HOANGTUDEN CD CLUB

HOANGTUDEN CD CLUB (http://hoangtuden.com/frindex.php)
-   Kỹ năng dã ngoại (http://hoangtuden.com/forumdisplay.php?f=72)
-   -   Cách dựng lều trại (http://hoangtuden.com/showthread.php?t=3970)

DanhCB 09-03-2011 01:53 PM

Cách dựng lều trại
 
Tiến nè:
Cách dựng lều trại
LỀU TRẠI
I. CÁC VẬT DỤNG CẦN THIẾT ĐỂ DỰNG LỀU:

1. Tấm lều : thường làm bằng nilong, mủ, vải hoặc chất liệu khác. Hình dáng lều bao giờ cũng phải là vuông, hình chữ nhật.Công dụng: để che nắng, gió, mưa... nên tấm lều được làm mái che cho bền.
2. Tấm trải: dùng để trải dưới đất ngồi, để vật dụng khi đi trại
3. Gậy lều: có thể sử dụng sắt hoặc gỗ hay tầm vông từ 1,6 - 1,8 m.
4. Cọc lều :thường bằng sắt, gỗ, đinh...đóng đất cứng thì dùng cọc sắt dài 20 - 30 cm,đất cát,mềm... nên dùng cọc gỗ 30 - 40 cm,nền xi măng thì dùng đinh từ 10 -15 cm.
5. Dây lều : dây nilon, dây mủ, dây dù,.. Số lượng dây cần 6 dây: 2 dây chính mỗi dây 3m - 4m, còn lại 4 dây phụ mỗi dây dài 1m5.
6. Búa: là vật dụng phụ nhưng rất cần thiết.Công dụng dùng để đóng cọc xuống đất, dùng để chặt cây làm cọc gỗ, các vật dụng cho thủ công trại, dọn đất phát quang
7. Cuốc, xẻng: dọn mặt bằng trại, đào rãnh thoát nước hố xí, hố rác, dọn cỡ khu vực trại... nên sử dụng loại cuốc đa dụng

II. TRÌNH TỰ DỰNG VÀ THÁO LỀU:

1. Dọn đất:
- Nếu đất trại không như ý muốn thì ta phải dọn vệ sinh, phát quang cây cỏ, nhặt sỏi, giật bỏ cành cây mọc gần lều...trước khi dựng lều.- Nếu đất trại do ta tự chọn thì nên chọn đất trại đạt các điều sau:
+ Đất phải bằng phẳng, cao ráo. Không kiến, không sỏi, không mảnh vụn...
+ Không quá gần các cây cao có cành cây mụt,phải thoáng gió (nếu hè), kín gió (đông). Gần nguồn nước (suối, sông) tiện nấu ăn, sinh hoạt.
+ Gần hoặc có thể nhìn thấy được lều BTC, các lều bạn, sân sinh hoạt, nơi tập trung... Nơi có chỗ bố trí hố rác, hố xí, nhà bếp thuận lợi.
2. Chọn hướng lều:
Thông thường lều bạt có 2 cửa (tức là nơi hướng gậy và dây chính). Hướng lều cần ưu tiên cho các điều sau đây:
+ Hướng lều của BTC qui định
+ Quay về hướng cột cờ trại
+ Quay về lều của BTC
+ Quay về sân sinh hoạt, lều trại.Ngoài ra ta chọn hướng lều tránh gió (mùa mưa, mùa lạnh) hoặc đón gió (mùa hè, mùa nóng). Có thể chọn hướng Đông Bắc – Tây Nam .

3.Quy trình dựng lều:
a. Trải lều: trãi phẳng, chú ý hướng lều , lưu ý tấm lều trãi, lều mặt.
b. Đặt gậy: gậy đặt thẳng ở hai đầu lều chiều dài của gậy cũng là khoảng cách của cọc chính lều và chân gậy.
c. Đóng cọc: 2 cọc chính đóng ở chân gậy chính, các cọc phụ đóng thành từng cặp cho cân xứng thông qua tấm lều. Khoảng cách từ mép lều đến các cọc phụ xa gần tùy theo muốn mép lều cao hay thấp. Cọc cần đóng xiên chiều ngược lại với lều để khi cột dây lên thì dây phải vuông góc với các cọc. (nên nhớ chỉ đóng tạm tức đóng khoảng 2/3 cọc).
d. Cột dây: thông thường là các loại nút: thòng lọng, thuyền chài,chạy, bồ câu... Đầu gậy chính cột nút thuyền chài , mép lều cột nút thòng lọng hay thợ dệt ,ở cọc cột nút chạy hay bồ câu .
e . Dựng lều : đưa gậy sao cho đầu gậy nằm ở đỉnh lều, chân gậy nằm ở vị trí khi đặt gậy để cho 2 cọc chính và 2 chân gậy nằm trên một đường thẳng.Dựng đứng gậy cho 2 chân gậy vuông góc với mặt đất ,điều chỉnh các nút dây ở các cọc phụ ,khi lều thẳng cần phải đóng cọc sâu xuống đất tránh di chuyển va vấp. Dây thì cột chặt lại có khóa an toàn (khóa sống ).

