Xem bài viết đơn
  #5  
Cũ 10-03-2011, 11:53 AM
thehuy's Avatar
thehuy thehuy vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Độ về xe zin
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nhà trọ không số
Bài gởi: 1.679
Thanks: 5.599
Thanked 3.283 Times in 772 Posts
Biến số xe: NoPP
Mặc định Tiếp theo

LOẠI ĐỊA BÀN MẶT TRÒN DI ĐỘNG

Tiêu biểu cho loại nầy là “địa bàn quân sự”. Là một dụng cụ rất tinh vi, chính xác và dễ sử dụng. Gồm có những thành phần sau đây:
1. Khoen đồng: Dùng để luồn ngón cái, giữ địa bàn khi nhắm hướng và khoá nắp địa bàn.
2. Nắp địa bàn: Có một khe hình chữ nhật, giữa có một sợi dây nhỏ gọi là “chỉ nhắm hướng”, để nhắm ban ngày. Hai đầu chỉ nhắm hướng có hai chấm lân tinh dùng để nhắm ban đêm. Nắp được gắn với thân địa bàn bằng một bản lề.
3. Mặt địa bàn: Gồm có hai mặt kính –
- Mặt thứ nhất: xoay tròn được, và có 120 nấc (mỗi nấc bằng 3 độ). Trên mặt kính có một vạch và một chấm lân tinh hợp với nhau thành một góc 45 độ, góc là trục của địa bàn.
- Mặt thứ hai: Cố định, có một vạch đen chuẩn hướng về nắp địa bàn.
4. Mặt kính khắc số di động: Được gắn vào một thanh nam châm và xoay quanh một trục. Trên đó, có hai mặt số.
- Vòng ngoài: Màu đen, chỉ ly giác. Có 6400 ly giác.
- Vòng tròn: Màu đỏ, chỉ độ. Có 360 độ.
Trên mặt kính di động nầy có những chữ E (East = Đông), W (West = Tây). Và một tam giác lân tinh chỉ về hướng Bắc hay 6400 ly giác hoặc 360 độ.
5. Bộ phận nhắm: Gồm có khe nhắm và kính phóng đại.
6. Thước đo: Nằm ngoài cạnh trái của địa bàn khi mở ra, sử dụng cho những bản đồ có tỷ là 1/2500.
Loại mặt tròn di động



Cách sử dụng địa bàn quân sự.
- Mở và ấn khoen đồng xuống phía dưới.
- Mở nắp và bẻ thẳng góc với mặt địa bàn.
- Mở bộ phận ngắm xiên 45 độ so với mặt địa bàn.
- Luồn ngón cái tay phải qua khoen đồng.
- Ngón tay trỏ phải ôm quanh thân địa bàn, ba ngón còn lại đỡ thân địa bàn.
- Tay trái ôm và nâng bàn tay phải, hai cùi chỏ ngang vai.
- Đưa địa bàn sát vào mắt, lấy đường ngắm.



Muốn tìm số độ hay ly giác của một hướng.
Đưa địa bàn lên nhắm một đường thẳng tưởng tượng xuất phát từ khe nhắm qua chỉ nhắm và hướng thẳng đến mục tiêu. Liếc mắt nhìn qua kính phóng đại và đọc số độ hay ly giác nằm dưới vạch chuẩn đen.

Muốn tìm hướng tương ứng với số độ hay ly giác đã biết.
Các bạn chỉnh địa bàn theo số độ hoặc ly giác đã được cho, làm sao cho số độ hoặc ly giác đó nằm dưới vạch chuẩn đen. Giữ như thế rồi đưa lên mắt, vừa lấy đường ngắm vừa kiểm tra số độ và ly giác.
Kéo một đường thẳng tưởng tượng từ khe nhắm qua chỉ nhắm xem có vật gì để làm mục tiêu hay không. Nếu có, các bạn ghi nhận điểm móc đó. Nếu không có hoặc quá xa, khó xác định, các bạn tìm những mục tiêu phụ gần đó.
Ngoài việc tìm phương hướng, địa bàn còn có nhiều công dụng khác như:
- Thay thế thước đo góc.
- Định hướng bản đồ.
- Đo độ cách giác giữa hai điểm ngoài địa thế và trên bản đồ.
- Kẻ phương giác ô vuông trên bản đồ.
- Bẻ góc khi di chuyển.
- Đi theo một hướng ban ngày.
- Đi theo một hướng ban đêm.
- Làm mật hiệu…
- ………………

THIẾT BỊ ĐỊNH VỊ TOÀN CẦU GPS (GLOBAL POSITIONING SYSTEMS)


Ngày nay, người ta đã tung ra thị trường các loại thiết bị định vị toàn cầu bằng tinh thể lỏng rất gọn, nhẹ. Giúp cho các nhà thám hiểm, phiêu lưu, khai phá, du lịch… biết được vị trí chính xác của mình trên hành tinh nầy qua vệ tinh. Nếu có thiết bị nầy, chúng ta khó mà bị thất lạc, dù trong rừng rậm, giữa đại dương hay trên sa mạc.


