Xem bài viết đơn
  #7  
Cũ 15-06-2009, 10:47 PM
khoaton's Avatar
khoaton khoaton vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Độ về xe zin
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: HCMC
Bài gởi: 1.706
Thanks: 1.837
Thanked 4.021 Times in 674 Posts
Biến số xe: 52Z5-0508
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới khoaton
Mặc định Chơi môtô

TRƯỜNG PHÁI HOÀI CỔ
Dân chơi xe có tiền thì chơi xe “siêu”, xe “vua”, còn dân khoái xe nhưng túi tiền có hạn thì chơi xe cổ.

H. – Thành viên CLB mô tô CD Sài Gòn cho biết: “Xe nào sản xuất hơn 30 năm mà con chạy được, kể như xe cổ”. Tất nhiên, để những chiếc xe có tuổi nửa thế kỷ, già nua hom hem chạy được, dân chơi phải đầu tư không ít tiền để “hồi xuân”. Bởi vậy, dân chơi còn gọi việc chơi một con xe là “nuôi xe”.
Nuôi xe khác hẳn với việc mua một con xe đem về sửa cho đẹp rồi chạy. Nuôi xe công phu và hao tốn công sức không thua việc nuôi một con thú kiểng. Dân nuôi xe hiểu rỏ tính tình “giận hờn” của con xe và chiều xe hơn cả vợ. Vì vậy, mua một con xe, dân chơi gọi là “cưới một em”. Nhiều tay chơi, vì lý do nào đó đã “gả” chiếc xe của mình cho người khác nhưng vẫn cứ rề rà theo để xem chủ mới có đối xử tốt với con xe không.

H. nhận định: “Tuy nuôi xe hoài cổ ít tiền hơn xe “siêu” nhưng thu nhập mỗi tháng dưới 10 triệu đồng/ tháng, không nên rớ tay vô. Bởi trung bình mỗi tháng phải chăm chút cho em nó ít nhất 2 triệu đồng, em nó mới sáng sủa mặt mày với bàn dân thiên hạ”.

Dân chơi xe cổ thường chọn các hiệu xe uy tín về độ bền và kiểu dáng như Harley Davidson, Vespa, BMW, CD, Hon Da 67, mobillete.

Lúc đầu, phong trào chơi xe cổ chỉ quanh quẩn ở các thành phố lớn, sau này lan rộng đến khắp các tỉnh thành lân cận. Một số tỉnh lập riêng hội chơi xe địa phương, những tỉnh không có hội chơi xe thì dân chơi vác con xe của mình về “đầu quân” cho một hội chơi xe ở tình khác. Theo thống kê sơ bộ, toàn quốc đang lưu hành hơn 10.000 con xe cổ có tuổi đời hơn 50 năm, khoảng 300 con xe có tuổi đời ngấp nghé 60 năm và khoảng 100 con xe “thất thập cổ lai hy”. Riêng loại mobillete thì … phong trào nuôi vừa nhem nhúm lại vài năm, con số có thể hơn 200 con. Phong trào nuôi xe cổ tuy rầm rộ, có ban điều hành, có chủ nhiệm, có chủ tịch hội hẳn hoi nhưng chưa có CLB hay hội xe nào được Chính quyền cấp phép. Tuy “lụi” nhưng vẫn tồn tại mạnh khỏe vì đáp ứng sở thích của dân chơi xe.

Vì là xe mang tuổi lão nên chơi xe cổ phải tốn công sức tiền của “độ xe”. Để thu thập dữ liệu về phong trào nuôi mô tô, chúng tơi đã lân la cùng tham gia “chơi” với rất nhiều CLB, hội, nhóm mô tô và nhận ra rằng, ở mỗi nhóm chơi luôn luôn có một “cố vấn nghệ thuật” đứng ra khuấy động phong trào với mục đích là môi giới mua bán xe. Dân chơi xe càng hao tiền tốn của bao nhiêu thì những tay “cố vấn” càng thu lợi bấy nhiêu. Để có thể làm “cố vấn”, tay môi giới phải có đủ kiến thức về xe để các “dân máu” đủ tin tưởng nghe lời tư vấn. Một con xe Harley còn nguyên mẫu sản xuất năm 1968, “cố vấn” chỉ cần bảo: “Không hợp thời trang, bỏ bộ đèn cũ ra, tậu bộ đèn sản xuất năm 1999 vào, xe sẽ ngầu hơn”. Thế là chủ nhân nhờ “cố vấn” lùng cho bằng được bộ đèn trị giá 2000USD. Xe không còn nguyên mẫu, mất zin nhưng chủ nhân lại khoái.