4. Đào rãnh, vệ sinh, trang trí lều.
a. Đào rãnh: nếu đi trại vào mùa mưa cần đào rãnh thoát nước xung quanh lều, hồ chức nước, be bờ lều, đắp nền lều... Rãnh lều nên đào nơi nước mưa theo mái lều chảy xuống, các rãnh phải thông nhau và được dẫn đến hồ chứa, đất đào lên dùng để đắp bờ bên trong lều.
b. Vệ sinh: vệ sinh trong và ngoài lều, như nhặt rác, phát quang cây cỏ ở chung quanh ra khoảng 3 m, các cành cây ở trên đỉnh lều để tránh rắn vào ban đêm, tránh sét...
c. Trang trí: rất cần thiết trong thi đua thủ công trại. Cần phải làm vòng rào, hàng rào, cổng trại, tên trại, bếp trại... vừa đẹp, hay vừa tránh được người lạ vào lều của mình.

5. Hạ lều, xuống lều:
a. Hạ lều: nên làm theo các bước:+ Hạ gậy (để đễ mở dây cọc và dây lều)+ Mở dây (gôm lại một chỗ tránh thất lạc)+ Nhổ cọc (mở dây nào thì phải nhổ cọc đó tránh bị bỏ quên mất cọc)
b. Xuống lều:
- Nên có 2 người nắm đỉnh lều (nơi đầu gậy) giơ cao lên, rũ cho sạch rác, bụi...
- Dùng tay còn lại nắm khoảng cách lều theo chiều đứng để nhập đôi lều lại lần nữa và cứ thế cho đến khi vừa ý.
- Cuốn lều lại bằng cách nhập đôi 2 góc đang cầm vào giữa, tiếp tục cho đến khi xong (các mép lều phải được gói vào trong để di chuyển không bị bung ra vừa xấu, vừa không an toàn khi cột chở trên xe).

III. CÁC TÌNH HUỐNG CẦN XỬ LÝ:
Nếu lều bị chùng do lều quá cũ, do mưa ướt khắc phục bằng: làm thêm gậy phụ, tăng lực ở các dây chính và các dây phụ.Khi dựng lều cột dây phải cột nút sống để dễ tháo dây, nếu còn dư phải thắc gọn lại cho đẹp, không vướng. các đồ dùng trong lều phải bố trí theo qui định. Thí dụ: đồ dùng các nhân phải để xung quanh lều để có khoảng trống cho sinh hoạt, hội họp, nghỉ, ngủ,... giày dép phải để bên ngoài tránh bụi, mùi hôi cho lều...Một số điều cần tránh:
+ Không nấu và ăn trong lều (đề phòng kiến vào ban đêm).
+ Không phơi quần áo, khăn... trên các dây lều... sẽ làm cho lều nhanh bị chùng và rất mất thẩm mỹ. Nguồn: (sưu tầm)
Nếu chúng ta không có vải, bạt làm lều còn nhiều cách để che mưu, che nắng Chúng ta có thể sử dụng các vật dụng khác: Lá chuối rừng, lá cây, tre, nứa …làm nẹp các vật dụng đó lại để dựng lều ở tạm cũng tốt. Tuy nhiên nếu muốn có căn lều có chất lượng thì mất khá nhiều thời gian. Trước đây mình ở kiểu đó không hà. Anh em tham gia tiếp nhé.

Tuanrocker 09-03-2011 04:52 PM

Cảm ơn bác DanhCB đã chia sẻ kinh nghiệm dựng lều trại, một kỹ năng quan trọng không thể thiếu trong các tour dã ngoại.

Em chợt nhớ đến chuyến đi của ACE HTD năm 2007, một trong những chuyến đi buổi sơ khai, trang bị cũng hầm hố , đầy đủ các thứ để phục vụ chương trình ăn chơi tại chổ nhưng..... lại chưa tận dụng hết tính năng của các dụng cụ đó, cũng là một kỷ niệm đang nhớ của đoàn lúc bấy giờ.

