PDA

Xem bản đầy đủ : Hội quán của các Liti gia đình Hoangtuden


thehuy
16-04-2010, 11:59 AM
Thehuy xin mạn phép cả nhà mở topíc này nhằm làm nơi giao lưu cho các ông bố bà mẹ giới thiệu các liti, các điểm vui chơi cũng như các chia sẽ kinh nghiệm trong việc chăm sóc các nhóc.
Xin mời các Lina góp tay xây dựng hội quán ngày càng phát triển cho các Liti của chúng ta nhé.:165fs373950:

thehuy
16-04-2010, 12:09 PM
Mở màn tớ chia sẻ cùng cả nhà một vài hình ảnh khi cu Wind mới biết lật

Những nỗ lực ban đầu
http://i233.photobucket.com/albums/ee4/thehuy1977/DSC08584.jpg
http://i233.photobucket.com/albums/ee4/thehuy1977/DSC08561.jpg

Thành công rồi nè
http://i233.photobucket.com/albums/ee4/thehuy1977/DSC08299.jpg
http://i233.photobucket.com/albums/ee4/thehuy1977/DSC085421.jpg

Bây giờ thì chỉ là chuyện nhỏ

1stLady
16-04-2010, 12:11 PM
Em chưa có con, chỉ có 2 đứa cháu gái ruột rất dễ thương, xin giới thiệu với cả nhà.

Bé Jerry
http://sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc3/hs170.snc3/19750_309313971869_785321869_3360373_7281911_n.jpg

Bé Pony
http://sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc1/hs248.snc1/9528_130990001869_785321869_2386935_7707525_n.jpg

Cháu xin chào các cô chú HTĐ ạ :D

thehuy
16-04-2010, 12:13 PM
Bây giờ thì chỉ là chuyện nhỏ
http://i233.photobucket.com/albums/ee4/thehuy1977/DSC08578.jpg
http://i233.photobucket.com/albums/ee4/thehuy1977/DSC08593.jpg

Có lúc mệt quá thì như thế này đây
http://i233.photobucket.com/albums/ee4/thehuy1977/DSC08302.jpg
http://i233.photobucket.com/albums/ee4/thehuy1977/DSC08303.jpg
http://i233.photobucket.com/albums/ee4/thehuy1977/DSC08306.jpg

Hoang Anh Quan
16-04-2010, 12:19 PM
Bây giờ thì chỉ là chuyện nhỏ
http://i233.photobucket.com/albums/ee4/thehuy1977/DSC08578.jpg
http://i233.photobucket.com/albums/ee4/thehuy1977/DSC08593.jpg

Có lúc mệt quá thì như thế này đây
http://i233.photobucket.com/albums/ee4/thehuy1977/DSC08302.jpg
http://i233.photobucket.com/albums/ee4/thehuy1977/DSC08303.jpg
http://i233.photobucket.com/albums/ee4/thehuy1977/DSC08306.jpg
liti nhà bác the huy đẹp quá chúc mừng chúc mừng..........

jimmy nguyen
16-04-2010, 01:32 PM
Cu Gió nhà Thehuy giống mẹ quá! :)

chan_ga_87
16-04-2010, 01:45 PM
http://i233.photobucket.com/albums/ee4/thehuy1977/DSC08306.jpg
Cu Wind xin cảm ơn các cô các chú đã đọc topic hi hi hi hi (nhìn cái tay giống đang bái sư phụ quá ke ke ke)

thehuy
18-04-2010, 10:35 AM
Biết rằng các thông tin có ở rất nhiều trang web.Tuy nhiên, Thehuy mong muốn tổng hợp và chia sẻ kinh nhiệm cho riêng Hoangtuden.com (kể cả các phương dân gian). :10_4_6:

NHỮNG CHIẾC RĂNG ĐẦU TIÊN

Bắt đầu từ tháng thứ 6, bé sẽ nhú những chiếc răng đầu tiên. Điều này có thể kéo theo nhiều hiện tượng khác mà chúng ta lầm tưởng là bệnh. Hãy biết rõ những vấn đề bé của bạn có thể sẽ gặp phải để biết cách chăm sóc đúng cách.

Mọc răng hay là bệnh?

Nhiều bậc cha mẹ cứ khẳng định việc mọc răng có thể gây ra đi tước, chảy mũi, hoặc sốt nhẹ. Các nhà chuyên môn đã lý luận là trẻ đi tiêu lỏng do sự tăng tiết quá mức của các tuyến nước bọt và việc viêm nướu răng đi kèm gây sốt. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyên cần phải cảnh giác với tình trạng nhiễm virus, vi trùng xảy ra cùng thời điểm với việc mọc răng. Nếu có sự trùng hợp ngẫu nhiên này thì cũng hợp lý, bởi vì thời điểm mọc răng, điển hình ở trẻ thường dao động xung quanh khoảng thời gian mà kháng thể của mẹ truyền sang đã không còn. Và đó cũng chính là thời điểm chúng bắt đầu vơ lấy bất cứ thứ gì trong tầm tay để cho vào miệng, làm gia tăng khả năng tiếp xúc với vi trùng. Do đó, cần theo dõi những dấu hiệu này, nếu chúng trở nên xấu đi, chẳng hạn sốt cao hơn 38°C hoặc kéo dài trên 2 ngày, thì nên đưa trẻ đến khám bác sĩ.

