Xem bài viết đơn
  #4  
Cũ 10-03-2011, 01:26 PM
thehuy's Avatar
thehuy thehuy vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Độ về xe zin
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nhà trọ không số
Bài gởi: 1.679
Thanks: 5.599
Thanked 3.283 Times in 772 Posts
Biến số xe: NoPP
Mặc định Tiếp theo

Cây Báng

Còn gọi là cây Bụng Báng, là những cây có dạng tương tự như: cây Đoác, cây Kapác, cây Xế, cây Rui, cây Đủng Đỉnh (Đùng Đình)… đều có công dụng giống nhau.
Là những cây mọc hoang, thường được thấy nhiều ở các tỉnh miền Trung và Bắc Việt Nam, và một số nước trong vùng nhiệt đới.
Những cây nầy co thể cho ta nước lấy từ ngọn, tinh bột từ thân cây, đọt non có thể luộc hay nấu canh như các loại rau cải…
Muốn lấy nước, người ta chặt lưu thân (không đứt hẳn) cho cây ngã xuống theo triền núi (làm sao cho phần gốc nằm cao hơn phần ngọn). Bóc hết lá trên ngọn cho đến đọt. Đẽo vạt phần đọt non làm thành máng dần. Trùm bao nylon hay kê đồ để hứng. Trung bình một ngày, một cây có thể cho chúng ta từ 4 – 5 lít nước. Khi lượng nước giảm, các bạn vạt thêm vào khoảng 1 cm, nước sẽ chảy tiếp.




Các bạn lưu ý: Khi chặt cây Đùng Đình (người Bắc gọi là cây Móc), nếu bị vướng vào buồng trái của nó thì rất ngứa phải rất cẩn thận.
Một cây Kapác cao từ 12 – 15 mét, sẽ liên tục cho chúng ta từ 150 – 170 lít nước trong vòng 40 ngày.
Ruột của thân cây đem giã, lọc, sẽ cho chúng ta một loại bột để làm bánh.

Cây dừa nước

Là loại cây thân bẹ thấp, lá như lá dừa, mọc thẳng đứng vươn lên cao. Cây thường mọc ở những vùng đầm lầy ngập mặn, phù sa, nhiễm phèn, ven sông rạch có thuỷ triều lên xuống…
Cây dừa nước mọc rất nhiều ở đồng bằng Nam Bộ, có nơi phát triển thành rừng tự nhiên.
Cây dừa nước cũng cho trái, mỗi buồng dừa có khoảng vài chục trái, kết với nhau thành buồng có dạng khối tròn. Trái dừa nước có cùi dầy, màu trắng đục, có vị hơi ngọt và rất béo, có thể ăn tươi, nấu chè…



Lá dừa dùng để lợp nhà với hai kiểu lợp: Lá chằm và lá xé, làm chỗ trú mưa nắng rất tốt.
Bập dừa nước dùng để chẻ lạt, gọi là lạt dừa. Nó còn là loại phao nổi tự nhiên dùng để vượt sông.
Nhưng quan trọng nhất là nhựa dừa, được dùng để uống và chế biến thành đường, cồn, rượu, dấm, nước giải khát, bánh kẹo…
Muốn lấy nước thì chúng ta cũng dùng các phương pháp như đối với cây dừa và cây thốt nốt: Cắt đầu cuống hoa còn non, buộc bao nylon hay ống dẫn để hứng nước.

Cây xương rồng

Ở những vùng đất khô cằn hay hoang mạc, người ta thường gặp những cây xương rồng khổng lồ Saguaro (không thấy ở Việt Nam) thân cây chứa rất nhiều nước.




Để lấy nước, người ta lựa những cây thấp, mọng nước (khía căng, không lõm sâu), cắt ngang thân cây, rồi dùng gậy hay tay quậy một lúc ở trong ruột cây, nó sẽ cho chúng ta một chất nhờn tựa như thạch, có thể ăn để đỡ khát.





NƯỚC TRONG VÙNG BĂNG TUYẾT
Ở trong những vùng băng tuyết, các bạn có thể lấy nước ở những dòng suối chảy nhanh không kịp đóng băng. Nhưng nếu sông, suối, hồ… đã đóng băng rồi, các bạn tìm những chỗ có tuyết phủ (vì có thể băng ở đây mỏng hơn chỗ khác), dùng rìu băng hay khoan đục thủng một lỗ. Khi đục, nhớ cột dụng cụ vào đầu một sợi dây, đầu kia neo vào đâu đó trên băng, để nếu băng vỡ bất ngờ, các bạn không xẩy tay tuột mất dụng cụ. Ban đêm, để cho lỗ thủng không đóng băng trở lại, các bạn đậy trên lỗ một miếng vải rồi phủ tuyết lên.
Nấu chảy băng tuyết trên lửa cũng là một các tạo ra nước. Các bạn bỏ băng tuyết vào nồi (băng cứng cho nước nhiều hơn tuyết xốp) và nấu trên lửa.
Một cách khác để lấy nước là bỏ băng tuyết vào một cái bao vải sạch, đoạn treo lên cạnh một ngọn lửa. Đặt một cái chậu phía dưới để hứng nước. Sức nóng của ngọn lửa sẽ làm cho tuyết tan ra chảy xuống chậu, và cũng sức nóng đó, giữ cho nước trong chậu không đóng băng.



Vào những ngày trời nắng, các bạn lấy một tấm nylon lớn, màu đen, đem trải phủ ở sườn đồi. Rải tuyết lên phân nửa phía trên tấm nhựa, tuyết sẽ tan chảy xuống phần dưới tấm nhựa. Các bạn chỉ việc lấy đồ hứng.

ĐỒ ĐỰNG NƯỚC

Để chứa nước hay đi lấy nước, các bạn phải có một số vật dụng dùng để chứa nước như : can nhựa, thùng, gàu, bình đựng nước…
Nhưng nếu không có, các bạn phải biết tận dụng vật liệu thiên nhiên sẵn có để chế tạo thành những đồ đựng nước như những hình gợi ý dưới đây.




Tác giả Phạm Văn Nhân
__________________

To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 6 Users Say Thank You to thehuy For This Useful Post:
LEMOTO (11-03-2011), Tuanrocker (10-03-2011), let-it-be (10-03-2011), man_wild (08-10-2011), simba (18-03-2011), wonghong (10-03-2011)