HOANGTUDEN CD CLUB

HOANGTUDEN CD CLUB (http://hoangtuden.com/frindex.php)
-   Miền Trung (http://hoangtuden.com/forumdisplay.php?f=51)
-   -   Chùa Thiên Mụ(Linh Mụ)-Huế (http://hoangtuden.com/showthread.php?t=1390)

mandalat 14-02-2009 12:55 PM

Chùa Thiên Mụ(Linh Mụ)-Huế
 
Chùa Thiên Mụ hay Linh Mụ là một ngôi chùa nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía tây. Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng -vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong. Đây có thể nói là ngôi chùa cổ nhất của Huế.

Truyền thuyết kể rằng, khi chúa Nguyễn Hoàng vào làm Trấn thủ xứ Thuận Hóa kiêm trấn thủ Quảng Nam, ông đã đích thân đi xem xét địa thế ở đây nhằm chuẩn bị cho mưu đồ mở mang cơ nghiệp, xây dựng giang sơn cho dòng họ Nguyễn sau này. Trong một lần rong ruổi vó ngựa dọc bờ sông Hương ngược lên phía đầu nguồn, ông bắt gặp một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng nước trong xanh uốn khúc, thế đất như hình một con rồng đang quay đầu nhìn lại, ngọn đồi này có tên là đồi Hà Khê.

Người dân địa phương cho biết, nơi đây ban đêm thường có một bà lão mặc áo đỏ quần lục xuất hiện trên đồi, nói với mọi người: "Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh". Vì thế, nơi đây còn được gọi là Thiên Mụ Sơn .

Tư tưởng lớn của chúa Nguyễn Hoàng dường như cùng bắt nhịp được với ý nguyện của dân chúng. Nguyễn Hoàng cả mừng, vào năm 1601 đã cho dựng một ngôi chùa trên đồi, ngoảnh mặt ra sông Hương, đặt tên là "Thiên Mụ".

Năm 1862, dưới thời vua Tự Đức, để cầu mong có con nối dõi, nhà vua sợ chữ "Thiên" phạm đến Trời nên cho đổi từ "Thiên Mụ" thành "Linh Mụ" (hay "Bà mụ linh thiêng").

Vấn đề kiêng cữ như đã nêu chỉ diễn tiến từ năm Nhâm Tuất (1862) cho tới năm Kỷ Tỵ (1869). Sau đó, người dân thoải mái gọi hai tên: chùa Thiên Mụ và chùa Linh Mụ.

http://i228.photobucket.com/albums/e...1/DSC_0289.jpg
Cổng chùa nhìn từ sông Hương

http://i228.photobucket.com/albums/e...1/DSC_0297.jpg
Tháp Phước Duyên là một biểu tượng nổi tiếng gắn liền với chùa Thiên Mụ. Tháp cao 21 m, gồm 7 tầng, được xây dựng ở phía trước chùa vào năm 1844. Mỗi tầng tháp đều có thờ tượng Phật. Bên trong có cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên tầng trên cùng, nơi trước đây có thờ tượng Phật bằng vàng. Phía trước tháp là đình Hương Nguyện, trên nóc đặt Pháp luân (bánh xe Phật pháp, biểu tượng Phật giáo.Pháp luân đặt trên đình Hương Nguyện quay khi gió thổi).

http://i228.photobucket.com/albums/e...1/DSC_0301.jpg
Sau tháp Phước Duyên ta sẽ gặp cổng này...

http://i228.photobucket.com/albums/e...1/DSC_0298.jpg
Chính điện

mandalat 14-02-2009 01:04 PM

http://i228.photobucket.com/albums/e...1/DSC_0315.jpg
Phía sau chính điện là vườn hoa, cây kiểng quý hiếm được chăm sóc cẩn thận

http://i228.photobucket.com/albums/e...1/DSC_0308.jpg
Sau vườn hoa là khu dành cho các sư tăng của chùa

http://i228.photobucket.com/albums/e...1/DSC_0310.jpg
Ngoài ra còn có khu dành cho các chú tiểu ăn ở, học hành...

