Trở lại   HOANGTUDEN CD CLUB > DẶM TRƯỜNG THIÊN LÝ > Mọi miền đất nước > Miền Trung

Chú ý

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #81  
Cũ 26-09-2009, 09:36 AM
jimmy nguyen's Avatar
jimmy nguyen jimmy nguyen vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Rao bán xe
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Sài gòn
Bài gởi: 6.551
Thanks: 9.266
Thanked 18.444 Times in 2.826 Posts
Biến số xe: 0292
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới jimmy nguyen
Mặc định

Bác Tunbo chịu khám phá quá! Nếu có em đi cùng sẽ vui lắm! (Em rất thích khám phá những gì thuộc về lịch sử Việt) Có cái này vui vui, em đọc hết topic này của bác ngộ ra 1 điều là vốn liếng Hán văn của em với bác chắc kẻ ngang người ngửa!!! Cám ơn bác đã chộp ảnh và viết bài này!
__________________

To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
Xe nào cũng là xe, xe... cũng là xe!
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to jimmy nguyen For This Useful Post:
tunbo (26-09-2009)
  #82  
Cũ 30-09-2009, 10:15 AM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định 28 giờ ở Cố đô Huế - Part 7 : Lăng Dục Đức

Đúng theo trình tự thời gian, thì khi rời lăng Hiếu Đông lúc khoảng gần 10g30, quay về đến Đại Nội lúc 11g, mình "thả" bác xe ôm về nhà ăn cơm với vợ con, còn mình bắt đầu vác máy vào Đại Nội, kèm lời hẹn với xe ôm : 15g30 đón tôi ở Ngọ Môn.
Nhưng thực tế thì lúc hơn 16g30 lết được ra đến Ngọ Môn, thấy bác xe ôm đang ngủ gật, vì y nghĩ hẹn 15g30, thì cùng lắm 15g là mình quay ra, nên y ra sớm cho chắc.
Gọi y dậy, y bẩu : "Ông đi bộ trong đó mà đi lắm thế? Hay lại chạy ra ăn trưa rồi quay vào?".
Thực ra, trong đó làm gì có chỗ ăn, mà ra ngoài thì lại phải mua vé vào lại, trong khi vòng ra vòng vào cũng ... rạc cẳng. Khi y biết mình chưa măm miếc gì, bèn gạ chở đi ăn món Huế, nhưng chỉ còn một giờ rưỡi nữa là phải lên xe đi Hà Nội, nên quyết định đi tiếp An Lăng luôn - đằng nào lên xe ra Đông Hà chả dừng lại ăn...tối.
Gần 5 giờ lang thang trong Đại Nội, sục vào gần như tất cả những chỗ có thể, chụp và chụp. Nhưng Đại Nội cũng không phải là một khu vực quá bé, nên cuối cùng, có những chỗ đi qua rồi, sau thấy đẹp lại quay lại chụp, nên lúc soạn lại, ngồi trước đống hình ảnh, cứ loạn cả lên, tẩu hỏa nhập ma cả tuần nay. Đành tách ra một topic riêng (vì Đại Nội chỉ là một phần của Kinh Thành, để sau có đi nữa, có thể nối tiếp các phần của Kinh Thành vào cho tiện). Vì thế, để giảm Xì trét với đống hình ảnh Đại Nội, tôi gắn phần Lăng Dục Đức tiếp nối vào đây.
__________________
Gác kiếm
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following User Says Thank You to tunbo For This Useful Post:
thehuy (01-10-2009)
  #83  
Cũ 30-09-2009, 10:50 AM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định 28 giờ ở Cố đô Huế - Part 7 : Lăng Dục Đức

