PDA

Xem bản đầy đủ : CHUẩN Bị VÀO NƠI HOANG DÃ


thehuy
09-03-2011, 02:48 PM
Thehuy thấy quyển sách này rất hữu ích đúng theo chủ đề. Vì thế, Thehuy sẽ tách ra theo từng nội dung riêng biệt để ACE dễ tìm kiếm và chọn lựa đúng nội dung cần tham khảo.


CHUẩN Bị VÀO NƠI HOANG DÃ
Theo sách Phiêu Lưu, Mạo Hiểm
Sinh tồn nơi hoang dã của tác giả PHẠM VĂN NHÂN


- Các bạn là những người đang chuẩn bị cho một cuộc thám hiểm, khám phá những vùng đất hoang vu xa lạ.
- Các bạn đang chuẩn bị cho một chuyến du lịch sinh thái ở một vùng mà bạn biết rất mơ hồ.
- Các bạn sắp sửa phải dấn thân vào rừng sâu núi thẳm vì nhiệm vụ được giao phó.
- Các bạn đã chán ngấy cuộc sống ồn ào náo nhiệt của thành phố, chán các tiện nghi của nền văn minh cơ khí... muốn tìm sự tĩnh lặng thanh thản giữa thiên nhiên.
- Các bạn muốn làm một Robinson Crusoe thời nay.
- Hoặc vì một lý do nào đó, các bạn sắp phải sống một thời gian dài ở những vùng thiên nhiên hoang dã, vắng bóng người.

Để cho công việc được hoàn thành một cách tốt đẹp và bản thân các bạn được an toàn, các bạn buộc phải qua một quá trình học tập, và rèn luyện một cách cẩn thận. Vì đây không phải là một chuyến du lịch với túi tiền đầy ắp. Không kẻ đưa người đón. Không có cỗ bàn dọn sẵn. Không có phòng ốc tiện nghi... Mà trái lại, có thể đầy dẫy gian lao nguy hiểm, nhọc nhằn, vất vả, bệnh tật, đói khát, sức cùng lực kiệt.... đang chờ đón các bạn. Ở đó, các bạn chỉ có thể trông cậy vào chính bản thân của mình. Vì vậy, các bạn phải trang bị cho mình một số kỹ năng và kiến thức cần thiết. Những kỹ năng nầy, không phải chỉ đọc ở sách vở hay học bằng lý thuyết suông, mà phải thực hành nhiều lần, nhất là trong những dịp cắm trại, thám du, khảo sát, dã ngoại... ngắn ngày.
Các bạn cũng cần phải rèn luyện sức khỏe, chuẩn bị tinh thần và nghị lực, sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách.
Dĩ nhiên là khi các bạn đã được chuẩn bị tốt, thì khả năng tồn tại nơi hoang dã của các bạn được an toàn và bảo đảm hơn rất nhiều so với những người đột nhiên bị ném vào những nơi xa lạ mà chưa hề có khái niệm gì về “mưu sinh thoát hiểm”...
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là tinh thần của các bạn, nếu các bạn không bình tĩnh tự tin, không có nghị lực và quyết tâm cao, không có máu phiêu lưu và đam mê thiên nhiên... thì mọi sở học của các bạn cũng vô ích.
Những kỹ năng và kiến thức quan trọng mà các bạn cần phải học tập và thực hành là:

- Kiến thức về thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, môi trường, động thực vật...
- Các phương pháp tìm phương hướng
- Đọc và sử dụng bản đồ và địa bàn
- Kỹ thuật di chuyển vượt chướng ngại
- Kỹ thuật lều trại và các cách làm chòi trú ẩn bằng vật liệu thiên nhiên.
- Thủ công, nghề rừng.
- Kỹ thuật săn bắn đánh bắt, mưu sinh thoát hiểm
- Biết bảo vệ sức khỏe và phòng chống các bệnh thông thường
- Cứu thương và cấp cứu

CÓ SỨC KHỎE
Không một nhà thám hiểm, khai phá hay một chiến binh nào mà có thể hoàn thành công việc của mình với một sức khỏe èo uột. Vì nơi hoang dã là một môi trường rất khắc nghiệt, đầy dẫy lam sơn chướng khí, rừng thiêng nước độc, sông sâu vực thẳm, cây độc thú dữ, thực phẩm thiếu thốn, thuốc men hiếm hoi, tiện nghi nghèo nàn, hoang vắng cô đơn...
Các bạn còn phải tiêu hao rất nhiều năng lượng do mang trên vai hành trang nặng nề, sử dụng đôi chân để vượt những chặng đường dài mà không dễ đi chút nào, phải leo núi, băng sông, vượt lầy, cắt rừng... Một người có thể lực trung bình thì cũng khó mà đảm đương nổi.
Ngoài sức khỏe ra, các bạn cũng cần phải có một tinh thần kiên định vững vàng, đam mê khám phá, yêu mến thiên nhiên, không ngại gian khổ... biết bao nhiêu người đã bỏ cuộc chỉ vì thiếu tính kiên nhẫn, lòng đam mê và không vượt qua được những gian khó, cho dù họ có sức khỏe rất tốt. Các bạn hãy nhớ rằng, thực tế không đẹp như một bức tranh phong cảnh hay như một bài thơ trữ tình đâu.