Sử dụng thiết bị SILVA GPS COMPASS
Trước khi rời khỏi nơi đậu xe, bạn bấm vào thiết bị, ghi nhớ chỗ đậu xe là “MY CAR”. Sau đó, các bạn cứ việc lên đường. Vào chiều tối, khi các bạn dừng chân cắm trại, hãy nhập vào bộ nhớ của GPS vị trí đất trại là “LOCATION 1”. Ngày hôm sau, các bạn rời đất trại và tiếp tục chuyến dã ngoại. Buổi chiều, các bạn muốn quay về lại đất trại – các bạn bấm hiển thị lên màn hình “LOCATION 1” và xê dịch thiết bị cho đến khi màn hình hiển thị hướng đi về “Vị Trí 1”. Cứ đi theo hướng đó, các bạn sẽ về đất trại. Ngày kế tiếp, các bạn muốn quay về xe của mình, các bạn bấm “MY CAR”. GPS sẽ hướng dẫn các bạn phương giác đi thẳng về xe của mình.
Thiết bị SILVA GPS COMPASS có thể ghi nhớ 79 vị trí. Ngoài ra, thiết bị còn sử dụng cho nhiều chức năng khác.

GIỮ HƯỚNG ĐI

Sau khi đã nhận được hướng mà chúng ta cần phải di chuyển, thì các bạn phải biết cách giữ đúng hướng đi để khỏi bị lệch.

Khi không có địa bàn
Nếu không biết phương pháp thì cứ mỗi một đoạn, các bạn lại phải mất công leo lên cao để kiểm tra lại, nếu không thì sẽ bị lạc. Vì vậy, các bạn cần tìm một vật chuẩn hay một hướng chuẩn để đi đến.
- Nếu vật chuẩn to lớn hay dễ nhìn thấy (như đỉnh núi, cây to giữa khoảng trống…) thì khá dễ dàng, các bạn chỉ cần nhắm vào đó mà đi tới.
- So sánh góc của hướng gió với hướng di chuyển, giữ làm sao để không bị lệch (lưu ý khi trời trở gió)
- Nếu là ban đêm, cố gắng tìm cho được sao Bắc Đẩu hay sao Nam Tào để làm điểm chủân, và luôn luôn giữ đúng góc giữa điểm chuẩn và hướng di chuyển.
- Nếu ở trong rừng, các bạn nhắm một đường thẳng tưởng tượng xuyên qua một số vật chuẩn dễ nhận thấy (gốc cây, gộp đá, gò mối…). Chúng ta tạm gọi vật chuẩn gần chúng ta nhất là điểm 1, tiếp theo là điểm 2… chúng ta đi thẳng tới điểm 1, và từ điểm 1 chúng ta nhắm một đường thẳng tiếp theo đi qua điểm 2, (bây giờ nó là điểm 1) đến một vật chuẩn khác… và cứ tiếp tục như thế, chúng ta giữ được hướng đi.

Khi có địa bàn
Nếu đã biết được hướng cần phải đi, các bạn dùng địa bàn để gióng hướng và lựa một điểm chuẩn nào dễ nhận thấy nhất trên hướng đi để làm đích đến. Sau khi tới nơi, các bạn lại dùng địa bàn để nhắm một điểm tiếp theo. Làm như thế, cho dù chúng ta có đi vòng vèo để tránh chướng ngại trong rừng, thì chúng ta vẫn giữ đúng hướng đi.


BẺ GÓC TRONG KHI DI CHUYỂN

Trên đường di chuyển theo hướng đã định sẵn, nếu gặp những chướng ngại vật lớn (đầm lầy, ngọn đồi, khúc quanh con sông…) mà các bạn không thể hay không muốn vượt qua, mà vẫn giữ đúng hướng đi, các bạn có thể dùng phương pháp bẻ góc và đếm bước để giữ hướng đi. Khi bẻ góc, tuỳ theo chướng ngại, các bạn có thể bẻ góc vuông hay bẻ góc tam giác vuông cân, và phải đếm bước để tính khoảng cách.