Bé sẽ như thế nào?

Bé khó chịu lắm nhưng không thể nói ra được. Do đó, các bậc cha mẹ cần có những hiểu biết xung quanh chuyện mọc răng của bé để có sự trợ giúp thích hợp. Những vấn đề cần quan tâm theo dõi:

Nhu cầu gặm: sức ép của những chiếc răng mới mọc lên dưới phần nướu làm cho bé lúc nào cũng muốn nhai rau ráu. Cũng có thể bản năng nhai là một đáp ứng đối với việc mọc răng.

Sưng nướu: trước khi răng nhú lên, có thể nướu trở nên đỏ, sưng hoặc vùng xung quanh nướu bị thâm lại. Đôi khi nướu phồng lên đồng thời với việc nhú răng.

Quấy khóc đặc biệt vào ban đêm: những khó chịu liên quan với việc mọc răng thường gia tăng khi răng cắm xuống nướu răng và xương.

Đau tai: dấu hiệu này không chỉ gặp ở những trường hợp viêm tai mà còn xảy ra ở bé mọc răng, do cảm giác đau ở hàm lan sang ống tai.

Chảy nước dãi: nước bọt có thể chảy nhiều đủ gây phát ban vùng cằm, ngực hay cổ (thường xảy ra ở những bé có làn da nhạy cảm, tiếp xúc nhiều với nước bọt dính vào quần áo hoặc drap giường). Việc đeo yếm cho bé có thể hữu ích trong những trường hợp này.

Thay đổi khẩu vị: bé đang ăn đặc có thể thích những thức ăn lỏng hơn hoặc chỉ thích bú bình trong giai đoạn này, vì muỗng làm vùng nướu đang viêm bị đau. Nhiều bé khác thì ngược lại, ăn nhiều hơn bình thường vì giúp giảm nhẹ áp lực lên nướu răng. Những bé còn đang bú mẹ có thể bắt đầu háo hức muốn ăn, tuy nhiên, ở thời điểm này, việc tập ăn có thể tạo áp lực bất lợi lên nướu răng, hàm và ống tai.

Để xoa dịu bé

Làm bé quên đi cơn đau: gây sự chú ý vào những thứ khác, chẳng hạn như bằng một món đồ chơi mới, âm nhạc, kèn, trống,… cũng đủ làm cho bé quên đi những khó chịu bên trong miệng.

Xoa bóp: nếu chiếc răng cắm đủ sâu vào nướu thì khi đó sẽ bớt gây đau hơn, do đó, việc giảm áp và xoa bóp tại vị trí sắp nhú răng tỏ ra vô cùng kỳ diệu. Có thể cho bé ngậm những vật bằng cao su dẻo (plastic) có tính đàn hồi, hoặc xoa lên vùng nướu sưng bằng ngón tay sạch.

Thuốc: nếu cần thiết, bác sĩ có thể kê toa sử dụng thuốc gây tê tại chỗ hay thuốc giảm đau. Mọc răng có thể làm bé khóc, nhưng đừng lo, với sự trợ giúp nhỏ, con của bạn sẽ sở hữu nụ cười tươi tắn rạng rỡ mà không gì có thể sánh bằng.

Để giữ cho những “viên ngọc trai” luôn trắng bóng, ngay khi chiếc răng đầu tiên xuất hiện hãy chăm sóc thật kỹ. Nếu bé được nuôi bằng sữa công thức, thì phải được bổ sung flour từ lúc 6 tháng.
BS. Thanh Bình
Theo http://www.nutifood.com.vn/Default.a...ew&intDocId=71

thehuy
18-04-2010, 10:39 AM
Tại sao để tránh cho cho trẻ em bị giật mình, người ta thường cho đeo vòng tay làm bằng cây dâu tằm, riêng ban đêm còn để một con dao hay một nhánh cây dâu tằm khô dưới gối nằm của bé??? Đây không phải câu đố đơn thuần, thehuy mong anh em nào có cách giải thích hợp lý gần gụi với cuộc sống thường ngày, liên quan các vấn đề về cách nuôi dạy trẻ em theo dân gian (Đôi khi có người xem lạ dị đoan cũng không sai).
Cám ơn ACE!

