đã không còn sản xuất phụ tùng từ rất lâu, vì vậy, tìm một món phụ tùng zin của chính hãng không phải dễ, chưa kể đến việc nhận dạng món phụ tùng nào mới là chính hãng. Để nhận dang được món phụ tùng chio1nh hãng, ngoại việc nghe lời tưva61n của các cò xe, dân chơi còn tìm cách liên lạc với hãng để mong có được bộ “khai sinh” gốc hoặc lên mạng hỏi các các tay chơix e quốc tế. Khi đã nhận diện được “đồ”, tay chơi bắt đầu chiến dịch săn lùng. Chợ phụ tùng Tân Thành, tp. Hồ Chí Minh được xem như nơi mua bán lớn nhất toàn quốc các món phụ tùng xe mô tô, xe gắn máy. Tuy nhiên, có những món không còn trên thế gian nữa thì đành bó tay. Thế là, để lấy bình xăng con, dân chơi phải mua nguyên chiếc xe cũ.

Để chiếc xe có đẳng cấp, dân chơi phải tìm cho ra các món phụ tùng chính hãng. Và một chiếc xe nguyên mẫu sẽ có giá tiền “dưới xe vua, trên xe quái” ở tầm trên dưới 70 triệu đồng/ chiếc.

Dân chơi Harley Davidson thì dễ tìm phụ tùng hơn các loại xe khác vì hãng này chuyên sãn xuất xe bằng thủ công và khuôn mẫu tùy thuộc vào khách hàng. Tuy nhiên, cái mà dân chơi muốn là, món phụ tùng phải đúng đời xe. C. sỡ hữu một con xe Harley đời 1969, chóa đèn pha có lưỡi trai inox. Trên lưỡi trai có in phù hiệu Harley là con đại bàng xòe cánh. Những chóa đèn Harley thế hệ sau không có lưỡi trai, thế là ông C. nhờ người quen đang ở Mỹ đến hãng tìm đúng món, đúng đời. Không còn sãn xuất loại chóa đèn này nhưng may là một công nhân của hãng vẫn còn giữ một cái trong kho đồ cũ. Cái chóa đèn về đến Việt Nam lắp vào xe, thế là con xe của ông C. được tăng thêm 1000 USD so với giá cũ.

Một chiếc vespa cũ, bỏ xó bếp chỉ ở tầm 3 – 4 triệu đồng. Dân chơi mang về “tút tít, mông má, độ” thành xe cổ nguyên mẫu được chào giá hơn 50 triệu đồng là chuyện thường ngày trong giới chơi xe. Thế nhưng, khi đã có một con xe vừa ý, hiếm tay chơi thực thụ nào muốn “gả” cho người khác ngoài trừ lầm vào hoàn cảnh bất khả kháng. Còn dân cò xe thì độ xong một chiếc xe phải tìm cách show hàng cho dân chơi thèm thuồng để bán.

Nếu nói về độ ầm ĩ thì CLB mô tô CD Sài Gòn thuộc hàng “đáng nể” trong giới chơi xe toàn quốc. Ban đầu, vào khoảng năm 2003, một vài tay chơi mô tô CD tập họp nhau lại để trao đổi kinh nghiệm “độ xe”. “Độ” xong, các tay chơi rủ nhau đi dã ngoại để thử xe. Những chuyến dã ngoại đường trường tung bụi “vó ngựa sắt” đã hấp dẫn những tay chơi khác. Dần dà, CLB thu hút được hơn 100 chiếc xe với “dân số” hơn 70 người cả nam lẫn nữ. CLB CD Sài Gòn có hẳn những trang phục riêng và thường tổ chức những chuyến dã ngoại rất đình đám. Trong 2 kỳ lễ hội Festival hoa Đà Lạt 2006 và 2007, người dân sống ven tuyến quốc lộ Tp. Hồ Chí Minh – Đà Lạt có dịp chứng kiến đoàn xe mô tô gần 100 chiếc đùng đùng chạy xé gió. Hàng trăm chiếc pô cùng gầm gào, tạo thành một thứ âm thanh hùng dũng cộng với những bộ trang phục bệt, beo, rock của “kỵ sỹ” trông rất hay.