Trong chùa còn trưng chiếc xe ô tô - di vật của cố Hòa thượng Thích Quảng Đức để lại trước khi châm lửa tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của chế độ Ngô Đình Diệm năm 1963.Mandalat có chụp lại hình của chiếc xe này nhưng sáng nay vô tình xóa mất ...sorry mọi người

http://i228.photobucket.com/albums/e...1/DSC_0307.jpg
Cuối khu vườn là khu mộ tháp của cố Hòa thượng Thích Đôn Hậu, vị trụ trì nổi tiếng của chùa Thiên Mụ, người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho những hoạt động ích đạo giúp đời.
Hết.

let-it-be 14-02-2009 07:19 PM

Trích:

Nguyên văn bởi mandalat (Gửi 20179)

Truyền thuyết kể rằng, khi chúa Nguyễn Hoàng vào làm Trấn thủ xứ Thuận Hóa kiêm trấn thủ Quảng Nam, ông đã đích thân đi xem xét địa thế ở đây nhằm chuẩn bị cho mưu đồ mở mang cơ nghiệp, xây dựng giang sơn cho dòng họ Nguyễn sau này. Trong một lần rong ruổi vó ngựa dọc bờ sông Hương ngược lên phía đầu nguồn, ông bắt gặp một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng nước trong xanh uốn khúc, thế đất như hình một con rồng đang quay đầu nhìn lại, ngọn đồi này có tên là đồi Hà Khê.

Người dân địa phương cho biết, nơi đây ban đêm thường có một bà lão mặc áo đỏ quần lục xuất hiện trên đồi, nói với mọi người: "Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh". Vì thế, nơi đây còn được gọi là Thiên Mụ Sơn .

Tư tưởng lớn của chúa Nguyễn Hoàng dường như cùng bắt nhịp được với ý nguyện của dân chúng. Nguyễn Hoàng cả mừng, vào năm 1601 đã cho dựng một ngôi chùa trên đồi, ngoảnh mặt ra sông Hương, đặt tên là "Thiên Mụ".

Còn có 1 thuyết nữa về việc hình thành đất Cố đô và chùa Thiên Mụ:
Nguyễn Hoàng bị chúa Trịnh ghen ghét, bèn xin ý kiến của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, được khuyên rằng: Hoành Sơn một dãy, dung thân muôn đời.
Nguyễn Hoàng biết ý, xin vào trấn thủ đất Thuận Hóa, thấy thế đất ở Huế đắc ý, trước có núi Ngự Bình làm tấm bình phong, có Hải Vân Sơn hiểm trở, ứng với câu sấm của Trạng Trình.
Tương truyền rằng khi chúa Nguyễn đi thuyền trên sông Hương, qua ngọn đồi Hà Khê, thế đất có hình đầu rồng, cảnh trí xanh đẹp, bèn lưu thuyền ngủ lại 1 đêm. Nửa đêm có bà mụ báo mộng cho biết nơi đây là đất long mạch, hợp với việc gây nên cơ đồ. Tỉnh dậy, Nguyễn Hoàng cả mừng, bèn quyết định dừng chân xây dựng giang sơn riêng của mình ở đất Thừa Thiên, đồng thời xây ngôi chùa để tỏ lòng tri ân, đặt tên là chùa Thiên Mụ.
Trong cách nói của người Huế, hay gọi "bà" là "mụ", và gọi ông ngoại, bà ngoại hay ông nội, bà nội là "ôn" hay "ôn nội, ôn ngoại", và "mệ nội" hay "mệ ngoại"

tunbo 14-02-2009 08:03 PM

Trích:

Nguyên văn bởi let-it-be (Gửi 20194)
Còn có 1 thuyết nữa về việc hình thành đất Cố đô và chùa Thiên Mụ:
Nguyễn Hoàng bị chúa Trịnh ghen ghét, bèn xin ý kiến của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, được khuyên rằng: Hoành Sơn một dãy, dung thân muôn đời.
Nguyễn Hoàng biết ý, xin vào trấn thủ đất Thuận Hóa, thấy thế đất ở Huế đắc ý, trước có núi Ngự Bình làm tấm bình phong, có Hải Vân Sơn hiểm trở, ứng với câu sấm của Trạng Trình.
Tương truyền rằng khi chúa Nguyễn đi thuyền trên sông Hương, qua ngọn đồi Hà Khê, thế đất có hình đầu rồng, cảnh trí xanh đẹp, bèn lưu thuyền ngủ lại 1 đêm. Nửa đêm có bà mụ báo mộng cho biết nơi đây là đất long mạch, hợp với việc gây nên cơ đồ. Tỉnh dậy, Nguyễn Hoàng cả mừng, bèn quyết định dừng chân xây dựng giang sơn riêng của mình ở đất Thừa Thiên, đồng thời xây ngôi chùa để tỏ lòng tri ân, đặt tên là chùa Thiên Mụ.
Trong cách nói của người Huế, hay gọi "bà" là "mụ", và gọi ông ngoại, bà ngoại hay ông nội, bà nội là "ôn" hay "ôn nội, ôn ngoại", và "mệ nội" hay "mệ ngoại"