Cây dâu tằm
http://vnthuquan.net/diendan/upfiles/26402/7214F2E37E2A48929DA4CF7D2CE4D131.JPG

Vòng đeo tay làm từ cây dâu tằm
http://i233.photobucket.com/albums/ee4/thehuy1977/DSC08000.jpg

Còn con dao chắc ACE đã biết. he he

radeon
18-04-2010, 02:39 PM
em thì không có kinh nghiệm nhiều, chỉ nghe theo bà ngoại em ( tức là cụ của ku NGỗng nhà em ) bà có cách giải thích cũng rất khoa học.
Theo bà, em bé khi ở trong bụng mẹ thì không gian rất chật chội, xoay chuyển cùng khó nên khi đc sinh ra, bé không bị gò bó, không gian rộng rãi để vung tay chân nên khi ngủ rất dễ giật mình vì không đc bao bọc bởi bụng mẹ, hơn nữa tai bé cũng rất nhạy cảm với các tiếng động lạ . (lúc trong bụng mẹ thì dc ôm chặt bởi thành bụng mẹ v.v. )
Cách chống giật mình lúc bé sơ sinh thường là dùng 1 tã tam giác lớn, quấn ôm trọn người bé, tạo cho bé cảm giác như vẫn ở trong bụng mẹ chật chội + 1 chút bông nhỏ vào 2 tai bé nhằm hạn chế tiếng ồn ( tất nhiên chỉ dùng trong lúc bé ngủ )

Đến lúc bé lớn hơn 1 chút( khoảng 4-5thang), lúc này bé đã cử động chân tay nhiều hơn, không thể dùng phương pháp dùng tã quấn bé nữa, lúc này chuyển sang sử dụng 2 cái gối vỏ đậu ( loại này ở siêu thị cũng có bán, chất liệu là vỏ đậu xanh khô) chặn 2 bên tay của bé khi bé ngủ. Gối loại này cũng có tác dụng giúp bé không bị méo đầu ( hay còn gọi là dẹt đầu - thẩm mỹ ) khi nằm ngủ thường xuyên 1 ví trí ....

Còn về vòng đeo dâu tằm và con dao thì em cũng không rõ nữa. Riêng về việc để dao đầu giường ( dưới gối v.v.) theo em thì chỉ là mục đích khử từ trường hoặc 1 loại sóng nào đó để giúp giấc ngủ ngon hơn. Như đc biết, quanh ta luôn xuất hiện các loại từ trường + các loại sóng mà mắt thường không thể thấy đc. Bản thân em vài lần nằm ngủ tại nhiều vị trí khác nhau ( các hướng nằm ) thì lúc bị bóng đè ( thấy dân gian gọi như thế ) lúc thì trằn trọc ngủ không yên, cũng lấy con dao găm nhỏ dấu dưới gối thì quả thât dễ ngủ hơn, không còn bị bóng đè nữa. Về việc này em chỉ nói lên cảm nhận cá nhân chứ việc này còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác mà nên để khoa học giải thích thì hay hơn :D

chút hiểu biết của em, mong dc chia sẻ thêm.

radeon
18-04-2010, 02:57 PM
thêm 2 mẹo nữa cũng rất hiệu nghiệm mà em cũng chưa hiểu tại sao !

1 : dù lá hẹ ( băm nhuyễn vắt lấy nước lau nứu răng cho bé - lúc 3 tháng 10 ngày ) >> lúc bắt đàu mọc răng bé sẽ ít bị hành sốt > cũng khóc quấy hơn .

2 : Hạ sốt khi tiêm ngừa . SAu khi đưa bé đi tiêm ngừa về ( đặc biệt với các mũi tiêm ngừa có thể gây sốt ) cắt 1 lát khoai tây mỏng đắp lên vết tiêm ngừa khỏang 10- 15p .

st

TuanRulo
19-04-2010, 09:08 AM
Hình cu nhóc nhà mình :
http://i463.photobucket.com/albums/qq359/tuanrulo_08/IMG_4879.jpg
http://i463.photobucket.com/albums/qq359/tuanrulo_08/IMG_4961.jpg

Hoang Anh Quan
20-04-2010, 12:48 PM
Tại sao để tránh cho cho trẻ em bị giật mình, người ta thường cho đeo vòng tay làm bằng cây dâu tằm, riêng ban đêm còn để một con dao hay một nhánh cây dâu tằm khô dưới gối nằm của bé??? Đây không phải câu đố đơn thuần, thehuy mong anh em nào có cách giải thích hợp lý gần gụi với cuộc sống thường ngày, liên quan các vấn đề về cách nuôi dạy trẻ em theo dân gian (Đôi khi có người xem lạ dị đoan cũng không sai).
Cám ơn ACE!

Cây dâu tằm
http://vnthuquan.net/diendan/upfiles/26402/7214F2E37E2A48929DA4CF7D2CE4D131.JPG

Vòng đeo tay làm từ cây dâu tằm
http://i233.photobucket.com/albums/ee4/thehuy1977/DSC08000.jpg

Còn con dao chắc ACE đã biết. he he

@bác thehuy nói đúng rồi nhưng hiệu nghiệm hơn là con dao rỉ sét mà lưởi dào phải đùi không được sắc,còn cây dâu là để trị tà .

thehuy
21-04-2010, 09:52 AM
Các bài tập khi bé được ba, bốn tháng tuổi

1. Bé biết làm gì ?

Bé bắt đầu biết lẫy, đã có thể nâng được đầu lên khi nằm sấp hay khi đươc bế ở tư thế đứng hoặc ngồi, nhưng cũng chỉ được một lúc là đầu bé gục xuống.
Bé bắt đầu phát hiện ra cơ thể của mình, bé nhìn và nghịch các ngón tay của bé. Bàn tay bé linh hoạt hơn, nếu bạn đặt vào tay bé một đồ vật, bé có thể giữ được trong vài phút.