Bẻ góc vuông

Quy luật:
- Muốn rẽ phải một góc vuông, lấy trị số hướng đang đi cộng với 90°. Nếu trị số hướng đi lớn hơn 270° thì trừ đi 270°.
- Muốn rẽ trái một góc vuơng, lấy trị số hướng đang đi trừ với 90°. Nếu trị số hướng đi nhỏ hơn 90° thì cộng với 270°.
Thí dụ:
Chúng ta đang đi về hướng 30° thì gặp một ngọn đồi:
- Lần thứ nhất, chúng ta rẽ phải một góc vuông: 30° + 90° = 120°. Di chuyển theo hướng mới nầy (120°), chúng ta đếm được 900 bước đôi (ta gọi đoạn nầy là AB).
- Lần thứ hai, chúng ta rẽ trái một góc vuông: Áp dụng theo quy tắc, ta có hướng đang đi là 120° - 90° = 30°. Di chuyển theo hướng nầy cho đến khi qua khỏi chướng ngại vật (ta gọi đoạn nầy là BC).
- Lần thứ ba, chúng ta rẽ trái một góc vuông: Áp dụng quy tắc ta co hướng đang đi là 30° (nhỏ hơn 90°) như vậy: 30° + 270° = 300°. Di chuyển theo hướng nầy, chúng ta đếm trả lại 900 bước đôi, (ta gọi đoạn nầy là CD. Như thế AB = CD).
- Lần thứ tư, chúng ta rẽ phải một góc vuông: Áp dụng quy tắc ta có hướng đang đi là 300° (lớn hơn 270°) như vậy: 300° - 270° = 30°. Như vậy là chúng ta đã trở lại hướng đi ban đầu.


Rẽ góc tam giác vuông cân
Người ta thường sử dụng công thức: rẽ góc lần đầu 45°, góc lần thứ hai 90°, và trở lại hướng ban đầu.
Quy tắc rẽ 45°:
- Rẽ trái: Lấy trị số hướng đi trừ cho 45°. Nếu trị số hướng đi nhỏ hơn 45° thì cộng với 315°.
- Rẽ phải: Lấy trị số hướng đi cộng cho 45°. Nếu trị số lớn hơn 315° thì trừ với 315°.
Thí dụ:
Chúng ta đang đi về hướng 90°, thì gặp một cái hồ.
- Lần thứ nhất: rẽ trái 45°. Ta có: 90° - 45° = 45°. Chúng ta đếm bước và đi theo hướng nầy cho đến khi qua khỏi chướng ngại.
- Lần thứ hai: rẽ phải 90°. Ta có 45° + 90° = 135°. Chúng ta đếm bước trả lại bằng số bước mà chúng ta đã rẽ lần thứ nhất.
- Lần thứ ba chúng ta tự động quay về hướng cũ = 90°.

PHƯƠNG GIÁC THOÁI

Phương giác thoái (hay phương giác nghịch) là phương giác ngược chiều với phương giác tiến. Nói một cách khác là hai phương giác trên cách nhau một nửa vòng tròn (tức 3200 ly giác hay 180°). Do đó, chúng ta có hệ thức sau:
- Phương giác tiến + 3200 ly giác = phương giác thoái
- Phương giác tiến + 180° = phương giác thoái
Lưu ý:
- Nếu phương giác tiến nhỏ hơn 3200 ly giác hay 180°, thì chúng ta cộng thêm 3200 ly giác hay 180°.
- Nếu phương giác tiến lớn hơn 3200 ly giác hay 180°, thì chúng ta trừ đi 3200 ly giác hay 180°.
Thí dụ:
- Phương giác tiến là 4600 ly giác.
- Phương giác thoái sẽ là: 4600 – 3200 = 1400 ly giác
- Phương giác tiến là 80°
- Phương giác thoái sẽ là: 80° + 180°= 260°.
Đọc và sử dụng bản đồ
Bản đồ là một bức họa theo tỷ lệ. Phản ảnh đầy đủ của một phần mặt đất, trên đó ghi rõ những đặc điểm thiên nhiên và nhân tạo như: Núi, rừng, sông, rạch, đường xá, đô thị, xóm làng, chùa chiền, nhà thờ... bằng những ước hiệu quốc tế, có hình thể và màu sắc khác nhau.

Theo sách Phiêu Lưu, Mạo Hiểm - Sinh tồn nơi hoang dã
của tác giả PHẠM VĂN NHÂN
__________________

To view links or images in signatures your post count must be 0 or greater. You currently have 0 posts.
Trả Lời Với Trích Dẫn
The Following 10 Users Say Thank You to thehuy For This Useful Post:
Abu-108 (18-03-2011), DanhCB (13-10-2011), Tuanrocker (10-03-2011), huyanhc (11-02-2012), let-it-be (10-03-2011), longan_cd (13-10-2011), maiminh (11-03-2011), mobinam (10-03-2011), simba (18-03-2011), tungbs (15-10-2011)