Xem bài viết đơn
  #23  
Cũ 04-08-2009, 12:19 AM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định 28 giờ ở Cố đô Huế - Part 1 : Chùa Thiên Mụ

Cũng trong huyền thoại Thiên Mụ ngày xưa,ngoài việc làm chùa, bà lão trong huyền thoại còn nói đến việc cầu linh khí trở về - ý nói đến việc san bằng vết trấn yểm của Cao Biền thuở trước. Không biết về việc đó, khi xưa Nguyễn Hoàng đã làm như thế nào, nhưng đến nay có một huyền thoại về phế tích con rùa ở chùa Thiên Mụ.
Hiện nay ở ngoài vòng thành của chùa có một cái hồ nhỏ, được gọi là Bình hồ. Trên bờ phía Tây Nam của hồ, góc Tây của chùa Thiên Mụ, có một phế tích có hình dạng của một con rùa. Có ba thuyết chính về phế tích con rùa này đều liên quan đến việc trấn yểm long mạch của đồi Hà Khê.

Thuyết thứ nhất : kể đại ý rằng, trên bờ của Bình hồ có một tảng đá lớn trông giống hệt một con rùa. Tương truyền khi chùa xây xong, có con rùa từ sông trước bò ngang qua chùa để ra phía sau, nhưng gần tới hồ thì trời nổi cơn giông tố, sét đánh chết con rùa, và biến con vật thành phiến đá.

Người ta giải thích rằng, khi Nguyễn Hoàng làm xong chùa, tức là có động đến việc hoàn nguyên long mạch, nên phù phép trấn yểm xưa của Cao Biền hết linh, con rùa yểm phải trồi lên bò qua chùa sang hồ, để rồi bị trời đánh chêt - một kiểu lý giải rất ... dân gian, vì các tài liệu sau này nói rằng, phế tích hình con rùa ấy không phải bằng đá, mà được xây bằng vôi gạch.


Thuyết thứ hai : thuyết này cho rằng cái hồ ở sau chùa Thiên Mụ là do người địa phương đào để yểm lại, ngoài việc đào hồ, người ta còn đắp bằng vôi gạch bên cạnh hồ một con Rùa Mốc lớn. Đắp Rùa mốc, vì ngày xưa, người ta dùng từ "Rùa mốc" để ám chỉ những việc không đáng sợ, không đáng lo ngại.

Thuyết này có một số điểm hợp lý, nói đúng về thực tiễn phế tích, lại nói lên được tinh thần phản kháng mạnh mẽ của dân ta chống lại sự phá hoại về mặt tâm linh của kẻ địch. Tuy nhiên nó cũng có những điểm bất hợp lý, vì Rùa vốn là một loài linh vật từ xưa, khi An Dương Vương dựng nước, rồi sau đến Lê Lợi đuổi giặc Minh, cũng có truyền thuyết về Rùa Vàng cho mượn gươm báu. Vì thế, nếu theo thuyết này, tại sao người xưa lại đắp tượng con rùa vĩ đại đến thế - nếu với ý nghĩa khinh thường, kiểu "đồ rùa mốc"?


Thuyết thư ba : nghe có vẻ ít màu sắc huyền thoại nhất, người ta nói rằng, Con rùa này do nhà chùa đắp nên, vì ngày xưa trong chùa có 2 con rùa thường xuống uống nước dưới Bình hồ. Một hôm, chỉ có 1 con về lại chùa, người ta đi tìm và thấy nó nằm chết bên hồ. Nhà chùa bèn chôn con rùa ngay chỗ đó, và đắp lên trên một tượng rùa lớn, ghi dấu lại nơi con vật quý đã chết.

Mầy mò bao nhiêu tài liệu linh tinh về chùa Thiên Mụ, biết được có cái phế tích rùa này, nhưng lúc đến Huế thì lại không đến xem được. Một phần vì lúc quay lên đến khu nhà ở của các tăng lữ (đúng phía Tây chùa) để tìm cách ra ngoài vòng thành, thì trời bỗng đổ mưa - trong dịp cả nước nóng như rang, hơn nữa, lúc ấy tự dưng bị chuột rút (vọp bẻ), không tài nào quốc bộ được nữa, ngồi núp mưa xong thì trời đã sập tối, đành về, để lần sau ghé chùa,sẽ lại tìm xem sau vậy.

Kết thúc Part 1 trong 28 giờ ở Cố đô Huế
__________________
Gác kiếm
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 9 Users Say Thank You to tunbo For This Useful Post:
DRAGON76 (04-08-2009), Tuanrocker (01-09-2009), beemer (05-08-2009), funny_bro (07-08-2009), jimmy nguyen (04-08-2009), mobinam (05-08-2009), simba (05-09-2009), sonbenly (09-08-2009), trang11 (06-08-2009)