Xem bài viết đơn
  #5  
Cũ 14-05-2009, 03:50 PM
tunbo tunbo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Senior Member
Xe đã zin trở lại
 
Tham gia ngày: Dec 2007
Đến từ: Nay đây mai đó
Bài gởi: 2.827
Thanks: 1.375
Thanked 3.703 Times in 760 Posts
Biến số xe: Bán rồi
Mặc định

Làng khởi động sơ sài nhỉ, chắc để dành sức bật để tối tăng tốc rồi. Vì tối có bánh đa Việt Nam, nên nhà cái tung đáp án câu khởi động lên luôn cho chắc cú.

Câu hỏi khởi động :

- Kể từ khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ đất Thuận Hóa (1558), thủ phủ Đàng Trong trải qua mấy lần di chuyển mới được đóng tại Phú Xuân (Huế ngày nay)?

a. 2 lần
b. 3 lần

c. 4 lần
d. 5 lần

- Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ đất Thuận Hóa, đặt bản doang tại Ái Tử (bên sông Thạch Hãn, huyện Triệu Phong - Quảng Trị ngày nay)
- Lần di chuyển thứ nhất : Một số tài liệu ghi rằng, năm 1600 Nguyễn Hoàng dời bản doanh vào Trà Bát (còn có tên khác là Dinh Cát) và đóng ở đây cho tới khi ông mất (1613), sau đó con ông là Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên còn đóng ở đó thêm 13 năm nữa, đến 1626 mới tiếp tục di chuyển vào Phước Yên. Nhưng trong Phủ biên tạp lục, Lê Qúy Đôn lại nói rằng, ngay khi lên nối ngôi cha năm 1613, việc đầu tiên Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên làm là dời đô từ Ái Tử vào Trà Bát, gọi là Dinh Cát, sau đó, đến năm 1626 (13 năm sau khi Chúa Tiên Nguyễn Hoàng mất), ông lại dời đô lần thứ hai từ Dinh Cát vào Phúc An (tổng Phúc An, Quảng Điền, sau đổi thành Phước Yên, huyện Quảng Điền - Thừa Thiên Huế ngày nay), cách bản doanh cũ về phía Nam chùng 50km.
- Năm 1635 Nguyễn Phúc Nguyên mất, con ông là Nguyễn Phúc Lan lên nối nghiệp, ngay trong năm ấy tiến hành dời đô lần thứ ba về Kim Long (huyện Hương Trà ngày nay)
- Năm 1687, Nguyễn Phúc Lan mất, con ông là Nguyễn Phúc Trăn (còn tên khác là Nguyễn Phúc Thái) nối ngôi. Ngay trong năm ấy, Nghĩa Vương Nguyễn Phúc Trăn đã làm một công việc, được đánh giá là "niên đại mốc khởi đầu nền văn hóa Phú Xuân" như Phủ biên tạp lục của Lê Qúy Đôn chép :
"...Ông sai đổi dinh cũ ở Kim Long làm Từ đường Dũng Triết Vương, dời làm phủ mới cách phủ cũ hơn 5 dặm, lấy Hòn Mô (núi Ngự) là quả núi cao và ngay ngắn làm tiền án, trồng cây, đắp nền, xây tường, sửa đường, nhà ngói, thành gạch, cung vàng gác báu rất là hoa mỹ xa xỉ, tức là thành Phú Xuân vậy...." (Lê Qúy Đôn là sử thần nhà Lê, sau khi Hoàng Ngũ Phúc dẫn quân Trịnh ciiếm Phú Xuân, đã đi theo đoàn quân Trịnh tới Phú Xuân - dĩ nhiên cái nhìn của ông ta không có thiện cảm với các Chúa Nguyễn )

Đó chính là lần dời đô thứ tư, tức là 129 năm sau khi Nguyễn Hoàng vào Nam, Phú Xuân - mảnh đất trung tâm Thuận Hóa mới trở thành kinh đô Đàng Trong và sau này là kinh đô của cả nước thời nhà Nguyễn (người ta cho rằng từ "Huế" là nói trại của từ "Hóa" mà ra, là cách nói tắt của Thuận Hóa)

P/S : anh Mobinam không để ý chỗ Trà Bát và Dinh Cát thực ra là một nơi.


Hẹn gặp lại, và cùng nhau leo núi lúc 22g hôm nay, mời cả làng tham gia cho vui.
__________________
Gác kiếm
Trả Lời Với Trích Dẫn