Ở phía Bắc, dân chơi xe mô tô cổ cũng không kém cạnh. NHiều CLB quy tụ gần 100 chiếc xe theo các trường phái riêng. Dân chơi CD thì tự nhận là CBL “chuồng trâu”, bởi những chiếc xe CD to kềnh, trùi trũi. Những chuyến dã ngoại cũng ầm ĩ không kém CD Sài Gòn.

Dân chơi Ducati thì thường tụ tập vùng ngoại thành lên đồi “phóng xe”, chạy biểu diễn. Dân Hon Da 67 thì thỉnh thoảng ra xa lộ “kéo” để thử sức máy với các thành viên khác.

-còn tiếp-
__________________
Nhìn CD vẫn còn thèm làm sao...là sao....
To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
Cho chừa cái tội.....
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 4 Users Say Thank You to khoaton For This Useful Post:
1stLady (17-06-2009), Tuanrocker (16-06-2009), tieuphuvivu (22-04-2010), wonghong (16-06-2009)
  #8  
Cũ 15-06-2009, 11:18 PM
jimmy nguyen's Avatar
jimmy nguyen jimmy nguyen vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Rao bán xe
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Sài gòn
Bài gởi: 6.551
Thanks: 9.266
Thanked 18.444 Times in 2.826 Posts
Biến số xe: 0292
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới jimmy nguyen
Mặc định

"Có khi, một chiếc CD 250 phân khối đang được một bác nông dân sử dụng làm xe kéo thùng chở phân bón ra đồng, tay săn xe xin mua lại với giá khoảng 20 chục giạ lúa. NHìn “chiếc máy kéo” già hom hem đáng bỏ làm sắt vụn đang được tận dụng quãng đời tàn làm đầu kéo, được một người mua với giá “khá cao”, ông nông dân vừa bán vừa mừng. Chiếc CD mang về thành phố “độ” thành nàng công chúa và được hét giá hơn 20 triệu đồng"
.............................

Ghét báo chí viết về những đề tài thế này! đọc rất bực!!!!!
__________________

To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
Xe nào cũng là xe, xe... cũng là xe!
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to jimmy nguyen For This Useful Post:
khoaton (15-06-2009), tieuphuvivu (22-04-2010)
  #9  
Cũ 16-06-2009, 12:31 AM
capcuu35050's Avatar
capcuu35050 capcuu35050 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Mới độ dáng xe
 
Tham gia ngày: May 2009
Bài gởi: 198
Thanks: 84
Thanked 188 Times in 60 Posts
Biến số xe: Không ghi
Mặc định

bài này đọc thấy hay thiệt, hehe .......
__________________
Im Go Away Forever .
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #10  
Cũ 16-06-2009, 08:50 AM
khoaton's Avatar
khoaton khoaton vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Độ về xe zin
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: HCMC
Bài gởi: 1.706
Thanks: 1.837
Thanked 4.021 Times in 674 Posts
Biến số xe: 52Z5-0508
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới khoaton
Mặc định CHƠI MÔ TÔ

MÔ TÔ TRƯỜNG PHÁI CỔ…QUÁI
Xe cổ lọt vào tay chơi “yếu” tiền không đủ sức săn lùng đồ nguyên mẫu đành chơi theo kiểu phá mẫu. Phá mẫu là độ cho xe chạy được ngon lành và đẹp mà không cần đồ món chính hãng và giống nguyên mẫu.