KIẾN THỨC VỀ THIÊN NHIÊN
Là một vấn đề rất quan trọng đối với những người chuẩn bị tiến hành các cuộc phiêu lưu mạo hiểm. Nếu không am hiểu về thiên nhiên, các bạn sẽ gặp vô vàn khó khăn trong việc sinh tồn nơi hoang dã.
Về lý thuyết: Các bạn nên đọc và nghiên cứu thật nhiều qua sách báo, phim ảnh... để tích lũy kiến thức về môi trường sinh thái, về động thực vật, về thời tiết, khí hậu, trăng sao, thủy triều...
Về thực hành: Các bạn nên tham gia nhiều cuộc khảo sát, thám du, chinh phục, cắm trại... để cho quen việc tiếp xúc với thiên nhiên càng nhiều càng tốt.
Nếu không có kiến thức về thiên nhiên, các bạn có thể hoảng loạn trước những con vật xù xì gớm ghiếc nhưng vô hại và mất cảnh giác trước những con côn trùng nhỏ bé hoặc những con vật có màu sắc sặc sỡ đáng yêu nhưng lại rất nguy hiểm.
Các bạn cũng cần phải biết phân biệt được những cây, hoa, lá, rễ, củ... có thể làm thực phẩm hay thuốc chữa bệnh hoặc mang nhiều độc tố chết người. Biết tiên đoán thời tiết để khỏi bị động trước mọi hiện tượng của thiên nhiên.
Tóm lại: Có kiến thức rộng về thiên nhiên bạn mới mong có thể tồn tại giữa thiên nhiên hoang dã.

TỔ CHỨC & LẬP KẾ HOẠCH
Khác với những cuộc cắm trại hoặc những lần xuất du dã ngoại thông thường. Trong các cuộc phiêu lưu mạo hiểm, các bạn không thể đi “tiền trạm” trước, mà chỉ biết vùng đất đó qua bản đồ hoặc một số hình ảnh, tư liệu... cho nên rất khó mà đoán biết những gì sẽ chờ đón chúng ta ở đó.
Chương trình hoạt động cũng khác với chương trình cắm trại thông thường. Chúng ta không thể sắp đặt những kế hoạch cụ thể mà chỉ có thể thiết kế một cách tổng quát rồi tùy cơ ứng biến.
Chọn đồng hành: Nếu bạn là người tổ chức (và là trưởng đoàn) thì chỉ nên chọn bạn đồng hành là những người trưởng thành, có kinh nghiệm và kiến thức, biết nhiều kỹ năng chuyên môn, đã từng tham dự nhiều chuyến xuất du, cắm trại... Những kẻ “mặt trắng” thiếu kinh nghiệm sẽ là một gánh nặng cho cả toán. (Chỉ nên để họ tham dự những chuyến xuất du ngắn ngày.)
Những thành viên trong đoàn, ngoài sự thông cảm, thương yêu, đoàn kết với nhau, còn phải cùng chung một quan điểm, mục đích, có chung một sự đam mê khám phá, tìm hiểu thiên nhiên...
Chương trình và lộ trình của các bạn phải được thông báo cho người thân và những người có trách nhiệm biết, để họ có thể biết đường tìm kiếm các bạn, nếu đến hẹn mà các bạn chưa về.