Chuẩn bị bung lều
http://i190.photobucket.com/albums/z...IMG_0011-1.jpg

Cùng nhau căng lều
http://i190.photobucket.com/albums/z...0/IMG_0389.jpg

Sau một hồi bung và căng sắp ....... xong. Các ACE trong đoàn muốn tận hưởng cảm giác ngoài trời nên.....dẹp lều :D ( 1001 lý do )
http://i190.photobucket.com/albums/z...0/DSC00867.jpg

mobinam 09-03-2011 08:11 PM

Bổ sung vài tấm hình

Vài vật dụng cần thiết để dựng lều
http://cB7.upanh.com/19.903.26761416...ungdungleu.jpg

Một số cách thắt nút dây dựng lều
http://cB9.upanh.com/19.903.26761418...dayleutrai.jpg

man_wild 08-10-2011 09:27 PM

Rất hay và bổ ích ạ , cảm ơn anh !

toilavuk 12-10-2011 01:04 PM

Bổ xung phần cọc lều của bác Danh!

Độ dài của cọc phụ thuộc vào độ cứng của đât.
Đất cứng cọc dài khảong 30-40 cm
Đất mền cọc khỏng 80-100cm.

let-it-be 09-02-2012 07:04 PM

Một bài viết sưu tầm về cách may và dựng 1 cái lều khá cụ thể


Muốn may lều ,trước hết ta chọn mẫu rồi làm bằng bìa cứng với tỷ lệ 1/10.

Phóng đại 10 lần lên vải rồi mới cắt.

Gọn và nhẹ nhất là dùng vải nylong dầu, không thấm nước và rất mau khô. Hoặc dùng vải kaki, katê, bạt nylon có sọc,...

Muốn không thấm nước, ta dùng dung dịch Acetated'alumine (mua ở các cửa hàng hóa chất) pha thêm 3-4 lần nước. Nhúng vào vải rồi đem phơi nắng thật khô. Hóa chất này không làm vải đổi màu, không làm vải nặng hơn, vẫn thông khí nhưng lại không thấm nước.

Về kiểu dáng, thì tùy chúng ta chọn. Ở đây, chúng tôi xin hướng dẫn cách may và kích thước loại lều hai mái thông thường mà chúng ta hay sử dụng nhất.

Loại này về mùa lạnh hay mưa thì hai mái xuôi xuống. Nếu là mùa nắng nóng bức, ta căng một mái lên thì lều sẽ thoáng mát.

Khi may loại lều này, chúng ta vừa tiết kiệm tiền bạc, vừa tiện dùng và cũng phù hợp với nhu cầu của chúng ta. Chúng ta chọn loại vải không thấm nước. Màu sắc thì nhạt và sáng để không hấp thụ sức nóng của mặt trời. Ở giữa nón, chúng ta nên dằn thêm một lằn dây dù dẹp. Các góc và đầu dây trên lều chúng ta hay đắp thêm vải hay da để tăng sức chịu đựng của lều.

Về kích thước thì tùy theo nhu cầu của chúng ta là: lều dành cho bao nhiêu người. Dưới đây là kích thước lều dành cho từ 6 đến 8 người: loại này kích thước tương ứng với cột lều 1,60m.

http://i120.photobucket.com/albums/o...uall/26cv0.jpg

Ghi chú: Hai bên hông lều, nên có hai tấm riềm chắn gấp vào trong được, để chống mưa hắt và côn trùng.

Nếu có điều kiện, ta nên may những tấm chắn tam giác ở 2 đầu lều dùng cho ban đêm và mùa mưa.

VỊ TRÍ DỰNG LỀU:

- Cắm lều ở nơi đất trống, có bóng cây che nắng buổi chiều.

- Chọn nơi đất bằng phẳng, không có đá lởm chởm, không có rễ cây lớn, không có bụi cây hay cỏ gai, dọn sạch sẽ và lượm bớt sỏi đá.

- Tránh hướng gió thốc vào lều.

- Không dựng lều sát tàn cây cao, rất nguy hiểm khi mưa gió.

- Không dựng lều dưới lòng suối cạn, nước lũ về sẽ trở tay không kịp.

- Khoảng cách các lều đủ gần để dễ điều hành nhưng phải đủ xa để các Đội độc lập.

http://i120.photobucket.com/albums/o...uall/27bo3.jpg

Để dựng một cái lều cho nhanh và đúng quy cách, các bạn phải được huấn luyện mọi thao tác cho đồng bộ. Phải biết nhiệm vụ của mình là làm gì trong đội hình dựng lều.

Đội hình dựng lều thay đổi từ 2 đến 8 người, nên các bạn phải được huấn luyện thuần thục để khi thực hành khỏi lúng túng.

* Với đội hình 8 người:

- Hai trại sinh cầm hai cột lều, đặt vào vị trí 1 và 2 trên nóc lều. Cột cứng bằng nút quai chèo. Giữ cho cột thẳng. Nóc lều quay đúng hướng quy định.

- Hai trại sinh khác, đang đứng ở vị trí A1 và A2, đóng hai cọc để căng nóc lều. Hai cọc này đóng cách chân cột lều 1m60 (tương ứng với chiều cao của lều). Kéo thật căng dây lều và cột bằng nút quai chèo (hay nút căng lều, nút một vòng hai khóa),...