Đến 4 tháng tuổi, bé biết giơ tay cầm đồ chơi. Bạn nên cho bé cầm đồ chơi để bé bận rộn"khám phá" và không cho tay vào miệng mút. Bé đã muốn giao tiếp bằng lời với mọi người, bé cười thành tiếng, bé biết hóng chuyện bằng nhiều cách: cười phát ra các âm thanh "aaa…gừ …gừ. ", khua chân múa tay… Bé đã nhận ra được mẹ mình, những đồ vật những địa điểm quen thuộc và bắt đầu có những thói quen (đi vệ sinh, ăn …ngủ đúng giờ).


2. Bạn phải làm gì để giúp bé phát triển?

a. Có những đồ vật để bé nhìn, cầm, sờ mó
- Hãy buộc các đồ chơi mềm vào cạnh cũi hay treo ở phía trên giường, xe nôi vừa tầm để bé có thể nhìn, nghe, cầm được các đồ chơi đó. Nên thay đổi đồ chơi làm bằng nguyên liệu khác nhau ( vải, nhựa, cao su. gỗ…).
Chú ý các đồ chơi phải đảm bảo vệ sinh và an toàn cho bé.

- Hãy treo các ảnh đơn giản như mặt người, con vật, dải băng có hình thù màu sắc lạ mắt thu hút được sự chú ý của bé.

- Hãy đặt hoặc bế bé ở những tư thế mà bé có thể nhìn đươc mọi thứ xung quanh, như nhìn thấy bông hoa, chiếc lá lay động, con cá bơi trong bể; con gà, con vịt đi lại trong sân; nhìn thấy quần áo phơi tung bay trước gió; nhìn thấy xe; nhìn thấy mọi người; nhìn thấy trận mưa qua cửa kính…

b. Có những âm thanh cho bé nghe
- Hãy để cho bé nghe những âm thanh khác nhau như bài hát, tiếng huýt sáo, tiếng xe máy, tiếng nước chảy, tiếng bát đũa…
- Hãy để cho bé nghe các loại nhạc khác nhau phát ra từ radio, ti vi, băng nhạc…(nhưng không nên lúc nào cũng cho bé nghe nhạc vì như vậy bé không quen với sự yên tĩnh).
- Hãy vỗ nhè nhẹ vào người bé theo nhịp điệu bài hát, bản nhạc hoặc hát va đung đưa bé.

c. Giúp bé học nói

- Hãy trò chuyện mọi lúc, mọi nơi với bé về những việc bạn đang làm, về mọi người, mọi thứ xung quanh như thể bé nghe và hiểu được những điều bạn nói. Hãy dùng những ngữ điệu khác nhau để nói với bé.
- Khi bé phát ra các âm thanh bạn hãy nhắc lại các âm thanh đó của bé cho bé nghe.
(Theo bibi.vn)

thehuy
25-04-2010, 03:57 PM
Chúng ta chỉ cần chuẩn bị quả phật thủ và mạch nha là đủ.
http://images1.afamily.channelvn.net/Images/Uploaded/Share/2010/01/10/PHATTHU.JPG

Chúng ta không nên dùng quả phật thủ màu vàng, nên chọn quả phật thủ màu xanh, tươi, có nhiều tinh dầu trị ho rất tốt cho bé.

Cách làm:

- Rửa sạch quả phật thủ, ngâm với nước muối nhạt trong khoảng 30 phút.

- Lau khô quả phật thủ, thái lát mỏng cho vào bát sứ.

- Cho mạch nha vào sâm sấp những lát phật thủ thái mỏng.

- Đun cách thủy hỗn hợp mạch nha và phật thủ. Khi nào ta thấy miếng phật thủ trở nên trong veo thì bắc xuống.

- Để cho hỗn hợp nguội rồi cho bé uống. Mỗi ngày, ta cho bé uống khoảng 5ml/lần, từ 3 – 4 lần/ngày để chữa ho. Bé nào ăn được phần cái lát phật thủ đã đun cách thủy thì hiệu quả trị ho càng cao, bé hết ho càng nhanh.

- Phần còn lại, ta cất vào ngăn mát của tủ lạnh để bảo quản để bé dùng dần.

Lưu ý: Nếu trộn mạch nha và phật thủ theo tỉ lệ 1:2 (100g phật thủ, 200g mạch nha) thì bé sẽ dễ uống hơn. Nhưng trộn theo tỉ lệ 1:1 (100g phật thủ, 200g mạch nha), hiệu quả trị ho sẽ tốt hơn. Tùy theo khẩu vị của từng bé, mẹ cho lượng mạch nha phù hợp.