Về chùa Thiên Mụ, thì đúng là thấy các tài liệu nói do Chúa Tiên Nguyễn Hoàng cho xây. Nhưng về Cố đô Huế, sử ghi lại rằng, thoạt tiên, Nguyễn Hoàng khi vượt qua đèo Ngang (Hoành sơn)năm 1558, đã tiến tiếp về phía Nam và lập bản doanh đầu tiên ở Ái Tử - Triệu Phong, Quảng Trị ngày nay - cách Huế về phía Bắc gần 60km, và đóng thủ phủ ở đây đến tận năm 1600 (42 năm), rồi dời tiếp về phía Nam, lập dinh trấn Trà Bát (làng Trà Liên, xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong - Quảng Trị). Sau đó ông đóng đô ở đây 13 năm và mất ở đó(1613).Con trai ông là Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên lên nối nghiệp, tiếp tục đóng đô ở Trà Bát thêm 13 năm nữa, đến 1626 mới dời tiếp vào thêm phía Nam, đến Phước Yên (Quảng Điền - Thừa Thiên-Huế). Tức là 68 năm sau khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận - Hóa, thủ phủ Đàng Trong vẫn chưa phải là (cố đo) Huế ngày nay.

(Đây là do tự mầy mò tìm đọc sách vở, mạng Net, thấy bàn thì đưa lên tham khảo mà thôi)

trang11 16-02-2009 09:58 PM

Chùa Thiên Mụ là ngôi chùa lâu đời và cũng là 1 danh thắng đặc trưng của xứ Huế. CÓ thể nói đây là ngôi chùa duy nhất ở Việt Nam có được địa thế đẹp như vậy.

rongdenxd 17-02-2009 08:22 AM

Nghe đồn là ngôi chùa này linh lắm, bác nào mà muốn chia tay người yêu mà không kiếm được lý do để chia tay, cứ dẩn bạn gái vào đây thì sẽ được toại nguyện ngay.:SugarwareZ-042:

trang11 17-02-2009 10:06 AM

Em thì không dám chắc nhưng mà có 2 nơi em biết mà người ta bảo là những ai đang yêu nhau thì không nên đến đó là chùa này và non nước. Theo như người ta giải thích thì chùa là chốn tu hành thì hok có yêu đương trai gái được ( cái này em thấy chưa xác thực lắm tại các chùa khác đến vẫn hok sao ^^ ) còn ở Non Nước thì người ta bảo nghe thấy cái tên không cũng thấy xa nhau rồi ^^, 1 bên là non, 1 bên là nước xa nhau cũng đúng. Về vấn đề này ai biết được cách giải thích nào khác thì cho em biết với ^^!

jimmy nguyen 17-02-2009 11:48 AM

"Non" và "nước" bao giờ cũng gần nhau chứ xa nhau sao được? Ở đâu có sông (biển) mà chả có núi chứ?

trang11 17-02-2009 01:36 PM

Sông ở miền Trung nước chảy mạnh quá xói lỡ hết cả núi, núi sợ núi bỏ chạy http://svdanang.com/@pbk/images/smilies/kute/003.gif http://svdanang.com/@pbk/images/smilies/kute/028.gif

benly 18-02-2009 08:44 AM

Trích:

Nguyên văn bởi trang11 (Gửi 20309)
Em thì không dám chắc nhưng mà có 2 nơi em biết mà người ta bảo là những ai đang yêu nhau thì không nên đến đó là chùa này và non nước. Theo như người ta giải thích thì chùa là chốn tu hành thì hok có yêu đương trai gái được ( cái này em thấy chưa xác thực lắm tại các chùa khác đến vẫn hok sao ^^ ) còn ở Non Nước thì người ta bảo nghe thấy cái tên không cũng thấy xa nhau rồi ^^, 1 bên là non, 1 bên là nước xa nhau cũng đúng. Về vấn đề này ai biết được cách giải thích nào khác thì cho em biết với ^^!

@cu tráng11
@ anh em:
mình nghĩ thế này: ở chùa trên Non nước Ngũ hành sơn- Đà nẵng + và chua Thiên mụ mình cũng nghe đồn như vậy mà chua "gặp" nên chưa tin.
mình nghỉ các cô cậu cũng nghe đồn, chưa có ly do để chia tay, dẫn lên đây sau đó nói " ừa, do lên đấy chơi nên chia tay" chứ lo phải do "tại anh, tại ả"
he eh, đó là suy nghi cá nhân, chắc có 1% đúng .


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 11:31 AM.

Powered by: vBulletin v3.x.x Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.