Xem bài viết đơn
  #3  
Cũ 13-02-2012, 11:48 AM
cd-woman's Avatar
cd-woman cd-woman vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe độ tá lả
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Sài Gòn
Bài gởi: 601
Thanks: 1.938
Thanked 6.273 Times in 497 Posts
Mặc định

Và tìm tòi được 1 bài viết trên Yume về tour 9 cửa sông :
Kỳ 1: Tìm về vùng đất 9 rồng
Có lẽ trong tiềm thức của mỗi người dân Nam Bộ luôn gắn liền với dòng sông Cửu Long, nơi kết thúc của dòng Mê Kong huyền thoại, một trong mười dòng sông vĩ đại nhất thế giới, là nơi dòng nước chia thành chín nhánh sông đổ vào biển Đông như chín cái vòi rồng. Và như một thách thức ngay từ cái tên gọi “sông chín rồng”, chúng tôi quyết định băng qua chín cửa sông rồng đó để thỏa nguyện khám phá nơi kết thúc ngoạn mục của sông Mê Kong trước khi dòng nước này hòa mình vảo biển lớn.

**Nơi những cung đường chắp nối

Nếu là thực hiện khám phá sông Cửu Long, mọi chuyện sẽ đơn giản hơn nhiều. Nhưng phía trước chúng tôi là một hành trình đầy thử thách khi phải vượt qua chín cửa sông Cửu Long, nơi mỗi nhánh sông trước khi hòa mình vào biển Đông là một điều mới lại ở một vùng đất mới, một cung đường vượt qua với những chặng đường heo hút dọc theo bờ biển. Để vượt qua chín cửa sông Cửu Long: Cửa Tiểu; Cửa Đại; Cửa Ba Lai; Cửa Hàm Luông; Cửa Cổ Chiên; Cửa Cung Hầu; Cửa Định An; Cửa Ba Thắc (Bassac); Cửa Trần Đề, lộ trình được đặt ra, từ TPHCM đi về Gò Công, vượt qua Cửa Tiểu, Cửa Đại tới huyện Bình Đại, Bến Tre vượt qua Cửa Ba Lai, tiếp tục hành trình xuyên qua huyện Ba Tri, Bến Tre vượt qua cửa Hàm Luông, rồi đến Thạnh Phú, Bến Tre vượt cửa Cổ Chiên, qua địa phận Trà Vinh vượt cửa Cung Hầu, rồi tìm về huyện Trà Cú, Trà Vinh để vượt cửa Định An. Như vậy, chỉ còn cửa Ba Thắc và Cửa Trần Đề nằm ở huyện Cù Lao Dung của Sóc Trăng. Và Phương án tối ưu được đặt ra là dùng xe gắn máy để vượt qua chặng đường gần 200 km theo chiều dài địa lý của chín cửa sông. Anh bạn đồng nghiệp từ Đài truyền thanh truyền hình Ba Tri còn dặn dò thêm “… các ông nhớ đừng mang theo nhiều đồ nhé, mang đi rồi bỏ xuống sông thì uổng lắm, và kím chiếc xe cà tàng chạy tốt tốt một chút, chứ nó mà hỏng là nằm bờ nằm bụi dài dài”. Dù anh bạn quay phim trong đoàn hơi “căng thẳng” một chút nhưng chắc chắn nhiệm vụ lần này ắt phải thực hiện và không gì ngăn cản được những bước chân khám phá dù cung đường phía trước mà chúng tôi phải vượt qua có cam go đến mấy, có heo hút độc hành đến mấy.

**Nơi sự sống luôn trỗi dậy

Những con đường đê lúc ven sông, khi men biển dài hàng trăm km dẫn dắt chúng tôi dần về tới vùng đất của sông chín rồng. Rồi Cửa Tiểu, Cửa Đại cũng dần hiện hữu trước mắt chúng tôi. Anh bạn đồng nghiệp từ Ba Tri, người sẽ hỗ trợ chúng tôi trong việc dẫn đường gọi í ới báo bận việc đột xuất, không thể đón chúng tôi sớm hơn. Thế là hành trình vượt cửa biển của chúng tôi đành phải độc hành trên những chiếc đò trễ chuyến lúc xế chiều.