Rất nhiều bà mẹ đã làm theo cách này và khẳng định rằng phật thủ và mạch nha có tác dụng tiêu đờm rõ rệt, làm dịu cổ họng khi ho.

Hỗn hợp mạch nha và phật thủ đã đun cách thủy, bảo vệ trong ngăn mát chỉ nên dùng trong 2 tháng. Lần sau có bé có bị ho, ta nên làm hỗn hợp mạch nha và phật thủ mới cho bé.
Theo afamily.vn

thehuy
25-04-2010, 04:11 PM
Một cách chữa ho nữa cho bé, ta làm như sau:

- Lấy một cái chén ăn cơm thường ngày
- Xếp lần lượt từ dưới lên trên
+ Bảy ngọn rau quế
+ 07 lát khế (trái khế xắt mỏng hay 07 nhánh bông khế thì tốt hơn)
+ 01 cục đường phèn bằng đầu ngón tay

Sau đó đem trưng cách thủy tới khi thấy đường phèn hóa lỏng + nước từ rau Quế, Khế thành một dung dịch lỏng hơi sệt là được.
Cho bé uống ngày khoảng 03 - 05 lần mỗi lần khoảng 03 muỗng cà phê.
Thehuy được một đồng nghiệp chia sẻ và đã thử cho cu Wind, thấy rất công hiệu, uống khoảng 02 ngày là thấy đỡ hẳn. Theo lời người hướng dẫn thì phương pháp trên đã trị được cả ho gà mà trước đây rất khó chữa.

Rau Quế hay còn gọi là húng Quế, húng chó
http://www.amthuc365.vn/forums/imagehosting/5492637ea4c1ea.jpg

Hoa Khế
http://t2.gstatic.com/images?q=tbn:_PPuTfYzzlkr1M:http://www.kinhdoanhvn.com/upload_image/Hoa_Khe_01.jpg_1252769600.jpg

Đường phèn
http://t3.gstatic.com/images?q=tbn:jRxzWPjMq5-sFM:http://www.camnanggiadinh.com.vn/Data/Imgs/News/imagesupload/savefiles/87316duong-phen.jpg

princess
25-04-2010, 05:06 PM
@a Thehuy ơi, các cách trị ho nói trên có thể áp dụng được cho người lớn hoặc hơi hơi lớn lớn được không anh!
:-S

thehuy
26-04-2010, 08:19 AM
@a Thehuy ơi, các cách trị ho nói trên có thể áp dụng được cho người lớn hoặc hơi hơi lớn lớn được không anh!
:-S

Tơ mới hỏi và kết quả là áp dụng cho cả người lớn - trẻ em, người già - người trẻ.

thehuy
24-05-2010, 03:32 PM
Cậu bé và luống hoa

TTCN - Người hàng xóm của tôi có hai con trai: một đứa bảy tuổi và một đứa năm tuổi. Một hôm anh dạy con trai bảy tuổi làm thế nào sử dụng máy cắt cỏ.
Trong khi anh đang chỉ cho con đẩy máy cắt cỏ đến chỗ ngoặt cho đúng cách thì vợ anh gọi anh ra để hỏi điều gì đó. Lúc ấy cậu con trai nhanh nhẩu đẩy thẳng máy cắt cỏ qua luống hoa kế bên mép cỏ xén một lằn rộng hơn hai gang tay!
Khi quay lại thấy điều đã xảy ra, anh suýt mất bình tĩnh. Anh đã bỏ nhiều thời gian và công sức để trồng và chăm sóc các luống hoa xinh đẹp này đến nỗi người hàng xóm cũng phải ghen tức. Khi anh lên tiếng la rầy con, vợ anh đã nhanh chóng bước đến bên anh, đặt bàn tay lên vai anh và nói: “Anh à... chúng ta đang nuôi dạy con chứ không phải cây hoa!”.
Việc cha mẹ nhớ những điều ưu tiên quan trọng nhưng trẻ em và lòng tự tin của chúng còn quan trọng hơn bất cứ vật dụng nào chúng có thể làm vỡ hoặc làm hỏng. Kính cửa sổ bị quả bóng làm vỡ, một bóng đèn bị một đứa trẻ vô ý làm bể, hoặc một cái đĩa rơi bể trong nhà bếp là những thứ đã hỏng rồi. Những bông hoa đã chết rồi, đừng thêm vào sự hư hại này bằng cách làm vỡ nát tâm hồn một đứa trẻ và làm thui chột ý thức về sự năng động của nó.(ST)

thehuy
11-01-2011, 11:55 AM
XIN CHIA SẺ CÙNG GĐ HTĐ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỦA KU WIND NHÂN NGÀY THÔI NÔI.
(01/01/10 - 01/01/11)

http://ca2.upanh.com/19.0.23797997.YH10/dsc01789.jpg (http://www.upanh.com/upanh_dsc01789/v/6tu4czcr7sd.htm)
http://ca9.upanh.com/19.0.23797999.pTJ0/dsc01791.jpg (http://www.upanh.com/upanh_dsc01791/v/6tu4czcr7sd.htm)
http://ca2.upanh.com/19.0.23798002.yXx0/dsc01812.jpg (http://www.upanh.com/upanh_dsc01812/v/6tu4czcr7sd.htm)
http://ca2.upanh.com/19.0.23798018.Znd0/dsc01850.jpg (http://www.upanh.com/upanh_dsc01850/v/6tu4czcr7sd.htm)

