Xem bài viết đơn
  #10  
Cũ 26-05-2011, 08:07 PM
sonbenly's Avatar
sonbenly sonbenly vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Độ về xe zin
 
Tham gia ngày: Jul 2008
Bài gởi: 1.983
Thanks: 2.024
Thanked 20.467 Times in 1.456 Posts
Mặc định

Chương III

THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Mục 1

THẨM QUYỀN XỬ PHẠT

Điều 47. Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Trưởng Công an các cấp (trừ Trưởng Công an cấp xã) có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình.

2. Cảnh sát giao thông đường bộ có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ của người và phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ được quy định trong Nghị định này.

3. Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng Công an cấp xã trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:

a) Điểm đ, điểm e, điểm g, điểm l khoản 1; điểm g, điểm h, điểm m khoản 2; điểm b, điểm d, điểm h khoản 3; điểm a, điểm b, điểm đ, điểm h khoản 4; điểm b khoản 5; điểm b, điểm c khoản 6; khoản 7; khoản 8 Điều 8;

b) Điểm g, điểm h khoản 1; điểm b, điểm d, điểm đ, điểm i khoản 2; điểm đ, điểm e, điểm h, điểm i, điểm k khoản 3; điểm đ, điểm g, điểm i khoản 4; điểm b, điểm d khoản 5; điểm b khoản 6; khoản 7; khoản 8 Điều 9;

c) Điểm d, điểm đ, điểm e, điểm h, điểm i khoản 2; điểm b, điểm đ, điểm h khoản 3; điểm d, điểm e, điểm g khoản 4; điểm b, điểm c khoản 5; điểm a khoản 6; khoản 7 Điều 10;

d) Điểm c, điểm g, điểm h, điểm i khoản 1; khoản 2; khoản 3; khoản 4 Điều 11;

đ) Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15;

e) Khoản 1, khoản 2, khoản 4, khoản 5 Điều 18;

g) Điều 21, Điều 23;

h) Điểm b khoản 1; điểm a, điểm b khoản 4; điểm b khoản 5, điểm c khoản 7 Điều 26;

i) Điều 29, Điều 32;

k) Khoản 3, khoản 4 Điều 34; Điều 35, Điều 37, Điều 38.

4. Thanh tra đường bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tại các điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí, cơ sở kinh doanh vận tải đường bộ, khi phương tiện (có hành vi vi phạm) dừng, đỗ trên đường bộ; hành vi vi phạm quy định về đào tạo sát hạch, cấp Giấy phép lái xe, hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình đường bộ và một số hành vi vi phạm khác quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:

a) Điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm g, điểm h khoản 2; điểm d, điểm h khoản 3; điểm a, điểm b, điểm đ, điểm h khoản 4 Điều 8;

b) Điểm g, điểm h khoản 1; điểm d, điểm đ khoản 2; điểm g khoản 4; điểm d khoản 5 Điều 9;

c) Điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 2; điểm b khoản 3; điểm e, điểm g khoản 4; điểm b, điểm c khoản 5 Điều 10;

d) Điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 1; điểm a, điểm b khoản 2; điểm b khoản 3 Điều 11;

đ) Điểm a khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, điểm b khoản 5 Điều 14;

e) Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18;

g) Điểm c khoản 4, điểm b, điểm đ khoản 5 Điều 19;

h) Điều 22, Điều 23;

i) Điểm b khoản 4, khoản 5, khoản 7, khoản 8 Điều 24; Điều 25; Điều 26;

k) Khoản 1; điểm a, điểm b, điểm c, điểm đ khoản 2; khoản 3 Điều 27;

l) Điều 28, Điều 30, Điều 31, Điều 34, Điều 36, Điều 38, Điều 41, Điều 42.

5. Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Thanh tra đường bộ xử phạt đối với các hành vi vi phạm áp dụng thí điểm trong khu vực nội thành của các đô thị loại đặc biệt theo thẩm quyền quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này.

Điều 48. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;

d) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi, buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 5 Nghị định này.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này.

Điều 49. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân

1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 200.000 đồng.

2. Đội trưởng, Trạm trưởng của người quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.

3. Trưởng Công an cấp xã được áp dụng các hình thức xử lý vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 48 Nghị định này.

4. Trưởng Công an cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 5 Nghị định này.

5. Trưởng Phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng Phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên có thẩm quyền xử phạt như Trưởng Công an cấp huyện quy định tại khoản 4 Điều này.

6. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;

c) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 4 Điều này.

7. Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ và đường sắt, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;

c) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 4 Điều này.

Điều 50. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra đường bộ

1. Thanh tra viên đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 5 Nghị định này, trừ biện pháp buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép.

2. Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Chánh Thanh tra Tổng cục Đường bộ Việt Nam có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 5 Nghị định này.

3. Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 5 Nghị định này.

Điều 51. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thực hiện theo quy định tại Điều 42 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.



Mục 2

THỦ TỤC XỬ PHẠT

Điều 52. Thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền phạt

1. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính về giao thông đường bộ bị phạt tiền thì phải nộp tiền phạt theo quy định của pháp luật.

2. Việc thu, nộp tiền xử phạt tuân theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính được nộp tiền phạt bằng cách trừ vào tài khoản của mình tại ngân hàng.

3. Tiền phạt vi phạm hành chính theo Nghị định này phải nộp vào tài khoản tạm thu, tạm giữ của cơ quan tài chính mở tại Kho bạc Nhà nước và được sử dụng toàn bộ cho công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông đường bộ.

4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn việc thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền thu được từ việc xử phạt theo Nghị định này.

Điều 53. Thủ tục xử phạt

1. Thủ tục xử phạt phải tuân theo các quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 128/2008/NĐ-CP. Các mẫu biên bản và quyết định để sử dụng trong việc xử phạt được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Đối với chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ:

a) Trong trường hợp chủ phương tiện vi phạm có mặt tại nơi xảy ra vi phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt hành vi vi phạm hành chính theo các điểm, khoản tương ứng của Điều 33 Nghị định này;

b) Trong trường hợp chủ phương tiện vi phạm không có mặt tại nơi xảy ra vi phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt căn cứ vào hành vi vi phạm để lập biên bản vi phạm hành chính đối với chủ phương tiện và tiến hành xử phạt theo quy định của pháp luật, người điều khiển phương tiện phải ký vào biên bản vi phạm hành chính với tư cách là người chứng kiến và được chấp hành quyết định xử phạt thay cho chủ phương tiện. Trường hợp người điều khiển phương tiện không chấp hành quyết định xử phạt thay cho chủ phương tiện thì người có thẩm quyền xử phạt tiến hành tạm giữ phương tiện để bảo đảm cho việc xử phạt đối với chủ phương tiện.

Điều 54. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm

1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 10 (mười) ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này:

a) Vi phạm điểm b khoản 5, điểm b, điểm c khoản 6 Điều 8;

b) Vi phạm điểm b khoản 5, điểm b khoản 6 Điều 9;

c) Vi phạm điểm a khoản 6, khoản 7 Điều 10;

d) Vi phạm điểm d, điểm đ khoản 4 Điều 11 trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện;

đ) Vi phạm khoản 4, điểm d, điểm đ khoản 5 Điều 19;

e) Vi phạm khoản 3 Điều 20;

g) Vi phạm điểm a, điểm đ khoản 1 Điều 22;

h) Vi phạm khoản 1, điểm a khoản 2, điểm a khoản 4, khoản 5, khoản 7, khoản 8 Điều 24;

i) Vi phạm điểm c khoản 2 Điều 38.

2. Ngoài những trường hợp tạm giữ phương tiện quy định tại khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm đối với các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 46 và khoản 3 Điều 57 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

3. Khi phương tiện bị tạm giữ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, chủ phương tiện phải chịu mọi chi phí (nếu có) cho việc sử dụng phương tiện khác thay thế để vận chuyển người, hàng hóa được chở trên phương tiện bị tạm giữ.

4. Bộ Công an hướng dẫn cụ thể việc áp dụng biện pháp tạm giữ phương tiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

Điều 55. Chấp hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 (mười) ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, trừ trường hợp quy định tại Điều 65 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

2. Quá thời hạn được quy định tại khoản 1 Điều này mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành. Cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế. Việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thực hiện theo quy định tại các Điều 66, 67 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Điều 56. Sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ

1. Lực lượng Cảnh sát nhân dân, Thanh tra đường bộ được sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong hoạt động tuần tra, kiểm soát để phát hiện, truy tìm đối tượng vi phạm hành chính. Việc sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ này thực hiện theo quy định tại Điều 55a của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

2. Trong trường hợp bị cơ quan chức năng phát hiện hành vi vi phạm hành chính thông qua việc sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ (ghi lại hình ảnh phương tiện và biển số đăng ký của phương tiện), chủ sở hữu của phương tiện cơ giới đường bộ (bị sử dụng để vi phạm) có nghĩa vụ hợp tác với cơ quan chức năng để xác định đối tượng đã điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm.
__________________
Trời....ký nhầm...
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 8 Users Say Thank You to sonbenly For This Useful Post:
ISALYNA (27-05-2011), cd-woman (27-05-2011), cuabien (27-05-2011), daitran (26-05-2011), jimmy nguyen (27-05-2011), let-it-be (26-05-2011), mandalat (27-05-2011), simba (27-05-2011)