Rồi chúng tôi cũng vượt qua các cửa biển, bỏ lại sau lưng những Pháo đài Trương Định, lăng ông Nam Hải, Đền thờ Võ Tánh… nơi Cửa Tiểu gắn liền với những cứ địa hào hùng một thời của cha ông, rồi những xưởng đóng ghe tàu nổi tiếng với Ghe Cửa tại Cửa Đại.

Cuối cùng chúng tôi cũng tới được cửa Ba Lai, nơi mà theo nhiều người nói dòng sông Ba Lai đang oằn mình tống những hạt phù sa yếu ớt ra cửa biển trong dòng chảy ngày dần vơi cạn. Để tận mắt chứng kiến, chúng tôi được anh Phan Văn Hoàng, sống gần ngay cửa Ba Lai nhận lời đưa chúng tôi vượt qua cửa biển. Anh Hoàng kể “từ khi có cống đập Ba Lai, nước sông Ba Lai cạn dần, lại bị cát biển bồi lấp ngày một nhiều nên giờ cửa biển chắc chỉ còn bằng một phần ba thôi”. Anh chỉ tay về phía những cồn bãi đang ngày một vươn mình ra biển nói “kia là những bãi sò, nhiều lắm… người ta nuôi đó, nếu các anh thích thì ghé đó mua ít sò về ăn chơi”. Hóa ra dòng nước Ba Lai khi vơi cạn cũng đã tạo nên công ăn việc làm cho người dân. Ấy thế mà nghề nuôi sò tại Cửa Ba Lai đã mang lại kinh tế khá giả cho nhiều hộ gia đình tại đây. Ươc tính có khoảng hơn 70 % hộ sống gần Cửa Ba Lai có bãi sò, có những hộ có bãi sò rộng đến 5ha, thu nhập bình quân hàng năm lên đến vài trăm triệu đồng. “nhà tui cũng có bãi sò khoảng 2ha ở phía trong gần con rạch Hầu Tào đó” Anh Hoàng mau mắn kể thêm.

Chiều trên cửa Ba Lai, bầu trời trở nên đen nghịt và bắt đầu đổ mưa to khi chúng tôi đang lênh đênh nơi cửa biển. Cồn Dương nằm phía bên bờ Ba Tri dần mờ ảo trong làn mưa, cửa sông Ba Lai bỗng nỗi sóng giữ như thể muốn nói rằng, dòng Ba Lai vẫn luôn muốn tìm đường về với biển, bất chấp mọi cản trở để hòa mình vào thiên nhiên như chính huyền thoại về một nhánh sông bi tráng trong hệ thống sông chín rồng nơi đây.

Chia tay anh Hoàng và Cửa Ba Lai, chúng tôi đinh ninh chắc ngày mai thôi sẽ gặp được anh bạn dẫn đường kia.

còn tiếp
__________________
Sao cứ phải buồn khi quanh ta luôn có niềm vui
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 18 Users Say Thank You to cd-woman For This Useful Post:
DanhCB (13-02-2012), Forever (13-02-2012), Makino (13-02-2012), Minh ĐEN (13-02-2012), Tandold (21-02-2012), ThaiBinhDuong (08-04-2012), cuabien (13-02-2012), cuongcamau (13-02-2012), djquachtien (13-02-2012), duynguyen (13-02-2012), hieumaylanh (26-04-2012), longan_cd (13-02-2012), maiminh (13-02-2012), mandalat (13-02-2012), simba (13-02-2012), thehuy (13-02-2012), tiviet (17-02-2012), trang11 (13-02-2012)