TRANG BỊ
Trang bị tốt và đầy đủ là yếu tố quan trọng để tổ chức một cuộc sống nơi hoang dã được tiện nghi, an toàn và thành công.
Trang bị cho những cuộc phiêu lưu mạo hiểm cũng khác với những cuộc cắm trại, vì chúng ta sẽ mang theo nhiều lương khô, thuốc men, dụng cụ cấp cứu, bản đồ địa bàn, dụng cụ phát tín hiệu cấp cứu, máy truyền tin... tùy theo mục đích hoặc địa thế, chúng ta có thể trang bị thêm: phao vượt sông, dụng cụ leo núi... và một vật không thể thiếu đó là “túi mưu sinh” (Survival Kit), là một túi nhỏ, trong đó đựng những vật dụng thiết yếu nhất để có thể sinh tồn nơi hoang dã (xin xem bảng liệt kê vật dụng).
Nhưng các bạn hãy lưu ý: Với thể lực và đôi chân của các bạn, cộng với đoạn đường dài mà các bạn cần phải vượt qua, các bạn không thể cõng trên lưng toàn bộ “tài sản” của mình (cho dù bạn rất muốn) mà chỉ có thể tuyển chọn những vật dụng cần thiết nhất cho phù hợp với cuộc hành trình mà thôi. Cho nên người được trang bị tốt là: người có thể tận dụng tối đa mọi chức năng của một số vật liệu, dụng cụ ít ỏi bằng kiến thức và tài tháo vát của mình. (thí dụ: chỉ với chiếc gậy đi đường, các bạn có thể biến nó thành: thước đo, vũ khí tự vệ và tấn công, cột lều, cần bẫy, sào dò độ sâu của dòng sông, cầu vượt khe, cán cuốc, xẻng, cáng cứu thương...) Do đó, hành trang của người phiêu lưu mạo hiểm tuy gọn nhẹ, nhưng đầy đủ.
Nếu bạn là một Hướng Đạo Sinh, đã từng đi trại nhiều lần, thì việc lựa chọn vật dụng để mang theo không khó khăn lắm, cho dù cắm trại và phiêu lưu mạo hiểm có khác nhau.
Vật dụng mang theo

Danh mục các vật dụng dưới đây chỉ để gợi ý cho các bạn chọn lựa mà thôi, chúng ta không thể nào đủ sức để cõng theo tất cả được (trừ khi các bạn thám hiểm bằng cơ giới). Khi chọn lựa, các bạn phải tùy theo nhu cầu, mục đích, nhiệm vụ, địa thế, khí hậu... mà chọn những vật dụng thích hợp và cần thiết để mang theo. Có một số vật dụng hơi khó tìm kiếm trên thị trường, thường chỉ để trang bị cho những người có công tác đặc biệt.

NHỮNG VẬT DỤNG CẦN THIẾT

- Ba lô
- Sổ sách, giấy viết, nhật ký hành trình...
- Bản đồ, và địa bàn
- Thiết bị định vị toàn cầu GPS
- Đồng hồ
- Ống dòm
- Máy chụp hình & phim
- Máy thu thanh (radio)
- Điện thoại di động (nếu vùng có phủ sóng)
- Đèn pin & pin & bóng đèn dự phòng
- Đèn bão, đèn cầy
- Dao săn (hoặc dao rừng, dao mưu sinh...)
- Dao bỏ túi (đa chức năng)
- Rìu, rựa, cuốc, xẻng, cưa...
- Dây đủ cỡ
- Thuốc thoa chống muỗi
- Nhang đuổi muỗi
- Bình lọc nước loại nhỏ (mini filter)
- Tài liệu, sách hướng dẫn (cẩm nang)

Y PHỤC

Tùy theo thời tiết, khí hậu, thời gian hoạt động... để mang theo quần áo sinh hoạt và dự phòng.
- Áo quần sinh hoạt & nón nhẹ
- Áo quần chống lạnh & nón lông
- Áo mưa hay poncho
- Áo quần ngủ
- Áo quần lót
- Áo quần tắm
- Áo khoác
- Giầy vớ
- Dép guốc
- Găng tay

ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN

- Khăn tay, khăn tắm
- Kem & bàn chải đánh răng
- Xà phòng giặt & bàn chải giặt
- Xà phòng tắm
- Dao cạo
- Gương, lược
- Kiếng mát
- Giấy vệ sinh
- Hộp may vá (đựng kim, chỉ, nút, kéo, lưỡi lam...)

DỤNG CỤ NẤU NƯỚNG & ĂN UỐNG

- Nồi, soong, chảo, ấm nấu nước...
- Dao, thớt
- Đồ khui hộp
- Tô, chén, dĩa, ly, gà mên...
- Vá, muỗng đũa...
- Bình đựng nước & ca uống nước & bao bình đựng nước
- Gàu, xô xách nước, can đựng nước
- Rổ, rá...
- Quẹt gaz ( hay diêm không thấm nước)
- Lò dầu hay bếp gaz nhỏ (mini) & dầu hay gaz dự phòng

THỰC PHẨM

- Gạo, nếp, bắp, đậu, bột...
- Gia vị (muối, tiêu, đường, bột ngọt, hành, tỏi, dầu ăn...)
- Thức uống (trà, cà phê, bột trái cây...)
- Thức ăn tươi (thịt, cá, trứng, rau, quả...)
- Thức ăn khô (tôm khô, cá khô, mì, lạp xưởng...)
- Thức ăn đóng hộp