Một con CD có thể biến thành BMW, con Rebell đời 1972 biến thành Harley 1970, con Husky đời 1998 biến thành Indian đời 1970… Tuy nhiên, mẫu mã, kiểu dáng xe gốc phải tương đối na ná xe mẫu xe cần độ. Một con CD 125 đen trùi trũi được sơn lại thành màu xanh quân đội hoặc màu rằn ri. Một chiếc Hon Da 67 gắn thêm chiếc cãn mô tô 125. Một chiếc vespa PX 125 được sơn trắng toát, gắn thêm thùng rờ mooc bên hông trông giống na ná xe BMW lính Đức quốc xã. Một chiếc DalimVS mang máy Rebell, bình xăng Harley, cãn chân Haesun, bộ đèn pha BMW… khiến dân sành xe cũng không nhận ra gốc loại xe gì. Dân độ xe quái có đầu óc rất phong phú về mẫu mã, kiểu dáng quái chiêu.

Th. ở Phú Nhuận sở hữu một con xe mobillete có màu xanh quân đội. Đèn pha mang kiểu dáng đèn sương mù xe jeep. Phía sau baga có một túi lưới cũng màu xanh quân đội. Th. vận chiếc quần rằn ri kiểu lính UNTAC, áo thun đen có hình con ó của Đảng Cộng hòa Mỹ, đầu vận chiếc khăn Rock, hai cánh tay xăm hoa văn, hai tai đeo khuyên, cỡi con “chiến xa”, chạy tè tè khắp thành phố khiến nhiều tay chơi khác cũng thèm. Con xe gốc được chỉ vài trăm ngàn, Th. “độ” lại mất khoảng chục triệu.

Xe cổ quái không mắc tiền bằng xe cổ nhưng được nhiều tay chơi ủng hộ. Tuy nhiên, người yếu bóng vía không dám chơi loại xe này vì tính “ngầu” của con xe. Đã là kiếp quái, phải ngầu hiên hạ mới nể mặt. Và ngầu không bà con với người yếu bóng vía.

Thông thường, dân chơi không nỡ dùng xe cổ phá mẫu thành xe cổ quái. Có thể họ sử dụng xe cổ phá mẫu nhưng vẫn giữ nguyên nét xưa “chính hãng”. Còn dân chơi xe cổ quái thì hứng đâu “phá cách” hoặc “cách điệu” đó.
N., 25 tuổi, ở Nha Trang có bố làm phó chủ tịch hội đồng quản trị một Cty to vật vã ở tp. Hồ Chí Minh sở hữu một con xe rất “độc”. Trên xe có hẳn một bộ máy DVD, dàn loa, âm thanh và hệ thống bắn hoa giấy. Khi đi đường trường, gặp cô gái nào đẹp, muốn lấy le, anh chàng chạy rề trước mũi xe đối tác rồi bất ngờ “bùm!”, một tia hoa giấy bắn phọt lên trời trước ánh mắt thất thần của người đẹp. Ngay sau đó một bài tình ca được phát ra từ đít xe: “Cho anh xin số nhà này cô em xinh rất xinh kia ơi!...”. Không biết có bao nhiêu cô gái cho hắn số nhà nhưng có it nhất 10 trường hợp chưới té tát và vài trường hợp giật mình té xe. Hồi trước, ông bố vốn mê mô tô đã tậu về chiếc Vento 250 khoảng 7000 USD còn mới “cảu xì còi”. Ông bố đi công tác nước ngoài nửa tháng trở về thì thấy chiếc Vento biến mất, thay vào đó là chiếc xe “không biết của hãng nào”. Kiểu dáng thì giống Harley “bé bự” dài gần 2 mét, máy thì Vento. Tay cầm thì ngang và cong như sừng trâu. Bộ cốp thì giống Ducati loại cả ngàn phân khối. Trên bình xăng có nguyên hệ thống báo số điện tử. Pô thì mang 4 ống, trong đó có hai ống không để xả khí mà để gắn cặp loa. Kèn thì không kêu tin tin như các loại kèn thông thường mà… gào khóc như có ai đó bị cướp bóp cổ. Hỏi ra mới biết cậu quý tử đem chiếc Vento đập thùng đi độ thành xe quái. Mọi chuyện đã lỡ, ông bố cho luôn thằng quý tử chiếc xe để hắn khỏi quậy. Tuy nhiên, lâu lâu ông lại phải chi tiền thuốc thang điều trị xây xát cho thiên hạ.