Vì vậy, tiêu chí chơi xe được dân chơi quy định bất thành lời là: “Miễn sao, các thành viên khác nhìn xe mình tấm tắc khen là được. Có ai đó chê con xe của mình có bộ ốc không xứng đáng là mình thay ngay toàn bộ các con ốc” – Một tay chơi xe là luật sư nói như vậy.

Thông thường, dân chơi tậu một con xe không đáng giá bao nhiêu. Các tay “săn” xe thường về các vùng sâu, chưa có phong trào chơi xe lung kiếm. Có khi, một chiếc CD 250 phân khối đang được một bác nông dân sử dụng làm xe kéo thùng chở phân bón ra đồng, tay săn xe xin mua lại với giá khoảng 20 chục giạ lúa. NHìn “chiếc máy kéo” già hom hem đáng bỏ làm sắt vụn đang được tận dụng quãng đời tàn làm đầu kéo, được một người mua với giá “khá cao”, ông nông dân vừa bán vừa mừng. Chiếc CD mang về thành phố “độ” thành nàng công chúa và được hét giá hơn 20 triệu đồng.

Dân chơi xe cổ thường “độ” thành hai trường phái: NGuyên mẫu và phá mẫu.
Một chiếc xe già nua, cái gì cũng kêu trừ kèn, sẽ được rã ra toàn bộ để làm máy, làm đồng. Nếu chủ nhân chi chi tiền săn lùng những món phụ tùng của chính hãng lắp vào thì con xe sẽ thuộc về trường phái nguyên mẫu. Nếu chủ nhân không đủ tiền thì thợ độ sẽ kiếm những món phụ tùng của chủng loại xe khác nhưng tương thích hoặc thiết kế, chế biến, sản xuất món phụ tùng hoàn toàn mới, chỉ có ở Việt Nam lắp vào. Thân thể con xe trở thành “liên hiệp quốc” nhưng vẫn “sang như mới, cỡi như ru”, ấy là xe phá mẫu. Dân chơi xe phá mẫu không được xếp vào hạng chơi xe cổ mà xếp vào hạng chơi xe cổ…quái.

Trừ dân cò mua bán xe, dân nuôi xe nguyên mẫu lao tâm khổ trí rất nhiều về con xe của mình. Những chiếc xe đã quá tuổi, chính hãng đã không còn sản xuất phụ tùng từ rất lâu, vì vậy, tìm một món phụ tùng zin của chính hãng không phải dễ, chưa kể đến việc nhận dạng món phụ tùng nào mới là chính hãng. Để nhận dang được món phụ tùng chio1nh hãng, ngoại việc nghe lời tưva61n của các cò xe, dân chơi còn tìm cách liên lạc với hãng để mong có được bộ “khai sinh” gốc hoặc lên mạng hỏi các các tay chơix e quốc tế. Khi đã nhận diện được “đồ”, tay chơi bắt đầu chiến dịch săn lùng. Chợ phụ tùng Tân Thành, tp. Hồ Chí Minh được xem như nơi mua bán lớn nhất toàn quốc các món phụ tùng xe mô tô, xe gắn máy. Tuy nhiên, có những món không còn trên thế gian nữa thì đành bó tay. Thế là, để lấy bình xăng con, dân chơi phải mua nguyên chiếc xe cũ.

Để chiếc xe có đẳng cấp, dân chơi phải tìm cho ra các món phụ tùng chính hãng. Và một chiếc xe nguyên mẫu sẽ có giá tiền “dưới xe vua, trên xe quái” ở tầm trên dưới 70 triệu đồng/ chiếc.