DỤNG CỤ CẮM TRẠI – NGHỈ NGƠI

- Lều, bạt, poncho...
- Cọc, dây, gậy, dùi cui...
- Tấm lót
- Võng
- Túi ngủ, nệm hơi
- Mùng, mền, mùng trùm đầu

DỤNG CỤ CẦU CỨU

- Máy truyền tin
- Hỏa pháo
- Trái khói
- Kính phản chiếu
- Pa-nô, vải màu, cờ...
- Còi báo hiệu
- Đèn hiệu

DỤNG CỤ LEO NÚI

- Nón bảo hộ (helmet)
- Búa bám đá (rock hammer)
- Bao giắt búa (hammer holster)
- Nêm cắm, nêm đóng (pitons)
- Nêm chèn, nêm giắt (chocks & nuts)
- Khoen bầu dục biners (carabiners / snaplink)
- Giầy leo núi (Kletterschuhe/mountaineering shoes)
- Đai (swami belt)
- Dây (rope)

TÚI MƯU SINH

- Aspirin, vitamins
- Quẹt gaz hay diêm không thấm nước
- Băng dán cá nhân
- Dao nhíp, luỡi lam
- Đèn pin nhỏ (mini)
- Kính phản chiếu hay miếng kim loại bóng
- Dây cước, dây dù, lưỡi câu đủ cỡ
- Cưa dây
- Thuốc viên lọc nước
- Súp viên – muối tiêu hay muối xả ớt
- Còi cấp cứu
- Địa bàn nhỏ (mini)

TÚI CỨU THƯƠNG

- 1 chai Betadi (polyvidone iodee)
- 1 chai oxy già
- 1 chai thuốc đỏ
- 1 chai cồn
- 1 chai dầu gió
- 1 chai Amoniaque
- Bột Sulfamid hay bột Penicilline
- Kéo, kẹp, kềm...
- Ống tiêm & kim tiêm
- Thuốc chống sốt, giảm đau (Panadol, Cetamol, Aspirin...)
- Thuốc đau bụng, tiêu chảy (Ganidan, Parregorique...)
- Thuốc chống sốt rét (Chloroquine, Fansidar...)
- Thuốc kháng sinh (Ampicilline, Tetracyline...)
- Túi chữa rắn cắn (Snake bite Kit)
- Ruợu hội, viên hội (chữa rắn cắn)
- Băng vải, băng thun, băng tam giác...
- Băng keo, băng dán cá nhân
- Bông gòn thấm nước – gạc (gaze), compresse

GHI NHỚ:

TÚI CỨU THƯƠNG phải được giữ gìn cẩn thận, treo lên cao. Các loại thuốc phải được dán nhãn, ghi rõ tên thuốc, chủ trị, cách dùng... và phải bổ sung đầu đủ sau mỗi lần dùng.
Riêng về TÚI MƯU SINH, các bạn không nên đem ra sử dụng thường (trừ trường hợp bất đắc dĩ), để khỏi bị hao hụt, thất thoát. Vì nếu không, đến khi các bạn thật cần thì lại không có hoặc không đủ.
http://vnthuquan.net/truyen/anhminhhoa/Sinhton4_1.jpg
http://vnthuquan.net/truyen/anhminhhoa/Sinhton4_2.jpg
http://vnthuquan.net/truyen/anhminhhoa/Sinhton4_3.jpg
http://vnthuquan.net/truyen/anhminhhoa/Sinhton4_4.jpg

simba
09-03-2011, 09:25 PM
bài có nhiều thông tin hữu ích quá :) phải đọc kỹ mới được, cỡ mình quăng vào rừng chết chắc vì không có kinh nghiệm gì ráo :D

DanhCB
09-03-2011, 09:35 PM
He he, Thehuy mà mang hết cả đống này, chắc đi tour phải đi bằng xe tải mới chở hết.:SugarwareZ-042:

thehuy
10-03-2011, 08:23 AM
He he, Thehuy mà mang hết cả đống này, chắc đi tour phải đi bằng xe tải mới chở hết.:SugarwareZ-042:

Chắc chắn phải dùng ô tô tải rồi bác ạh!
Tuy nhiên với các tour của HTD chúng ta sẽ giản lược đi nhiều. Sách mà viết thiếu thì sao mà bán được hehe

trang11
10-03-2011, 08:31 AM
em có 1 bộ kỹ năng sinh hoạt dã ngoại của tác giả Trần Thời - 1 ng khá nổi tiếng về các tựa sách dạy kỹ năng sống...có điều kiện em chụp rồi post lên...(hồi còn sinh hoạt ở nhà thiếu nhi Huế em sưu tầm nhiều cuốn này lắm) he he

khoaton
10-03-2011, 08:35 AM
Có 1 thứ không trong 1 tài liệu nào về Sinh tồn nơi hoang dã mà vẫn được lít lên hàng đầu...không nói là thuộc vào loại "thiết yếu"...Nước có lửa....