Một chiếc xe nguyên mẫu, sau khi độ thành xe cổ, giá trị có thể tăng lên đôi, thậm chí cả chục lần giá cũ. Một chiếc husky nguyên mẫu còn đẹp, giá tầm 12 triệu đồng nhưng độ thành xe Indian, bọc vè thấp xuống; pô 2 ống, lắp bộ đèn pha 7 chiếc gồm 1 pha, 2 cặp lead ánh sáng vàng, 2 cặp lead ánh sang trắng, 2 cặp pha mặt đường; Lắp kính chắn gió tay lái; lắp máy Rebell; Vẽ hình thần chết trên bình xăng; Đẩy cặp phuộc trước nằm xoãi xuống và dài ra hơn 30 phân; Hạ tay lái cao thành tay lái ngang; Lắp bộ túi cóp 2 bên lườn…Giá chiếc xe thành 20 triệu đồng.

Phục vụ cho các dân chơi xe cổ quái, nhiều lò xe ở khắp thành phố Hồ Chí Minh sẵn sàng “độ”, “chế” những món phu tùng mà trên đời này chưa từng có với giá hữu nghị rẻ hơn đồ nguyên mẫu nhưng mắc nhưng hơn đồ thông dụng. Một lò sửa xe có tên tuổi ở đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận Bình Thạnh, tuyên bố: “Món gì cũng chế được. Quan trọng là giá cả”. Nhiều loại xe tuy chưa quá 20 năm tuổi nhưng chính hãng không còn sản xuất phụ tùng, cứ đến lò độ xe sẽ được cung cấp đầy đủ. Một lò xe mô tô luôn luôn có đầy đủ thiết bị để chế, độ phụ tùng hoặc đồ phụ kiện trang trí cho xe.

CÁI THÚ CHƠI

Nuôi một con xe, người chơi chăm bẵm được một món đồ cho “em cưng” luôn có tâm lý chạy thử xem “em nó thế nào”. Vì vậy, ai nói “tui chơi xe để ngắm là nói dóc”. Cái thú chơi xe nằm ở 2 điểm. Thứ nhất là xe đẹp, độc đáo. Thứ hai là phải chạy ngon. Có một con xe đẹp nhưng không chạy được thì chẳng khác chơi xe mô hình.

Để “thử” xe, thỉnh thoảng dân chơi xe tổ chức một chuyến vượt đường trường dã ngoại. Dân đàng hoàng thì tổ chức tuần hành có quy cũ và đúng luật giao thông, dân quậy thì tổ chức… đua. Tuy nhiên, chỉ có các cô cậu choai choai mới hứng ẩu đua loạn xị làm ảnh hưởng đến uy tín chung của dân nuôi xe. Một thành viên mô tô Đà Lạt buồn rầu: “Nuôi một con mô tô rất tốn tiền, vì vậy, không ai muốn con xe của mình bị giam vì phạm luật giao thông. Chỉ có dân choai choai quý tử, thừa tiền dư độ…ngu mới đua xe”.