Mẹ Tatathai tặng quà & niềm vui mở quà
http://ca2.upanh.com/19.0.23797981.2Xp0/dsc01875.jpg (http://www.upanh.com/upanh_dsc01875/v/6tu4czcr7sd.htm)

http://ca2.upanh.com/19.0.23797988.MTm0/dsc01896.jpg (http://www.upanh.com/upanh_dsc01896/v/6tu4czcr7sd.htm)

thehuy
04-03-2011, 09:17 AM
“Nhưng khuyến nghị chuẩn tăng trưởng của WHO dựa trên nghiên cứu tăng trưởng của trẻ được nuôi bằng sữa mẹ, được ăn bổ sung và chăm sóc tốt của trẻ từ 0 - 5 tuổi ở nhiều quốc gia”, GS Nguyễn Thu Nhạn, Chủ tịch Hội Nhi khoa VN cho biết.

http://www2.vietbao.vn/images/vi3/suc_khoe/30205595_tre-em-141107.jpg

Biểu đồ mới này sẽ thay thế cho biểu đồ cũ mà các nhà nghiên cứu cho là lỗi thời và chỉ hợp với những trẻ bú bình hoàn toàn.


Bảng chuẩn tăng trưởng của trẻ em trên toàn thế giới (áp dụng cho cả trẻ em Việt Nam)

Độ tuổi
STT Độ tuổi Giới tính Cân nặng Chiều cao
Trẻ vừa sinh ra Bé trai 3,3kg 49,9cm
Bé gái 3,2kg 49,1cm
6 tháng tuổi Bé trai 7,9kg 67,6cm
Bé gái 7,3kg 65,7cm
12 tháng tuổi Bé trai 9,6kg 75,7cm
Bé gái 8,9kg 74cm
18 tháng tuổi Bé trai 10,9kg 82,3cm
Bé gái 10,2kg 80,7cm
24 tháng tuổi Bé trai 12,2kg 87,8cm
Bé gái 11,5kg 86,4cm
36 tháng tuổi Bé trai 14,3kg 96,1cm
Bé gái 13,9kg 95,1cm
42 tháng tuổi Bé trai 15,3kg 99,9cm
Bé gái 15kg 99cm
48 tháng tuổi Bé trai 16,3kg 103,3cm
Bé gái 16,1kg 102,7cm
54 tháng tuổi Bé trai 17,3kg 106,3cm
Bé gái 17,2kg 106,2cm
60 tháng tuổi Bé trai 18,3kg 110 cm
Bé gái 18,2kg 109,4cm




Thông tin trên được Hội Nhi khoa Việt Nam công bố tại buổi họp báo về khuyến nghị về nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em VN và chuẩn tăng trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới (WTO) tổ chức ngày 13/11, tại Hà Nội.

Theo GS Nhạn, hiện nay một bộ phận trẻ em Việt Nam đã đạt được mức chuẩn tăng trưởng này. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận không nhỏ trẻ em (chủ yếu ở khu vực nông thôn) vẫn nằm trong diện còi cọc, suy dinh dưỡng do thiếu chất như: dầu, mỡ, vitamin các loại. Nếu những đứa trẻ không được sớm bổ sung dinh dưỡng sẽ rất dễ dẫn đến hiện tượng thấp bé, nhẹ cân khi trưởng thành, ảnh hưởng đến sự phát triển giống nòi.

Cùng đó, GS. NGuyễn Công Khanh, Phó chủ Chủ tịch Hội Nhi khoa VN lại cảnh báo về một bộ phận trẻ em thành phố lại ăn quá thừa dinh dưỡng do ăn nhiều thịt, chất béo. Hiện tình trạng béo phì ở trẻ em Hà Nội là 7,9% và TPHCM là 22,7%.

ST - Việt Báo


Một Biểu đồ tăng trưởng của Who nữa đây
http://i1082.photobucket.com/albums/j370/bomeviet/BieudotangtruongWHO.jpg

Những điều cần biết về biểu đồ tăng trưởng trẻ em của tổ chức thế giới

Theo dõi sự tăng trưởng của trẻ là quá trình tiến hành cân và đo chiều cao của trẻ dưới 5 tuổi và sử dụng biểu đồ tăng trưởng của trẻ em để đánh giá xem trẻ phát triển bình thường hay không. Quá trình theo dõi sự phát triển này được tiến hành khi trẻ mới sinh cho đến 5 tuổi.