Thấy loại này cũng nhiều công dụng lắm à:

1. Nhóm lửa: đế loại 1 trên 60 độ là có thể thực hiện được
2. Lương thực cứu đói: khoa học chứng minh, 10 lon bia là đủ lượng calogi cho 1 ngày...
3. Thuốc gây tê và sát trùng: đế 60 độ là làm được hết...

:8_2_96::8_2_96:

Đùa thôi, thông tin này hữu ích quá anh. Nhưng anh em nhà ta chủ yếu đi xe, có chăng nên có 1 bài tổng hợp riêng về những trang thiết bị để đi và ứng phó khi vào nơi hoang dã thì quá tuyệt.

DanhCB
10-03-2011, 11:07 AM
Có 1 thứ không trong 1 tài liệu nào về Sinh tồn nơi hoang dã mà vẫn được lít lên hàng đầu...không nói là thuộc vào loại "thiết yếu"...Nước có lửa....

Thấy loại này cũng nhiều công dụng lắm à:

1. Nhóm lửa: đế loại 1 trên 60 độ là có thể thực hiện được
2. Lương thực cứu đói: khoa học chứng minh, 10 lon bia là đủ lượng calogi cho 1 ngày...
3. Thuốc gây tê và sát trùng: đế 60 độ là làm được hết...

:8_2_96::8_2_96:

Đùa thôi, thông tin này hữu ích quá anh. Nhưng anh em nhà ta chủ yếu đi xe, có chăng nên có 1 bài tổng hợp riêng về những trang thiết bị để đi và ứng phó khi vào nơi hoang dã thì quá tuyệt.

Theo anh, nếu ta đi chơi nơi hoang dã mà ngắn ngày, sống thiệt là bụi. những đồ dùng cá nhân không tính nhưng dụng cụ thiết yếu của nhóm phải có đó là:
1/ Bản đồ ( nếu bản đồ quân sự càng tốt) + la bàn;
2/ Nồi nấu ăn;
3/ Vật dụng đựng thức ăn; cá nhân mỗi người 01 cái chén. Nếu không có, tự quấn lá chuối làm chén, cưa ống tre; đũa tự bẻ nhánh cây làm đũa)
3/ Bật lửa;
4/ gạo ( hoặc thực phẩm khô: Mì gói);
5/ muối ;( quan trọng lắm),
6/ dao: dao găm; dao phát rừng( dao quắm) cưa.
7/ Lưởi câu cá ( cần câu tự chế được).
8/ Lều, hoặc tấm trãi, hoặc cá nhân tự mang võng.
9/ dây thừng.
Hết rồi.

mobinam
10-03-2011, 11:25 AM
Theo anh, nếu ta đi chơi nơi hoang dã mà ngắn ngày, sống thiệt là bụi. những đồ dùng cá nhân không tính nhưng dụng cụ thiết yếu của nhóm phải có đó là:
1/ Bản đồ ( nếu bản đồ quân sự càng tốt) + la bàn;
2/ Nồi nấu ăn;
3/ Vật dụng đựng thức ăn; cá nhân mỗi người 01 cái chén. Nếu không có, tự quấn lá chuối làm chén, cưa ống tre; đũa tự bẻ nhánh cây làm đũa)
3/ Bật lửa;
4/ gạo ( hoặc thực phẩm khô: Mì gói);
5/ muối ;( quan trọng lắm),
6/ dao: dao găm; dao phát rừng( dao quắm) cưa.
7/ Lưởi câu cá ( cần câu tự chế được).
8/ Lều, hoặc tấm trãi, hoặc cá nhân tự mang võng.
9/ dây thừng.
Hết rồi.

Em thấy phải bổ sung thêm :
10/ Áo mưa bộ
11/ Đèn không cần pin (đèn bóp bóp áh)

Điện thoại đem theo mà hết pin cũng tèo nhưng cũng nên đem theo để dự phòng những tình huống xấu nhất, tắt nguồn đi, chỉ sử dụng trong những trường hợp khẩn cấp và ở đó có phủ mạng thôi.

@Bác Danh : lên chương trình thôi anh, bỗng dưng em lại máu trở lại vụ này, nhớ hồi xưa ...