Trước đây, một công dân bình thường không được phép sử dụng xe mô tô lớn hơn 175 phân khối. Thế là những tay nuôi xe phải tìm cách “chui” vào một đội xe của liên đoàn xe đạp mô tô thể thao tại địa phương để có tấm thẻ “vận động viên”. Về nguyên tắc, những đội xe mô tô này có nhiệm vụ tuần hành, mở đường, hỗ trợ các cuộc đua xe đạp hoặc tuần hành phục vụ lễ cho địa phương. Vì vậy, xe nào gia nhập đội mô tô đều “có quyền” gắn còi hụ ưu tiên. Tất nhiên, ngoài những giờ phục vụ, những chiếc mô tô có thẻ cũng có thể chạy nghêu ngao đây đó uống cà phê hoặc chở em út đi ngao du sơn thủy. Nhưng đó là mặt phải của vấn đề. Mặt trái nằm ở chỗ, rất nhiều dân chơi xin gia nhập đội để lấy tấm thẻ “vận động viên” mà không bao giờ tham gia bất cứ một cuộc tuần hành nào. Để có tấm thẻ “lụi” đó, tay chơi phải chi ra vài triệu đồng cho “ai đó”. Chỉ cần rà soát danh sách bất kỳ đội mô tô nào, luôn luôn danh sách cấp thẻ cao hơn danh sách sinh hoạt gần như gấp đôi. Một đội mô tô cấp quận của tp. Hồ Chí Minh có số thẻ được phát ra gần 200 nhưng thực tế đội viên sinh hoạt chỉ ở mức 70 chiếc. Thậm chí có chiếc được nhập lậu vào Việt Nam, mang biển kiểm soát “dỏm” vẫn được cấp chiếc thẻ “vận động viên”. Một chủ nhân mang thẻ lụi cho biết: “Mê xe mô tô nhưng tôi không có thời gian tham gia sinh hoạt với đội, vẫn được cấp thẻ đàng hoàng”. Anh ta cho biết, chỉ cần bỏ ra khoảng 5 triệu đồng, trong 1 tuần lễ sẽ có chiếc thẻ thật 100%.

Mặc dù, theo quy định của luật pháp, chủ sở hữu muốn thay đổi tổng thành xe, máy và màu sơn phải được sự cho phép của cơ quan cảnh sát giao thông. Và chắc chắn rằng, không ai dám cấp phép cho một chiếc xe mang màu xanh quân đội. Thế nhưng các kiểu xe quái vẫn thỉnh thoảng “bình bịch” khắp nơi.

B. – Một tay cò xe mô tô, có hẳn một chân trong Sở TDTT thành phố Hồ Chí Minh được dân chơi xe tôn làm sư phụ vì tài “nổ” đã làm “phông xông” cho nguyên một CLB không phép tập hợp cả trăm chiếc mô tô, trong đó, quá nửa số xe vi phạm quy định các văn bản pháp quy về giao thông như thay đổi màu sơn, kết cấu xe. Mỗi lần các “chiến binh” muốn “xuất chuồng”, tay cò xe lấy danh nghĩa Sở TDTT thành phố đi quan hệ các địa phương có tuyến đường mô tô chạy qua. Vì vậy, cảnh sát giao thông các địa phương trông thấy đoàn xe “quái” vẫn làm ngơ.

Ấy vậy mà, một chiếc xe wave bèo chỉ cần dán lòe loẹt tí xíu là bị các đội tuần tra rượt chí chết.

Niềm đam mê là quyền của mọi công dân, điều đó cần được pháp luật bảo hộ. Tuy nhiên, niềm đam mê của dân nuôi mộ tô bị hạn chế vì nhiều khía cạnh chưa được pháp luật quy định rỏ ràng. Chính vì thế, một số tay cò lợi dụng kẻ hở để “nuốt trọng” tiền của người khác. Mong rằng một ngày gần đây dân chơi mô tô có thể đường hoàng cỡi con xe cả ngàn phân khối của mình mà không cần phải chi tiền để núp bóng một danh nghĩa nào.

NGUỒN
__________________
Nhìn CD vẫn còn thèm làm sao...là sao....
To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
Cho chừa cái tội.....
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 4 Users Say Thank You to khoaton For This Useful Post:
1stLady (17-06-2009), Aqua Fina (22-12-2009), Tandold (16-06-2009), cuabien (27-04-2010)
Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 
Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quuyền Hạn Của Bạn
Bạnkhông thể tạo chủ đề
Bạn không thể gửi Trả lời
Bạn không thể gửi Đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của bạn

BB code thì Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến

Chủ đề giống nhau
Ðề tài Người Gởi Chuyên mục Trả lời Bài mới
Thêm một forum viết về CD Benly khoaton Xả xúp pắp 2 28-12-2007 11:05 AM


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 07:23 PM.


Powered by: vBulletin v3.x.x Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.