Dân chơi Harley Davidson thì dễ tìm phụ tùng hơn các loại xe khác vì hãng này chuyên sãn xuất xe bằng thủ công và khuôn mẫu tùy thuộc vào khách hàng. Tuy nhiên, cái mà dân chơi muốn là, món phụ tùng phải đúng đời xe. C. sỡ hữu một con xe Harley đời 1969, chóa đèn pha có lưỡi trai inox. Trên lưỡi trai có in phù hiệu Harley là con đại bàng xòe cánh. Những chóa đèn Harley thế hệ sau không có lưỡi trai, thế là ông C. nhờ người quen đang ở Mỹ đến hãng tìm đúng món, đúng đời. Không còn sãn xuất loại chóa đèn này nhưng may là một công nhân của hãng vẫn còn giữ một cái trong kho đồ cũ. Cái chóa đèn về đến Việt Nam lắp vào xe, thế là con xe của ông C. được tăng thêm 1000 USD so với giá cũ.

Một chiếc vespa cũ, bỏ xó bếp chỉ ở tầm 3 – 4 triệu đồng. Dân chơi mang về “tút tít, mông má, độ” thành xe cổ nguyên mẫu được chào giá hơn 50 triệu đồng là chuyện thường ngày trong giới chơi xe. Thế nhưng, khi đã có một con xe vừa ý, hiếm tay chơi thực thụ nào muốn “gả” cho người khác ngoài trừ lầm vào hoàn cảnh bất khả kháng. Còn dân cò xe thì độ xong một chiếc xe phải tìm cách show hàng cho dân chơi thèm thuồng để bán.

Nếu nói về độ ầm ĩ thì CLB mô tô CD Sài Gòn thuộc hàng “đáng nể” trong giới chơi xe toàn quốc. Ban đầu, vào khoảng năm 2003, một vài tay chơi mô tô CD tập họp nhau lại để trao đổi kinh nghiệm “độ xe”. “Độ” xong, các tay chơi rủ nhau đi dã ngoại để thử xe. Những chuyến dã ngoại đường trường tung bụi “vó ngựa sắt” đã hấp dẫn những tay chơi khác. Dần dà, CLB thu hút được hơn 100 chiếc xe với “dân số” hơn 70 người cả nam lẫn nữ. CLB CD Sài Gòn có hẳn những trang phục riêng và thường tổ chức những chuyến dã ngoại rất đình đám. Trong 2 kỳ lễ hội Festival hoa Đà Lạt 2006 và 2007, người dân sống ven tuyến quốc lộ Tp. Hồ Chí Minh – Đà Lạt có dịp chứng kiến đoàn xe mô tô gần 100 chiếc đùng đùng chạy xé gió. Hàng trăm chiếc pô cùng gầm gào, tạo thành một thứ âm thanh hùng dũng cộng với những bộ trang phục bệt, beo, rock của “kỵ sỹ” trông rất hay.

Ở phía Bắc, dân chơi xe mô tô cổ cũng không kém cạnh. NHiều CLB quy tụ gần 100 chiếc xe theo các trường phái riêng. Dân chơi CD thì tự nhận là CBL “chuồng trâu”, bởi những chiếc xe CD to kềnh, trùi trũi. Những chuyến dã ngoại cũng ầm ĩ không kém CD Sài Gòn.

Dân chơi Ducati thì thường tụ tập vùng ngoại thành lên đồi “phóng xe”, chạy biểu diễn. Dân Hon Da 67 thì thỉnh thoảng ra xa lộ “kéo” để thử sức máy với các thành viên khác.

-còn tiếp-
__________________
Nhìn CD vẫn còn thèm làm sao...là sao....
To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
Cho chừa cái tội.....
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 4 Users Say Thank You to khoaton For This Useful Post:
1stLady (17-06-2009), Tuanrocker (16-06-2009), tieuphuvivu (22-04-2010), wonghong (16-06-2009)