DanhCB
11-03-2011, 10:17 PM
@ mobinam: anh cũng chờ em phụ họa đó chứ, đang lăng tăng mấy vụ đất trại, toàn lính mới và lính lụt nghề ra trận, Chờ đấy đừng nóng, ngày mai a. dìa Bà Điểm mua cây rựa loại tốt để dùng cho dã ngoại hoang dã nè. cuốc xẻng có rồi. Chỉ còn thêm chút đỉnh lòng quyết tâm nữa thôi.

be_ur_hun
15-03-2011, 12:38 AM
Lâu rồi không vào diễn đàn.. hôm nay vào lại.. mấy bài này hay quá.. tuy nhiên.. anh em sẽ phải xem lại việc phân công cho cả nhóm..

Ngoài vật dụng cá nhân cho mỗi người.. việc mang vát các vật dụng chung cho cả nhóm là rất quan trọng..

Ah hiện nay.. đề tài sách này.. có tác giả Phạm Văn Nhân.. viết rất tốt và rất thực tế.. anh em có thể tham khảo thêm..

khoanguyenbd
17-03-2011, 04:52 PM
Theo kinh nghiệm băng rừng lội suối của em, em xin góp ý thêm 3 phần nhỏ nhưng ko kém phần quan trọng. Rất nghiêm túc chứ ko phải spam đâu, mong các bác đừng banned nick em.
1. 01 hộp sô cô la. Món này có giá trị dinh dưỡng rất cao và làm mình tỉnh lại nhanh chóng khi kiệt sức hoặc thiếu ngủ.
2. Bao cao su. Cái này có tác dụng cực kỳ đối với bàn chân hoặc bàn tay bị vết thương khi vượt suối, nhằm tránh bị nhiễm trùng. Có thể bọc (gói)các thiết bị điện tử vào bên trong an toàn mà ko bị nhiễm nước...chẳng hạn điện thoại di động, đèn pin,... Một chiếc máy ảnh có thê bọc lại và chụp hình dưới nước an toàn mà ko bị ướt...
3. Băng chống thấm Kotex. Cái này sẽ được lót dưới bàn chân khi mang giày. Tác dụng hút ẩm rất cao, hạn chế bị nấm mốc bàn chân và có mùi. Có thể sử dụng lại.
Em xin hết ạ.

simba
18-03-2011, 08:38 PM
Theo kinh nghiệm băng rừng lội suối của em, em xin góp ý thêm 3 phần nhỏ nhưng ko kém phần quan trọng. Rất nghiêm túc chứ ko phải spam đâu, mong các bác đừng banned nick em.
1. 01 hộp sô cô la. Món này có giá trị dinh dưỡng rất cao và làm mình tỉnh lại nhanh chóng khi kiệt sức hoặc thiếu ngủ.
2. Bao cao su. Cái này có tác dụng cực kỳ đối với bàn chân hoặc bàn tay bị vết thương khi vượt suối, nhằm tránh bị nhiễm trùng. Có thể bọc (gói)các thiết bị điện tử vào bên trong an toàn mà ko bị nhiễm nước...chẳng hạn điện thoại di động, đèn pin,... Một chiếc máy ảnh có thê bọc lại và chụp hình dưới nước an toàn mà ko bị ướt...
3. Băng chống thấm Kotex. Cái này sẽ được lót dưới bàn chân khi mang giày. Tác dụng hút ẩm rất cao, hạn chế bị nấm mốc bàn chân và có mùi. Có thể sử dụng lại.
Em xin hết ạ.
phần 1 đã từng đọc báo. phần 2 thì chưa thử bao giờ.
riêng phần thứ 3 thì chính xác luôn. nhóm đi Tây trường Sơn + tây bắc tháng 10/2010 đã kinh nghiệm đầy mình :D ai có thắc mắc vui lòng liên hệ simba, b.w, dragon76 hay phươngibst. Rất hiệu quả và tiết kiệm.

simba
18-03-2011, 08:39 PM
Theo kinh nghiệm băng rừng lội suối của em, em xin góp ý thêm 3 phần nhỏ nhưng ko kém phần quan trọng. Rất nghiêm túc chứ ko phải spam đâu, mong các bác đừng banned nick em.
1. 01 hộp sô cô la. Món này có giá trị dinh dưỡng rất cao và làm mình tỉnh lại nhanh chóng khi kiệt sức hoặc thiếu ngủ.
2. Bao cao su. Cái này có tác dụng cực kỳ đối với bàn chân hoặc bàn tay bị vết thương khi vượt suối, nhằm tránh bị nhiễm trùng. Có thể bọc (gói)các thiết bị điện tử vào bên trong an toàn mà ko bị nhiễm nước...chẳng hạn điện thoại di động, đèn pin,... Một chiếc máy ảnh có thê bọc lại và chụp hình dưới nước an toàn mà ko bị ướt...
3. Băng chống thấm Kotex. Cái này sẽ được lót dưới bàn chân khi mang giày. Tác dụng hút ẩm rất cao, hạn chế bị nấm mốc bàn chân và có mùi. Có thể sử dụng lại.
Em xin hết ạ.
phần 1 đã từng đọc báo. phần 2 thì chưa thử bao giờ.
riêng phần thứ 3 thì chính xác luôn. nhóm đi Tây trường Sơn + tây bắc tháng 10/2010 đã kinh nghiệm đầy mình :D ai có thắc mắc vui lòng liên hệ simba, b.w, dragon76 hay phươngibst. Rất hiệu quả và tiết kiệm.