1. Tại sao chúng ta phải theo dõi sự tăng trưởng của trẻ em?

Một đứa trẻ được coi là phát triển bình thường thì phải tăng cân và chiều cao đều đặn. Nếu chúng ta theo dõi cân nặng và chiều cao hàng tháng cùng với việc sử dụng biểu đồ tăng trưởng (BĐTT) trẻ em chúng ta sẽ biết được đứa trẻ đó có phát triển bình thường hay không? Từ trước đến nay các bậc cha mẹ hoặc người thân của trẻ thường có thói quen nhận xét về con mình như: tháng này thằng bé (con bé) trông khá hơn tháng trước… nhưng gầy hay béo cụ thể như thế nào thì họ hoàn toàn không biết. Có nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng trẻ không ho, sốt, bỏ ăn… là khỏe mặc dù trên thực tế trẻ bị suy dinh dưỡng (SDD). Chính vì vậy việc giúp cho các bậc cha mẹ và người thân của trẻ hiểu rằng SDD cũng là một bệnh và từ SDD sẽ dẫn đến nhiều bệnh khác là điều hết sức quan trọng. Để phát hiện xem trẻ có bị SDD hay không và từ đó gia đình có những biện pháp kịp thời khắc phục tình trạng trên cần phải tiến hành cân trẻ và sử dụng BĐTT trẻ em.

2. Biểu đồ tăng trưởng trẻ em của Tổ chức Y tế thế giới

Có hai loại biểu đồ theo dõi cân nặng theo tuổi và chiều cao theo tuổi. Để tiến hành chấm BĐTT trẻ em chúng ta phải tiến hành cân, đo trẻ. Cha mẹ của trẻ hoặc người chăm sóc trẻ hàng tháng nên đưa trẻ đến trạm y tế địa phương để được cân, đo trẻ và chấm biểu đồ tăng trưởng. Cân trẻ bằng cân điện tử hoặc cân bàn có đồng hồ loại dưới 30 kg (đọc kết quả đo với độ chính xác 0,1 kg, ví dụ: 7,9 kg). Đo chiều dài nằm nếu trẻ dưới 25 tháng tuổi và chiều cao đứng nếu trẻ từ 25 tháng trở lên cho đến 5 tuổi theo các loại thước đo qui định (đọc kết quả đo với độ chính xác 0,1 cm, ví dụ: 83,5 cm). BĐTT bao gồm các thành phần sau:

a. Hai mặt của biểu đồ:

BĐTT bao gồm hai loại biểu đồ trên cả hai mặt: Biểu đồ cân nặng theo tuổi và biểu đồ chiều dài nằm/chiều cao đứng theo tuổi.

b. Các đường tăng trưởng của quần thể tham khảo:

Có 5 loại đường sau được sử dụng trong biểu đồ:

- Đường 0 (trung bình): màu xanh lá cây

- Đường -2: màu đỏ

- Đường -3: màu đen

- Đường +2: màu đỏ

- Đường +3: màu đen

c. Các kênh tăng trưởng

Phần của biểu đồ được giới hạn các đường tăng trưởng được mô tả ở trên được gọi là kênh tăng trưởng.

- Kênh được giới hạn bởi đường -2 và +2 được gọi là kênh “bình thường”.

- Kênh được giới hạn đường -2 và -3 được gọi là kênh “dưới -2”.

- Kênh nằm dưới đường -3 được gọi là kênh “dưới -3”.

- Kênh được giới hạn đường +2 và +3 được gọi là kênh “trên +2”.

- Kênh nằm trên đường +3 được gọi là kênh “trên +3”.

3. Sử dụng BĐTT để theo dõi sự tăng trưởng của trẻ

- BĐTT là các đồ thị theo dõi sự phát triển về cân nặng và chiều cao của trẻ từ 0 cho đến 5 tuổi.

- Mỗi trẻ dưới 5 tuổi có một BĐTT riêng, BĐTT do bà mẹ và các thành viên trong gia đình cất giữ cẩn thận bởi vì BĐTT được coi như một công cụ tốt nhất để theo dõi sức khỏe của trẻ và việc thường xuyên cân trẻ em. BĐTT sẽ giúp cho các bà mẹ theo dõi một cách liên tục sự phát triển của con mình.

* Khi sử dụng BĐTT cân nặng theo tuổi

- Nếu một đứa trẻ ở “kênh bình thường” và đường tăng trưởng của trẻ có hướng đi lên, nghĩa là trẻ phát triển tốt. Chúng ta cần tiếp tục chăm sóc cho trẻ.

- Nếu trẻ ở kênh “dưới -2” hoặc kênh “dưới -3” thì trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân hoặc suy dinh dưỡng nặng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được tham vấn và xử trí.

- Nếu trẻ ở kênh “dưới -2”, nhưng đường tăng trưởng của trẻ đi lên thì trẻ đang phát triển tốt, cần duy trì chăm sóc trẻ như hiện tại.

- Nếu trẻ ở kênh “trên +2” thì trẻ lên cân tốt nhưng cần xem lại chế độ dinh dưỡng hiện tại vì trẻ có thể dẫn đến thừa cân, béo phì.

