Ðề tài: Ngày này năm xưa
Xem bài viết đơn
  #153  
Cũ 20-05-2016, 01:44 PM
vndrake vndrake vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe độ tá lả
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Bài gởi: 592
Thanks: 530
Thanked 2.715 Times in 475 Posts
Mặc định

Ngày 2 tháng 8

Ngay2/8/1726 ngày sinh nhà Bắc học lê Quý Đôn
Lê Quý Đôn (chữ Hán: 黎貴惇, 1726 - 1784), tên thuở nhỏ là Lê Danh Phương[1], tự Doãn Hậu (允厚), hiệu Quế Đường; là vị quan thời Lê trung hưng, cũng là nhà thơ, và được mệnh danh là " nhà bác học lớn của Việt Nam trong thời phong kiến"[2].
Ở thế kỷ 18, các tri thức văn hóa, khoa học của dân tộc được tích lũy hàng ngàn năm tới nay đã ở vào giai đoạn súc tích, tiến đến trình độ phải hệ thống, phân loại. Thực tế khách quan này đòi hỏi phải có những bộ óc bách khoa, Lê Quý Đôn với học vấn uyên bác của mình đã trở thành người "tập đại hành" mọi tri thức của thời đại. Có thể nói, toàn bộ những tri thức cao nhất ở thế kỷ thứ 18 của nước ta đều được bao quát vào trong các tác phẩm của ông. Tác phẩm của ông như cái mốc lớn đánh dấu thành tựu văn hóa của cả một thời đại với tất cả những ưu điểm cùng nhược điểm của nó.
Tác phẩm của Lê Quý Đôn thống kê có tới 40 bộ, bao gồm hàng trăm quyển, nhưng một số bị thất lạc
Vở chèo Lê Quý Đôn


Ngày 2-8-1964, khu trục hạm Ma đốc của Mỹ xâm phạm vùng biển miền Bắc, khu vực giữa Hòn Mê và Lạch Trường (Thanh Hoá). Trận đầu tiên mặt đối mặt với chiến hạm Mỹ, Hải quân nhân dân Việt nam đã đánh chiến khu trục này. Sau đó máy bay Mỹ đã cùng tàu chiến Mỹ khiêu khích và tấn công đơn vị hải quân bắc Việt nam. Hải quân nhân dân Việt Nam trẻ tuổi đã chống trả lại. Trong trận này, hải quân bắc Việt nam đã bắn rơi 1 chiếc máy bay Mỹ và bắn bị thương 2 chiếc khác. Phía Mỹ trong các thông báo của mình cho rằng Hải quân nhan dân Việt nam đã tấn công tàu của họ và gọi đây là sự kiện vịnh Bắc bộ là cái cớ ném bom trên phạm vi toàn Bắc Việt nam.
Quan điểm phía Mỹ về sự kiện này

Quan điểm của phía Bắc Việt nam


Ngày 2/8/1045 Hội nghị Posdam kết thúc
Hội nghị Potsdam được tổ chức ở Cecilienhof, cung điện của thái tử Wilhelm Hohenzollern, tại Potsdam, Đức từ 16 tháng 7 đến 2 tháng 8 năm 1945. Các quốc gia tham dự hội nghị là Liên bang Xô Viết, Anh và Mỹ. Đại diện của ba quốc gia gồm có tổng bí thư đảng cộng sản Xô Viết Joseph Stalin, thủ tướng Anh Winston Churchill người sau đó được thay bởi Clement Attlee, và tổng thống Mỹ Harry S Truman. Stalin, Churchill và Truman - cũng như Atlee, người thay thế Churchill làm thủ tướng Anh sau khi đảng Lao động giành chiến thắng trước đảng Bảo Thủ trong cuộc bầu cử năm 1945 - đã nhóm họp để thống nhất về cách tái tổ chức nước Đức thời hậu chiến, quốc gia đã đồng ý đầu hàng vô điều kiện chín tuần trước đó. Mục đích của hội nghị bao gồm cả việc thành lập trật tự thế giới mới thời hậu chiến, những vấn đề về hiệp ước hòa bình và cách thức đối đầu với hậu quả của chiến tranh.



Ngày 2/8/1990 I-rắc tấn công Cô-oét
Năm 1990, Iraq cáo buộc Kuwait ăn cắp dầu mỏ của Iraq qua khoan xiên, mặc dù 1 số nguồn tin Iraq chỉ ra việc Saddam Hussein quyết định tấn công Kuwait đã được thực hiện một vài tháng trước khi cuộc xâm lược trên thực tế. 1 số người cảm thấy có nhiều lý do cho hành vi của Iraq, bao gồm cả Iraq không có khả năng chi trả hơn 80 tỷ USD đã được vay để tài trợ cho cuộc chiến tranh Iran-Iraq, và việc Kuwait sản xuất dầu quá mức mà khiến cho thu nhập của Iraq sụt giảm. Cuộc xâm lược bắt đầu vào ngày 2 tháng 8 năm 1990, và trong vòng hai ngày giao tranh dữ dội, hầu hết các lực lượng vũ trang Kuwait hoặc bị đánh tan tác bởi Vệ binh Cộng hòa Iraq hoặc chạy qua nước láng giềng Ả Rập Saudi và Bahrain. Tiểu vương quốc Kuwait được sáp nhập, và vài ngày sau đó Saddam Hussein đã công bố Kuwait là tỉnh thứ 19 của Iraq.

thay đổi nội dung bởi: vndrake, 20-05-2016 lúc 03:28 PM
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to vndrake For This Useful Post:
DanhCB (21-06-2016), mobinam (22-05-2016)