man_wild
08-10-2011, 10:26 AM
Hôm nay thứ 7 rảnh rỗi nên em lang thang khám phá ngôi nhà của ta , thấy mục này hay quá nên em xin được khai quật lên ạ
Nếu là em, khi đi vào rừng (kinh nghiệm thực tế)
những đồ mang theo như sau :
1 muối = khi gặp mưa , cây sẽ khó cháy, nên cần muối để hút ẩm và tạo hơi nóng, còn dùng để trị vắt và chống mất muối cơ thể.
2 sả cây = thường khi ngủ đêm . em bỏ 1 cây vào giày , vào balo, và trãi một ít chung quanh để chống rắn, đôi giày khi băng qua các lùm cây rậm em cũng để vài cái lá sã trên phía dây buột, còn có tác dụng chống muỗi, bù mắt khi cho sả vào đống lửa
3 bao cao su = dùng để bọc điện thoại , ví , máy ảnh khi lội sông suối hay gặp mưa.
4 BVS = dùng để lót gót chân (khi leo) lót mũi chân (khi xuống núi) lót hai vai (em thường mang balo từ 15 kg trở lên nên hay sử dụng để mang balo).
5 Nến cây = để đốt lửa được đống củi trong môi trường ẩm ướt, nhiều sương.
6 dây dù (40 mét) loại bảng dầy 5mm rộng 10mm , loại này không dãn , dùng để cứu nạn, vượt sông suối, móc võng, leo cây.
7 2 cái móc loại to = dùng vượt sông, treo võng (nếu không có móc, nước mưa sẽ theo đường dây xuống chỗ ta nằm).
8 3 bộ đồ
9 một số bao nylon đựng rác loại lớn.
10 :3 cây lương khô . và các thức ăn đơn giản như : cơm nắm muối mè, bánh mì, mì gói , cơm cháy. .v.v.v tùy theo thời gian trong rừng.
11 : nước uống có ga (cocacola , pepsi) dùng để dùng khi quá mệt sẽ dẫn đến hạ đường huyết., và nước uống tinh khiết.
12 : sôcla = đây là thức ăn tăng năng lượng nhất giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng.
13 :1 áo mưa bộ + 2 áo mưa cá nhân.
14: 1 dao bấm loại trung (thắt lưng) + 1 dao bấm nhỏ (dưới ống chân) + 1 dao lớn + la bàn + GPS + đèn pin + một số đồ câu + dụng cụ bẫy đơn giản + địa đồ +một số thuốc cứu thương, đau đầu , đau bụng.
15 và Võng Mùng , em thường sử dụng loại này (gần như phù hợp trên mọi chuyến đường) vì nó có thể trãi ra như chiếu, cũng có thể treo lên cao , chống muỗi, bù mắt tốt . phụ kiện đi kèm với nó là tấm bạt loại mõng khổ 1m8 x 3met (nhỏ gọn) là khỏi sợ mưa hay lạnh.
Và tùy theo địa hình, khả năng của mỗi người và lịch trình để đem nhiều hay ít

man_wild
08-10-2011, 12:12 PM
Em xin góp vui bằng một chuyến đi nhỏ thế này ạ !!

Đầu tiên gom quân , lúc này các đồng chí hí hửng, tâm trạng sảng khoái , tinh thần bất khuất chuẩn bị lên đường .
http://img703.imageshack.us/img703/3569/40239068.jpg

