Xem bài viết đơn
  #12  
Cũ 24-09-2008, 03:45 PM
hakunamatata hakunamatata vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Member
Tìm tài liệu độ xe
 
Tham gia ngày: Jan 2008
Bài gởi: 63
Thanks: 0
Thanked 16 Times in 11 Posts
Mặc định Re: Hỏi về tỉ số nén

Trích:
Nguyên văn bởi tunbo
Trích:
Nguyên văn bởi hakunamatata
Em tính như thế này:
Nhận xét rằng, khi lên trái Viva, d=5,4cm, mặt piston khi ở điểm chết trên bằng mặt so với piston gin và bằng với mặt đáy trên của xilanh, do đó, nếu không “Lã chảo, tém đầu, móc mắt” thì thể tích buồng đốt Vc xem như không thay đổi. Như vậy để tính tỉ số nén N trước tiên ta tính Vc:
Khi còn trái gin, biết piston có d=4,4cm, hành trình s=4,1cm (tức Vd=3,14*4,4^2/4*4,1=62,3cm3), N=9,4:1, ta có:
N=(Vd+Vc)/Vc=9,4  Vd/Vc=8,4  Vc=Vd/8,4=62,3/8,4=7,4cm3
Lên trái d=5,4 mà không thay tay dên, khi ấy: Vd=3,14*5,4^2/4*4,1=93,9cm3, vậy N=(93,9+7,4)/7,4=13,7:1
Hakuna có vấn đề chỗ tính toán rồi.
Cái Vc = 7,4cm3 là ứng với piston đường kính 44mm. Khi lên Piston đường kính 54mm, Vc lúc đó cũng tăng lên chứ không còn là 7,4cm3 nữa.
Lúc đó, Vc = 5.4/2x5.4/2x3.14x0.488 = 11.17cm3
(4.88mm là khoảng cách từ dỉnh piston ở điểm chết trên đến chảo - tớ đã tính ở bài trên)
Tỉ số nén lúc này sẽ là : N = (Vd + Vc)/Vc
N = (93.9 + 11,17)/11.17 = 9.4

@ Ec : thì tớ cũng thấy không đơn giản, khi nói cái tỉ số nén không phụ thuộc vào đường kính Piston, chắc ngoài vụ chảo, nó còn nhiều cái nữa tác động đến việc tại sao đường kính piston phải thhé này hay thế kia.
Thực ra, trong phần tính toán của tớ chưa đả động gì đến thể tích chảo, trong trường hợp lên trái 54mm mà không động đến chảo, thì thể tích chảo không đổi, tuy thế, nó sẽ ảnh hưởng đến tỉ số nén ít nhiều (cái này chịu, không biết tính, giá biết thể tích chảo thì tớ tính chính xác tỉ số nén sau khi lên máy được - nhưng cái chảo như thế, bó tay, không tính được thể tích của nó)
Bác tunbo xem lại cái giả thiết của em nhá: mặt piston khi ở điểm chết trên bằng với mặt đáy trên của xilanh thì rõ ràng Vc không đổi.
Cái đoạn 4,88mm mà bác tính ra là do sự quy đổi chứ nó không có tồn tại trong thực tế.

Hình dáng của phần chảo rất phức tạp, không dùng công thức để tính thể tích được mà phải dùng cách khác: đổ chất lỏng vào cho đến vừa bằng miệng chảo sau đó trút vào ống nghiệm có vạch đo thể tích, ở đây mình tính được nó là nhờ biết trước tỉ số nén của trái gin là 9,4:1, coi như nhà sản xuất đã đo sẵn.

Trong trường hợp mặt của piston thấp hơn so với mặt đáy trên của xilanh, trái Max chẳng hạn (đk=5,35), cũng vẫn có thể tính được tỉ số nén như cách tính của em, nhưng khi đó Vc sẽ thay đổi một khoảng đúng bằng thể tích của phần hụt đi (khoảng 3mm):
Vc(trái gin)=7,4cm3
Thể tích phần hụt: Vh=3,14*5,35^2/4*0,3=6,7cm3
=> Vc(trái Max)=7,4+6,7=14,1cm3
Dung tích danh định tương ứng với trái Max: Vd(trái Max)=3,14*5,35^2/4*4,1=92,1cm3
=> N=(92,1+14,1)/14,1=7,5:1 (hơi bị hụp)

Ở trên chúng ta đã bỏ qua sự phức tạp của mặt piston, coi như bằng phẳng, thực tế nó lồi lõm, có mắt souppap.

Mỗi tiệm làm máy có một cách thức xử lý riêng đối với mỗi trường hợp lên trái lớn như thế này, chủ yếu nhờ vào kinh nghiệm riêng (gọi nôm na là “bài”). Hầu hết họ cũng chẳng tính toán gì như ae chúng ta vừa làm mà chỉ mò mẫm bớt ra hoặc bù vào theo phương pháp thử - sai, đến khi nào hết “tức hơi” hoặc hết “hụp hơi” thì thôi. :lol:
__________________
Có phải xuân tàn răng rụng hết?
Đêm qua nhai nát một nhành mai.
Trả Lời Với Trích Dẫn