Triều Nguyễn chỉ thực sự phồn thịnh nhất, có lẽ trong giai đoạn vua Minh Mạng tại vị, đến thời kỳ Tự Đức, chủ quyền quốc gia đã mất dần vào tay người Pháp.
Khi Tự Đức mất (19/7/1883), người Pháp đã xâm chiếm Nam Kỳ, và đã áp đặt được quyền kiểm soát triều đình nhà Nguyễn.
Tự Đức mất, mà không có con. Lịch sử triều Nguyễn lâm vào một gia đoạn phức tạp và rối rắm, cái ngai vàng trở nên đẫm máu, do những âm mưu sắp đặt của người Pháp, của các đại thần nắm nhiều thế lực. Đó là giai đoạn "tứ nguyệt tam vương", gồm các vua : Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc. Mà trong số đó, Dục Đức và Hiệp Hòa bị bức tử, còn Kiến Phúc chết không minh bạch, người ta có cơ sở để nghi vua Kiến Phúc cũng bị đầu độc.
Vua Dục Đức là cháu ruột Tự Đức. Do không có con, Tự Đức đã nuôi Ưng Chân (tên thật vua Dục Đức) làm con nuôi. Khi Tự Đức mất, Dục Đức đã 32 tuổi, được nối ngôi theo di chiếu. Tuy nhiên Tự Đức cũng nói về một số tật xấu của Dục Đức trong di chiếu, và vin vào cớ khi đọc di chiếu, đến đoạn nói về các tật xấu này được đọc nhỏ thoáng qua, nên chỉ sau 3 ngày ngồi trên ngai vàng (thậm chí chưa kịp đặt niên hiệu mới), Dục Đức bị Tôn Thất Thuyết và Nguễn Văn Tường phế truất và tống ngục (ngày 23/7/1883). Sau hơn 2 tháng bị giam, Dục Đức chết trong ngục ngày 6/10/1833 - sau 7 ngày không được cho ăn uống. Vì lúc nhỏ, vua được nuôi ở Dục Đức đường, nên sau này người ta gọi ông là Dục Đức.


Trụ biểu lăng Dục Đức trơ trọi giữa bãi cỏ.
__________________
Gác kiếm
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 5 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
funny_bro (13-10-2009), hung_cattuong (13-10-2009), jimmy nguyen (30-09-2009), pechi (30-09-2009), thehuy (01-10-2009)
  #84  
Cũ 30-09-2009, 11:08 AM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định 28 giờ ở Cố đô Huế - Part 7 : Lăng Dục Đức

Dục Đức chết trong ngục, triều đình không cho thân nhân trong gia đình của ông được biết để lo tang lễ. Xác vị phế đê được cho bó vào một tấm chiếu, giao cho 2 người gánh lên chùa Tường Quang chôn, có một ông Quyền suất đội đi theo giám sát.
Chùa Tường Quang nằm ở khu vực An Cựu phía bờ Nam sông Hương, do một người bà con bên vợ vua Dục Đức lập ra vào năm 1871, đang do một bà cung nhân họ Lê trông coi.
Khi thi hài Dục Đức được gánh gần đến chùa, qua khu vực cồn Phước Quả, cố quan tài chiếu bị đứt dây, rơi xuống một vũng nước. Người ta bèn bỏ đó, chạy lại chùa gọi bà họ Lê ra xử lý. Lúc đó là đêm đầu đông, mưa gió lạnh lẽo, nên mọi người bàn nhau rằng, có lẽ đó là nơi "thiên táng", nơi vị phế đế muốn yên giấc ngàn thu, nên mới làm đứt dây gánh. Vì thế họ lấp đất lại luôn, chôn vua tại chỗ một cách qua loa. Mấy hôm sau, vợ chính của vua (bà Từ Minh, mẹ vua Thành Thái sau này) mới được triều đình cho lên thăm mộ vua và làm lễ chịu tang ở chùa Tường Quang.


Cổng vào khu lăng mộ vua hiện nay.
__________________
Gác kiếm
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 3 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
funny_bro (13-10-2009), jimmy nguyen (30-09-2009), pechi (30-09-2009)
  #85  
Cũ 30-09-2009, 11:42 AM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định 28 giờ ở Cố đô Huế - Part 7 : Lăng Dục Đức

Với thân phận hẩm hiu của một vị phế đế bất hạnh, có lẽ ngôi mộ của vua Dục Đức cũng sẽ chỉ là một nấm đất lạnh lẽo như thế. Nhưng thời cuộc đổi thay khó lường.
Sau một giai đoạn ngắn, hơn 5 năm trải các đời vua sau ông - gồm : Hiệp Hòa, Kiến Phúc, Hàm Nghi, Đồng Khánh - năm 1888, con trai Dục Đức là Nguyến Phúc Bửu Lân được đưa lên ngôi, tức là vua Thành Thái, vào năm 1889. Lên ngôi, vua Thành Thái bèn cho xây lăng mộ cha mình được đường hoàng (tại chỗ có mộ Dục Đức) và đặt tên là An Lăng. Nơi thờ cũng vua Dục Đức thì đặt tại chùa Tường Quang chỉ cách đó vài trăm met.


