PDA

Xem bản đầy đủ : Chiến khu R- Trung Ương Cục Miền Nam


khoaton
09-06-2008, 03:00 PM
Trung ương Cục miền Nam là cơ quan đại diện cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp lãnh đạo miền Nam Việt Nam trong thời kỳ 1951-1954 và 1961-1975.

Sơ lược lịch sử TWCMN (thời kỳ 1961-1975)
Trải qua gần 15 năm trường kỳ kháng chiến, TWCMN di chuyển gần 40 địa điểm khác nhau từ Chiến khu Đ, sang Chiến khu Tây bắc Tây Ninh, sang Campuchia và sau cùng về trú đóng tại Romduol (Chàng Riệt - Tây Ninh) cho đến ngày giải phóng miền Nam 30 tháng 4 năm 1975. Thời kỳ trên được chia làm các giai đoạn và địa bàn như sau:

1. Thời kỳ 1961-1962: Thời kỳ này TWCMN mới được thành lập tại Chiến khu Đ, lực lượng nòng cốt của TWCMN dựa trên lực lượng chính của Văn phòng Xứ ủy Nam Bộ. Ngày 19 tháng 1 năm 2004, Bộ Văn hóa-Thông tin đã ra Quyết định số 02/2004/QĐ-BVHTT công nhận địa điểm căn cứ TWCMN (thời kỳ 1961-1962) thuộc xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai là di tích quốc gia.

2. Thời kỳ 1962-1967: Do điều kiện sinh hoạt tại Mã Đà quá khắc nghiệt, nên sau khi Đại hội lần thứ I xong, TWCMN quyết định về lại chiến khu Bắc Tây Ninh, vùng Chàng Riệt-Núi đất.

3. Thời kỳ 1967-1969: Thời kỳ này TWCMN trú đóng tại vùng rừng Le, nằm về hướng Đông-Bắc Cà Tum.

4. Thời kỳ 1969-1970: Sau khi căn cứ bị lộ và bị B52 tấn công, TWCMN chuyển về vùng Móc Câu, nằm trên thượng nguồn sông Sài Gòn, sâu vào phần đất Campuchia.

5. Thời kỳ 1970-1973: Do cuộc chiến tranh mở rộng ra toàn cõi Đông dương, nên TWCMN di chuyển sang Campuchia, trú đóng trên vùng phía Tây bờ sông Mekong, thuộc tỉnh Cần Ché.

6. Thời kỳ 1973-1975: Đóng quân tại Romduol, nơi có khu di tích TWCMN hiện nay.

7. Ngày 2 tháng 5 năm 1975 về Thủ Đức tại Học viện Cảnh sát Quốc gia. Đến 31 tháng 12 năm 1975 TWCMN chấm dứt sự tồn tại của mình (sau khi TWCMN hoàn thành vai trò lịch sử đúng 3 tháng).

Văn phòng TWCMN
Văn phòng Trung ương Cục miền Nam (VP.TWCMN 1961-1975) là cơ quan bảo đảm mọi hoạt động của Trung ương Cục miền Nam (TWCMN), được ra đời và kết thúc nhiệm vụ lịch sử cùng với quá trình tồn tại của TWCMN (1961-1975).

a. Khối Văn phòng-C15: Nơi đây đặt ban lãnh đạo Văn phòng, đồng thời toàn bộ cán bộ của TWCMN sống và làm việc tại bộ phận này. Hiện nay khu di tích TWCMN được xây dựng và tôn tạo tại Khối Văn phòng - C15 khi xưa.

b. Khối Nghiên cứu,Thống kê-tổng hợp - C16: Khối này lúc đầu là tổ, bộ phận, do chánh văn phòng quản lý, sau lập thành Ban Nghiên cứu do TWCMN trực tiếp chỉ đạo.

c. Khối Hành chánh-Tổ chức-C11, C13: Khối này chia ra các tổ đánh máy-in ấn, văn thư-lưu trữ, tiếp tân, giao liên nội bộ trong căn cứ, tuyển chọn và quản lý cán bộ chiến sĩ, bảo vệ nội bộ ...

d. Khối Cơ yếu-C21, C62: Ban Cơ yếu Trung ương Cục miền Nam trực thuộc TWCMN, có nhiệm vụ vừa quản lý ngành, vừa phục vụ sự lãnh đạo của TWCMN, nên gắn bó chặt chẽ với Văn phòng TWCMN. Do đó Ban Cơ yếu chia làm 2 bộ phận, bộ phận quản lý ngành (C62) và bộ phận phục vụ TWCMN, nằm trong biên chế Văn phòng TWCMN (C21).