- Bốn trại sinh đang đứng ở 4 vị trí B1, B2, B3, B4 cùng một lúc kéo bốn góc lều ra, đóng cọc và cột bằng nút căng lều (tendeur) (hoặc nút quai chèo hay một vòng 2 khóa). Phải kéo góc 45* cho mái chèo thật căng.

- Bốn trại sinh đứng ở vị trí 1, 2, A1, A2 rời vị trí đến các đầu dây C đóng cọc và cột vào.

Lưu ý:

- Các cọc phải đóng 45* nghiêng ra phía ngoài.

- Các cọc B và C thẳng hàng với nhau tạo thành một hình chữ nhật tưởng tượng chung quanh lều.

- Hai cột lều 1, 2 và hai cọc căng dây lèo A1 và A2 cùng nằm trên một đường thẳng.

- Các cọc B1, B2, B3, B4 cắt góc lều thành hai phần, mỗi phần 45*.

- Tiêu chuẩn đặt ra là dựng mỗi cái lều không quá 5 phút.

* Đội hình hai người:

Với 2 trại sinh X và Y ta lần lượt thao thác:

- X phải giữ thật chặt và thẳng cột lều số 1.

- Y đóng cọc A1 và kéo dây lèo buộc vào.

- Y lần lượt đóng các cọc B1 và B3 kéo dây buộc vào.

- X rời vị trí, qua giữ cột lều số 2.

- Y đóng cọc A2 và kéo dây buộc vào.

- Y lần lượt đóng các cọc góc B2 và B4 kéo dây buộc vào.

- X và Y rời vị trí, đến đóng các cọc còn lại và điều chỉnh mái lều.

Nếu làm quen với hai người, chúng ta có thể dựng cái lều trong vòng 10 phút.

* TIÊU CHUẨN CỦA MỘT CÁI LỀU:

- Thao tác nhanh chóng.

- Mái lều căng thẳng, không nếp nhăn.

- Buộc đúng nút dây.

- Cân đối, đẹp mắt.

- Có rãnh thoát nước.

http://i120.photobucket.com/albums/o...uall/28fy5.jpg

* CÁC VẬT DỤNG CẦN THIẾT:

Để hoàn thành một cái lều nhanh chóng và dễ dàng, chúng ta phải có một số dụng cụ và vật liệu cần thiết, tương xứng với kích cỡ lều đang sử dụng.

Dây: thường thì lều may sẵn lúc nào cũng có đủ bộ dây, lèo,... nếu không chúng ta phải mang theo. Nên chọn những loại dây mềm, dễ thao tác, tương xứng với kích cỡ và màu sắc của lều như: dây dù đẹp, dây dù tròn, dây thừng nylon,... tuyệt đối không dùng dây kẽm hoặc dây loại nhỏ khó nhìn thấy vì trại sinh rất dễ vấp ngã, gây tai nạn, thương tích.

Cọc: Tùy theo thế đất cứng hay mềm mà ta sử dụng cọc ngắn hay dài, bằng hợp kim có bán trên thị trường hay bằng tre, gỗ, sắt théo tự chế,... Dễ dàng nhất là sử dụng một khúc tre tầm vông chẻ đôi, chuốt bớt hai cạnh, vạt nhọn một đầu là có một bộ cọc tốt

http://i120.photobucket.com/albums/o...uall/29ro6.jpg

Gậy (cột lều): Phải tương xứng với kích cỡ lều để không hở chân lều lên vì gậy cao quá hoặc phải kéo mái bẹt ra (rất dễ bị đọng nước và dột) vì gậy thấp quá. Thường thì chúng ta sử dụng gậy 1m60 cho lều đội.

Dùi cui (vồ): đây là một vật dụng mà cái trại sinh ít lưu ý nhất và cũng hay quên mang theo nhất. Nhưng nếu muốn dựng một cái lều nhanh mà thiếu dùi cui, hoặc chỉ có một cái rồi chuyền tay hết người này đến người khác thì khó mà hoàn thành nhanh được.
Dùi cui có thể làm bằng gốc tầm vông hoặc những thanh gỗ nặng, đẻo cán cho vừa tay cầm.

http://i120.photobucket.com/albums/o...uall/30oc0.jpg

Ngoài ra chúng ta còn sử dụng cuốc, xẻng hay cuốc chim để đào rảnh thoát nước.

http://i120.photobucket.com/albums/o...uall/31ny9.jpg

truong3dan 16-02-2012 03:59 PM

Moi bài này lên "ủng hộ" tour Suối Lam...


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 11:51 PM.

Powered by: vBulletin v3.x.x Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.