Qua cổng, vào trong An Lăng

Lăng Dục Đức tuy được vua Thành Thái cho qui hoạch xây dựng đường hoàng, nhưng khá đơn giản. Không có Bi đình, không có tượng voi ngựa và quan văn, võ. Các cổng và vòng thành bao quanh đều xây bằng gạch, nay khuôn viên sân chầu khá tan hoang, cỏ mọc dày.


Qua sân trước, đến cổng vào khu mộ. Cổng 3 tầng xây bằng gạch, ngày xưa chắc cũng khá đẹp và uy nghiêm.


Cổng nhỏ và bức Bình phong trước mộ vua.
Khu mộ nhà vua lại được bao quanh bởi một vòng tường thành, cao ngang đầu người, có 3 cổng gạch. Cổng lớn chính diện đi vào khu mộ, và hai cổng nhỏ hai bên thẳng trước mộ vua và mộ bà Từ Minh.
__________________
Gác kiếm

thay đổi nội dung bởi: tunbo, 30-09-2009 lúc 11:58 AM
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 3 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
funny_bro (13-10-2009), jimmy nguyen (30-09-2009), thehuy (01-10-2009)
  #86  
Cũ 30-09-2009, 11:57 AM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định 28 giờ ở Cố đô Huế - Part 7 : Lăng Dục Đức

Năm 1906, bà Từ Minh tạ thế, triều đình qui hoạch lại lăng, đưa bà vào an táng trong An Lăng, cạnh mộ vua Dục Đức theo kiểu song táng "càn khôn hiệp đức" giống khu mộ vua Gia Long.


Qua cổng tam quan lớn, là bước vào khu trọng địa của An Lăng (ý nghĩa giống như Bửu Thành)
Trong khu vực này, có một kiến trúc, gọi là tòa Huỳnh Ốc, xây giống kiểu phương đình, mái lợp ngói hoàng lưu ly (nhưng đến nay đã hỏng nhiều, được vá bằng tole), bờ nóc có đắp trang trí hình rồng phượng.

An Lăng cũng không có Bi đình, không có bia đá. Trong tòa Huỳnh Ốc trang hoàng đơn giản. chỉ có một cái sập và một cái bàn bằng đá để bày các đồ lễ vật khi cúng. Hiện nay Huỳnh Ốc xuống cấp nghiêm trọng.


Các cột trụ bằng gỗ của Huỳnh Ốc đều phải được chống bằng các giá gỗ.


Sập đá và bàn đá để bày đồ thờ trong Huỳnh Ốc
(Vì bờ thành thấp, An Lăng hiện nay thành ra chỗ tụ tập của đám thanh thiếu niên, mặc dù cửa lăng luôn khóa. Khi ông bảo vệ mở cửa lăng đưa tôi vào, có một đám thanh niên đang ngồi nhậu trong Huỳnh Ốc, đồ nhậu được bày ngay trên bàn đá)
__________________
Gác kiếm
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
funny_bro (13-10-2009), jimmy nguyen (30-09-2009)
  #87  
Cũ 30-09-2009, 12:03 PM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định 28 giờ ở Cố đô Huế - Part 7 : Lăng Dục Đức

Hai bên của Huỳnh Ốc là mộ vua Dục Đức và bà Từ Minh. Hai ngôi mộ được xây bằng đá rất đơn giản, có Bình phong phía trước (ngay sau cổng phụ trước mộ), và bức Hậu án được xây trùng luôn với tường bao phía sau.




Mộ vua Dục Đức




Mộ bà Từ Minh
Hai ngôi mộ đá đơn giản giống hệt nhau, ở hai bên Huỳnh Ốc


Hậu án của khu lăng cũng được xây trùng vào tường bao phía sau, ngay sau tòa Huỳnh Ốc
__________________
Gác kiếm
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 3 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
funny_bro (13-10-2009), jimmy nguyen (01-10-2009), thehuy (01-10-2009)
  #88  
Cũ 01-10-2009, 11:26 PM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định 28 giờ ở Cố đô Huế - Part 7 : Lăng Dục Đức