e. Khối thông tin-C25, B19, C31: Ban Thông tin liên lạc Trung ương Cục miền Nam trực thuộc TWCMN, có nhiệm vụ tổ chức cụm đài, mạng lưới thông tin liên lạc toàn miền Nam, phục vụ thông suốt việc chỉ đạo của TWCMN đến các chiến trường và giữ liên lạc thường xuyên với Trung ương ở miền Bắc. Ban thông tin R có các bộ phận: khai thác, kỹ thuật, điện báo, điện thoại, xưởng cơ công và trường vô tuyến điện; có hai bộ phận gắn liền với Văn phòng TWCMN, đó là C25 (Bộ phận thông tin vô tuyến, do Tám Mai phụ trách), bộ phận này thường ở rất xa Văn phòng TWCMN, bộ phận thứ hai là B19 (Bộ phận thông tin hữu tuyến, do Năm Tập phụ trách), bộ phận này bảo đảm thông tin liên lạc nội bộ giữa các lãnh đạo TWCMN, giữa các bộ phận trọng yếu trong toàn bộ Văn phòng TWCMN.
....
-Thông tin trên được trích lược từ Wikipedia-
http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%83n_p ... BB%81n_Nam (http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%83n_ph%C3%B2ng_Trung_%C6%B0%C6%A1ng_C%E1%BB%A 5c_mi%E1%BB%81n_Nam)

Hiện nay, chiến khu R được tôn tạo lại. Người ta dựng lại nguyên trạng khu làm việc ngày xưa: một chiếc bàn làm việc và một chiếc giường tự đóng bằng gỗ tròn, một giá nhỏ gác ba-lô áp sát mái lá, một chiếc võng mắc đung đưa giữa hai cột nhà... Nền nhà hơi cao, dưới đó là chiếc hầm chữ chi vừa để tránh bom đạn vừa để chống hơi đất ẩm. Và điều thú vị nhất : mái nhà ở đây cũng lợp bằng lá Trung Quân (lá này khô, nhưng khi cháy sẽ không bị lan ra xa, chỉ cháy đúng 1 điểm bị cháy). Cả những hố bom B52... Ở đây vẫn còn rừng nguyên sinh, những cây to với gốc đường kình 1 - 2m với tán rộng phủ qua 2 bên đường không nhìn thấy mặt trời. Trong sâu trông rất ẩm ướt.

batgioi_solo
09-06-2008, 04:59 PM
Căn cứ Trung ương cục miền Nam - điểm du lịch hấp dẫn

Ý nghĩa lịch sử của khu du lịch - nằm cách thị xã Tây Ninh 64 km, gần sát biên giới Campuchia, giữa một khu rừng xanh tươi cây lá rộng khoảng 70 ha - đã thu hút sự quan tâm của nhiều du khách gần đây.

Từ năm 1962 đến khi kết thúc cuộc chiến tranh chống Mỹ, Căn cứ Trung ương cục miền nam (gọi tắt là R) là cơ quan cao nhất chỉ đạo và lãnh đạo trực tiếp cách mạng miền Nam. Năm 1989, khu di tích đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích lịch sử và phục hồi gần như nguyên trạng.

Con đường nhỏ đưa khách đến những căn nhà nhỏ bé đơn sơ ẩn mình sau tán lá rừng, có nhà hội họp tập thể, nhà làm việc của các cán bộ cao cấp, nhà ở của chiến sĩ và các ban, ngành. Những ngôi nhà này được dựng bằng tre, gỗ, mái lợp lá trung quân, phù hợp hoàn cảnh chiến tranh lúc bấy giờ. Các vật dụng trong nhà từ chiếc chõng tre, tủ, kệ bằng ván đến các súc gỗ làm bàn, ghế vẫn được giữ nguyên như trước đây. Mỗi nhà đều có hầm kiên cố được nối với nhau bởi một hệ thống giao thông hào liên hoàn. Dấu vết chiến tranh còn hiển hiện rõ nét chung quanh với hàng chục hố bom, pháo. Chính tại nơi đây, các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội như Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Văn Linh, Phạm Hùng, Võ Văn Kiệt... đã từng ở và làm việc trong những năm tháng kháng chiến gian khổ và hào hùng.