Đoạn đường đầu tiên tương đối dễ dàng , nên vẫn còn khí thế hừng hực .
http://img829.imageshack.us/img829/8935/82843415.jpg
Đoạn thứ 2 vẫn còn nhẹ nhàng , nhưng khúc này sợ nhất là rắn ( cạp nong, cạp nia nó mà cạp 1 phát thì chỉ có nước leo lên bàn ngắm gà thôi )
http://img607.imageshack.us/img607/6450/87108267.jpg
có đoạn bùn lún tới thắc lưng nên phải hạ cây để đi qua (phạm tội phá rừng hix)
http://img508.imageshack.us/img508/1287/84642692.jpg
và nhiều lúc phải vượt sông thế này .
http://img585.imageshack.us/img585/4457/15425248.jpg

man_wild
08-10-2011, 12:12 PM
tiếp phần 2 ạ
các em gái thì ngủ thế này ( thương nghê luôn , thầm trách sài gòn chăn êm niệm ấm không ngủ , đi chi dầy chời , rõ khổ thân )
http://img97.imageshack.us/img97/7606/16996921.jpg
và các chàng trai ( nhìn giống khỉ quóa )
http://img5.imageshack.us/img5/948/96137909.jpg
cuối cùng cũng tới được chỗ đất cao , bắt đầu hành động phá rừng của nhóm lâm tặc ( thiệt ra là do lực bất tòng tâm , không kiếm được một không gian nào để treo võng cũng như đặt đít cả mà nước thì sắp lên rồi )
http://imageshack.us/photo/my-images/11/25352462.jpg/
để dựng cái lán như thế này , nước đang lên , và tiếp tục lên , hix không biết cái láng có đủ cao để ngồi không nữa
http://img189.imageshack.us/img189/5633/47075006.jpg
nước lên rồi , cái võng treo cao 1,5 mét mà giờ như thế này đây, cái thằng ku này liều mạng đem cái võng thường (chắc nó muốn làm mồi dụ muỗi cho cả nhà được an giấc đây mà )
http://img7.imageshack.us/img7/2717/21112854.jpg
tạ ơn trời cuối cùng cũng qua đêm , lúc này mọi người đang tập trung để chụp hình chờ thủy triều xuống để vượt sông về lại sì gòn .
http://img830.imageshack.us/img830/6331/51351429.jpg
Chuyến đi kết thúc tốt đẹp , thiệt hại nho nhỏ gồm : 4 cái điện thoại, 2 cái máy ảnh , 7 đôi giày và một số thứ linh tinh

rongdenxd
08-10-2011, 06:22 PM
Hình như các đ/c này đang đi tìm cảm giác ngày trước các chiến sỹ đặc công rừng sác sống ra sao ở trong đầm lầy nhỉ, không biết các bạn đã lường trước được địa điển mình tới chưa chứ mình thấy không ổn tý nào, trang bị toàn giày bata để lội sình ( chắc chắn là phải tháo ra hết nhỉ nếu không thì mất hết). Theo mình thì lội sình kiểu này một là chân không hoặt là giày vải bộ đội cao cổ là tốt nhất, tội nhất là mấy em gái đeo balo to tướng sau lưng.... nhưng mà nhìn nét mặt ai cũng hớn hở thế kia thì chắc là cũng vui lắm... Chúc mừng các bạn có chuyến đi vui vẻ.

man_wild
08-10-2011, 09:00 PM
Cảm ơn lời góp ý chân thành của anh , đúng là giày bộ độ phù hợp nhất cho các chuyến đi như thế này , nhưng thời này người ta làm đế giày cứng và to quá nên sẽ khó nhất chân ra khỏi sình lầy ( rất mất sức)còn lại các chuyến đi leo núi, rừng nguyên sinh thì tụi em điều sử dụng giày bộ đội cao cổ để chống chấn thương và chống răn tuyệt đối không đi chân không anh ạ , đó là quy tắc chung( thậm chí có lúc vượt sông với độ sâu trên 5m vẫn phả đi giày). vào mỗi chuyến đi điều có cử người đi tiền trạm trước để thăm dò địa hình, các nguy hiểm xảy ra ví dụ như : rắn, thuỷ triều để tìm các biện pháp phòng ngừa và lên lịch trình cụ thể. Về ba lo thì với các chuyến đi ngắn ngày , nam thì từ 10-15kg , nữ từ 7-10kg , và nam sẽ từ 15- 25kg, nữ vẫn giữ nguyên với các chuyến đi từ 4 ngày trở lên. BIết rằng vui chơi nhưng những nguy hiểm luôn luôn xảy ra và không ngờ trước được , nên các bạn được trang bị những kỹ năng tối thiểu khi vào đội ví dụ như :các nút dây, mos , sử dụng GPS, la bàn , Sơ cấp cứu, Bơi lôi, nhận biết các loại cây, nấm, các loại rắn, garo tĩnh mạch, hô hấp, thậm chí cả mở đường thở cổ họng. Và người leader phải là người có các kỹ năng sinh tồn tốt nhất . Một lần nữa xin cảm ơn anh với sự lo ngại trên vì nguy hiểm luôn xảy ra , tụi em sẽ cố gắng cho các bạn sự an toàn tốt nhất để được vui chơi , được trải nghiệm