Dục Đức khi chết, để lại 8 bà vợ. Sau khi vua bị phế truất và tống ngục, các bà vợ vua hình như cũng phải rời Hoàng cung, ra ngoài ở cùng dân.
Khi triều đình đưa Bửu Lân lên ngôi (có sách nói rằng do sinh thời, Dục Đức cũng có đi lại với người Pháp, nên khi Đồng Khách mất, viên Khâm sứ Pháp có "gợi ý" đưa con Dục Đức lên ngôi - Việt Nam sử lược - Trần trọng Kim), cậu nhỏ 10 tuổi cùng mẹ là bà Từ Minh, cũng đang ở trong ngục.
Tháng 8/1899 - năm Thành Thái thứ 11, nhà vua lúc này đã 21 tuổi - vua Thành Thái cho xây Điện Long Ân ở gần lăng mộ vua cha, để làm nơi thờ Dục Đức. Trong khuôn viên Điện Long Ân, vua cũng cho xây dựng các công trình phối thuộc như Tả, Hữu phối đường; Tả, Hữu tòng viện để làm chỗ ăn ở cho 7 bà vợ khác của cha, và để các bà ấy lo hương khói thờ phụng Dục Đức. (bà Từ minh khi đó là Thái hậu, được ở trong Đại Nội - cung Diên Thọ)


Điện Long Ân - nhìn từ cửa An Lăng. Khu lăng và khu điện thờ vua Dục Đức đều được xây tường thành bao quanh.

Điện Long Ân
cách khu lăng Dục Đức chừng 50 met, ngay mặt đường một con phố nhỏ (quên mất tên phố rồi, vì vội và trời sắp tối). Thực ra, tôi đến Điện Long Ân trước, sau đó cũng nhờ cơ may mới vào được lăng Dục Đức (sẽ nói sau). Điện thờ vua Dục Đức nằm trên phố, còn khu lăng nằm trong bãi bên trong, hoang vắng hơn nhiều. Vì ngày trước, xung quanh các khu lăng mộ vua là "cấm địa", dù sau này khi triều Nguyễn không còn, lệnh cấm địa ấy không còn tác dụng, nhưng kể cả khi hiện nay An Lăng coi như nằm trong nội thành, thì khu vực sát quanh lăng, cũng ít nhà dân hơn.
__________________
Gác kiếm
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
funny_bro (13-10-2009), jimmy nguyen (02-10-2009)
  #89  
Cũ 01-10-2009, 11:37 PM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định 28 giờ ở Cố đô Huế - Part 7 : Lăng Dục Đức

Chính xác thì Điện Long Ân nằm song song với con phố, đi vào điện bằng cửa phụ bên trái - cửa phụ bên phải mở ra để đi sang khu lăng. Cổng chính, tôi ... nhìn từ trong ra .

Cổng chính Điện Long Ân trông vẫn khá hoành tráng.


Từ sân Điện Long Ân nhìn ra cổng chính


Cổng chính và bức Bình phong


Cái vạc nằm ngay cạnh Bình phong, với cái bàn được xây dính vào bệ gạch (chắc lúc sửa chữa sau này)


Chính điện Long Ân, nhìn từ cổng chính
__________________
Gác kiếm

thay đổi nội dung bởi: tunbo, 02-10-2009 lúc 01:13 AM
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
funny_bro (13-10-2009), jimmy nguyen (02-10-2009)
  #90  
Cũ 12-10-2009, 11:52 PM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định 28 giờ ở Cố đô Huế - Part 7 : Lăng Dục Đức

Thực ra, Lăng Dục Đức là ngôi lăng đơn giản nhất trong số các lăng tẩm ở Huế, mặc dù hiện nay nó nằm ngay trong khu vực nội thành Huế, nhưng khách viến thăm không nhiều. Rất nhiều trong số khách ghé thăm lăng là vì ở đó, ngoài các kiến trúc cổ ngày xưa, còn có mộ phần hai vị vua yêu nước : vua Thành Thái và vua Duy Tân (còn có thông tin rằng, người ta đang tính chuyện rước di cốt vua Hàm Nghi ở Pháp về an táng trong khuôn viên An Lăng).
Sau khi vua Tự Đức chết, ngai vàng triều Nguyễn nằm trong sự thao túng của Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Thành (giai đoạn đầu) và của người Pháp (giai đoạn sau). Các đời vua Nguyễn về sau có hai dòng chính :
- Dòng Dục Đức : Dục Đức - Thành Thái - Duy Tân
- Dòng Đồng Khánh : Đồng Khánh - Khải Định - Bảo Đại
Đây là hai dòng có 3 thế hệ "ông - cha - con" làm vua, tất nhiên xen kẽ nhau. Chen vào đó là các vị vua Hiệp Hòa, Kiến Phúc, Hàm Nghi.
Trừ vua Hiệp Hòa là con vua Thiệu Trị (em vua Tự Đức), còn lại thì Đồng Khánh, Hàm Nghi, Kiến Phúc là ba anh em ruột (nhưng thứ tự làm vua thì lộn xộn : Kiến Phúc - Hàm Nghi - Đồng Khánh).