Mặc dù nhiều lần bị địch đánh phá ác liệt, căn cứ Trung ương cục miền Nam vẫn được bảo vệ vững chắc và trở thành biểu tượng của tinh thần quả cảm, trí thông minh, tài thao lược của quân và dân Việt Nam. Thăm lại vùng căn cứ địa cách mạng không những là nhu cầu của đông đảo cựu chiến binh, các chiến sĩ cách mạng mà còn là mong muốn của nhiều thế hệ thanh thiếu niên hôm nay để được về nguồn, tưởng nhớ và biết ơn những người đi trước. Khách có thể nghỉ ngơi trong những mái lều hoặc ngả lưng trên võng dù trong rừng cây và ăn một bữa cơm thời kháng chiến quanh chiếc bếp Hoàng Cầm như các chiến sĩ quân giải phóng thủa nào. Khi màn đêm buông xuống, mọi người quây quần quanh đống lửa trại nghe hướng dẫn viên kể chuyện thời kháng chiến và tay nắm tay cùng nhau hòa vào lời ca, điệu múa trong các tiết mục văn nghệ hào hứng. Du lịch về nguồn góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, thu hút một lượng khách khá đông thông qua các hình thức dã ngoại đa dạng, sinh động và hấp dẫn.

(Theo Nhân Dân)

khoaton
09-06-2008, 05:18 PM
Trong tương lai gần, sẽ sắp xếp cho anh em 1 chuyến đi đến với nơi này :mrgreen:
Xin hứa.... xin hứa.... xin hứa.....

jimmy nguyen
10-06-2008, 08:19 AM
Hứa thật nhiều..... (Bài hát)
Trần gian còn sót lại.....

He he đùa tí! :lol: :lol: :lol: :lol: hứa thì phải cố gắng nhé! còn vụ tháng 8 cố gắng sắp xếp luôn nha!!!

tunbo
10-06-2008, 09:03 AM
Trong tương lai gần, sẽ sắp xếp cho anh em 1 chuyến đi đến với nơi này :mrgreen:
Xin hứa.... xin hứa.... xin hứa.....

"...sẽ sắp xếp cho anh em ..." ???
Không hiểu? Anh em đòi phỏng ạh?

1- Nếu anh em đòi, thì phải có lịch đi cụ thể, chứ hứa đến 3 phát mà chả thấy được cái gì cụ tỉ ạh.

2- Còn nếu anh em không đòi đi đến nơi đó, thì bác này hóa ra là .... bắt anh em đi đến đó phỏng ạh?Ah, vui nhể?

khoaton
10-06-2008, 12:34 PM
Trong tương lai gần, sẽ sắp xếp cho anh em 1 chuyến đi đến với nơi này :mrgreen:
Xin hứa.... xin hứa.... xin hứa.....

"...sẽ sắp xếp cho anh em ..." ???
Không hiểu? Anh em đòi phỏng ạh?

1- Nếu anh em đòi, thì phải có lịch đi cụ thể, chứ hứa đến 3 phát mà chả thấy được cái gì cụ tỉ ạh.

2- Còn nếu anh em không đòi đi đến nơi đó, thì bác này hóa ra là .... bắt anh em đi đến đó phỏng ạh?Ah, vui nhể?
Rất ghi nhận ý kiến của pác, xin trả lời pác

1. nếu anh em không đòi, em đứng ra hô hào, tổ chức, khác nào "nhiệt tình+ngạo mạn=dở hơi". "Ngạo mạn"= không biết người biết ta mà vẫn làm
2. Nếu anh em đòi, em đứng ra hô hào, tổ chức không công, khác nào "nhiệt tình+ngu dốt= dở hơi". "ngu dốt"= làm được không ai khen, làm không được chúng chửi cho thúi đầu... :mrgreen:

Em nghĩ thế pác ạh, có thể em không được nhiều chữ, nên không diễn đạt hết ý. Nhưng không sao, em thà làm thằng "dở hơi" theo mọi khía cạnh nhưng em thấy vui vì những điều em làm là được rùi pác ạh. :mrgreen: :mrgreen: :mrgreen:

tunbo
10-06-2008, 01:22 PM
Cái nội quy chuyên mục bảo rằng:
1.Bài gửi có thể là hình ảnh hay bất cứ hình thức nào để người xem có thể cảm nhân được.
2.Xìpam sẽ bị xóa.

(Bài này chắc thuộc dạng điều 2 nói đến rồi.)

tamtayninh
10-06-2008, 04:19 PM
Xin chào các chiến hữu, xin tự giới thiệu mình là Tâm (Tâm Tây Ninh). hôm nay vào đây thấy mọi người giới thiệu về quê hương mình thấy hay hay, thôi thì Tâm có đôi lời với mọi người như thế này:
Rất hân hoanh chào đón tất cả mọi người đến tham quan du lịch Tây Ninh, mình sẽ là thổ địa dẫn đường cho mọi người trong suốt quá trình du lịch. đến Tây Ninh vui lòng alo đường dây nóng 0908428824