Lan man một chút về lịch sử. Dục Đức (Nguyễn Phúc Ưng Chân) thực ra không phải là nhân vật nổi bật - trừ việc lên ngôi 3 ngày rồi bị phế truất và tống ngục đến chết. Vì thời gian làm vua của ông ta ngắn ngủi đến mức còn chưa kịp đặt niên hiệu của mình. Nhưng thực tế, ông ta bị phế truất hoàn toàn là do ý của Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường. Khi Thuyết và Tường phế vua Dục Đức, tất cả các quan đều sợ uy hai người, duy có ông Phan Đình Phùng dám đứng ra hạch lại : "Tự quân (vua Dục Đức) chưa có lỗi lầm gì, cớ sao lại phế?". Vì việc ấy, ông Phùng bị Thuyết cách tuột hết quan chức, đuổi về quê. Một số sách nói rằng, khi đó ông Thuyết rất giận ông Phan Đình Phùng, muốn giết đi, nhưng lại nghĩ ông Phùng là người can đảm, sau này có thể là người chống Pháp kiên cường.(Sau này khi vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, quả nhiên ông Phan Đình Phùng dấy nghĩa, là một trong những lá cờ đầu chống Pháp lúc đó).
Có một điều, ông Trần Trọng Kim, trong cuốn Việt Nam sử lươc của mìnhh, lại đánh giá ông Thuyết rất tồi tệ, ông Trần nói rằng, sau khi đưa vua Hàm Nghi lên Tân Sở, bị Pháp vất ráp gắt gao, ông Thuyết bỏ trốn ra Lai Châu ở với người dân tộc, sau bị truy bách quá mới trốn sang Tàu - chứ không phải ông Thuyết sang tàu cầu viện như các sách sau này vẫn nói. Ông Trần mạt sát ông Thuyết trong sách của mình, nhưng rất đề cao và tỏ ra khâm phục hai con trai ông Thuyết là Tôn Thất Đạm - thủ lĩnh của một cánh nghĩa quân, sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, đã thắt cổ tử tiết - và Tôn Thất Thiệp - cận vệ của vua Hàm Nghi, chết trong đêm vua Hàm Nghi bị phản, khi ra sức bảo vệ nhà vua.
Sách của ông Trần xuất bản trong thời nhà Nguyễn đang tại vị (1921), nhưng ông ta tiến bộ ở chỗ, thừa nhận triều Tây Sơn là một triều đại chính thống, vua Quang Trung có công lao lớn với nước nhà - chứ không như các sử gia triều Nguyễn gọi Tây Sơn là "ngụy triều", gọi vua Quang Trung là "giặc Huệ".
Việc ông Thuyết và ông Tường tự phế vua Dục Đức và giam đến chết, hai ông ấy còn giết vua Hiệp Hòa, (và có nhiều người rằng Nguyễn Văn Thành đã đầu độc giết vua Kiến Phúc) sử sách đều ghi, nhưng thật khó hiểu là triều Nguyễn khi đó - và cả đến sau này - vẫn coi Dục Đức, Hiệp Hòa là phế đế, không cho thờ trong Thế Miếu.


Quay trở lại với vua Đục Đức. Ông ta có một số phận hẩm hiu và bất hạnh, lẽ ra rồi cũng chẳng ai nhớ đến ông ta. Cái ngôi mộ sơ sài của ông ấy, chắc cũng như bao ngôi mộ bình thường khác, chẳng có gì đặc biệt. Nhưng rồi sau này ông ta có được cả một khu lăng đường hoàng - có thể nói, lăng Dục Đức được như thế là nhờ ở vua Thành Thái, con trai của ông ta, và vua Duy Tân, cháu nội của ông ta. Lăng mộ, Long Ân điện, Tả, Hữu tòng viện, Tả Hữu phối đường là do vua Thành Thái cho xây, một số công trình phụ trợ sau này do vua Duy Tân cho xây.


Điện Long Ân, nhìn chếch từ phía con đường bên ngoài - giờ đã nhớ ra tên đường là đường Tân Lăng


Cổng vào khu vực các công trình phối thuộc phía sau điện.
__________________
Gác kiếm
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
funny_bro (13-10-2009), hung_cattuong (13-10-2009)
Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quuyền Hạn Của Bạn
Bạnkhông thể tạo chủ đề
Bạn không thể gửi Trả lời
Bạn không thể gửi Đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của bạn

BB code thì Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 02:48 AM.


Powered by: vBulletin v3.x.x Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.