- Nếu trẻ ở kênh “trên +3” thì trẻ có khả năng bị béo phì và nên đưa trẻ đến các chuyên khoa dinh dưỡng để được chẩn đoán và xử trí thích hợp.

* Khi sử dụng BĐTT chiều cao theo tuổi

Nếu một đứa trẻ ở kênh “bình thường” và đường tăng trưởng của trẻ có hướng đi lên, nghĩa là trẻ phát triển tốt. Bà mẹ cần tiếp tục chăm sóc cho trẻ.

Nếu trẻ ở kênh “dưới -2” thì cần chú ý đến tình trạng sức khỏe của trẻ và tìm nguyên nhân như: trẻ thấp còi có thể do cha mẹ cũng thấp còi trong khi vẫn có đủ dinh dưỡng khi nhỏ; trẻ thấp còi nhưng lại phát triển nhanh chiều cao vào độ tuổi vị thành niên; trẻ bị suy dinh dưỡng kéo dài; trẻ bị mắc bệnh mạn tính hoặc rối loạn về gen liên quan đến phát triển.

BS. Huỳnh Thảo Trường

PGĐ - Trung tâm CSSKSS tỉnh An Giang

thehuy
15-03-2011, 10:40 AM
Phải Làm Gương Cho Con Cái Noi Theo

ST
Một buổi chiều mùa đông tuyết rơi nặng hột, một người đàn ông say rượu lảo đảo trên lớp tuyết dày. Quay lại nhìn, ông thấy đứa con trai mười tuổi của ông đang đi theo bước chân thất thường của ông.
Ông hỏi: - Con làm gì thế?
Đứa con trả lời: - Thưa ba, con bước theo bước chân của ba!

* Chúng ta, bác bậc cha mẹ có muốn con cái mình bước theo vết chân của mình không? Con cái sẽ không bao giờ lương thiện thật thà khi mà cha mẹ chúng thường nói dối và lường gạt, vì nó thường đi theo vết chân của cha mẹ mình. Cha mẹ nào cũng muốn con cái mình nên người, vì vậy cha mẹ phải cẩn thận trong nếp sống của mình sao nên gương mẫu cho chúng bước theo. Nên nhớ, con cái hay bước theo bước chân của cha mẹ, như cậu bé bước theo bước chân say sưa của người cha trong chuyện này, thật bất hạnh cho đời nó trong tương lai biết bao!

thehuy
24-05-2011, 12:10 PM
1/ Nhớ baby
2/ Thử youtube theo hướng dẫn xem có được không. hehe

uUMX3sgVXa0
qdZ5_UDDhMk

Đã được rồi. Xin cám ơn Tuanrocker

thehuy
24-05-2011, 01:57 PM
Mối nguy hiểm từ đồ chơi cho trẻ
Trẻ lên 3 tuổi thường có thói quen gậm đồ như một chú cún, vì vậy bố mẹ nên hết sức lưu ý để tránh những nguy hiểm không cần thiết cho trẻ.

Các nhà nghiên cứu của trường ĐH Leeds hy vọng kết quả nghiên cứu không chỉ tác động đến các nhà sản xuất đồ chơi mà còn tác động cả đến cha mẹ có con nhỏ dưới 5 tuổi. Với các nhà sản xuất, nghiên cứu giúp họ cho ra những loại đồ chơi không gây hại cho trẻ. Còn bố mẹ sẽ biết thói quen này của trẻ để ngăn chặn tai nạn xảy ra với con.

Nghiên cứu cũng cho thấy những nhãn mác và các dòng cảnh báo trên đồ chơi không đủ ngăn chặn tai nạn xảy ra vì khi đưa cho trẻ đồ chơi, người lớn thường không đọc, hoặc quên không đọc hay không hiểu hết những lời cảnh báo đó.
Gary Mountain, giảng viên lâu năm về chăm sóc sức khoẻ trẻ nhỏ và là phó hiệu trưởng trường chăm sóc sức khoẻ thuộc ĐH Leeds, người đứng đầu cuộc nghiên cứu là người đưa ra kết quả này sau khi kết hợp với Viện răng lợi Leeds để đưa ra một công cụ kiểm tra chính xác sức cắn hoặc gặm nhấm của trẻ nhỏ.
http://images1.afamily.channelvn.net/Images/Uploaded/Share/2009/08/19/aFamilygam.jpg

Ông Mountain cùng đồng nghiệp đã làm cuộc kiểm tra sức cắn của hơn 206 trẻ nhỏ ở độ tuổi từ 3 đến 5 tuổi. Theo nhóm nghiên cứu, đây là nhóm tuổi thích cắn và nhai đồ bên ngoài nhất.

Giáo sư Mountain cho hay “Nghiên cứu cũng là bằng chứng chỉ ra bố mẹ bàng quan nên thường bỏ qua không đọc lời cảnh báo ở đồ chơi nên họ không biết những đồ chơi nào thích hợp hoặc chưa thích hợp với độ tuổi của con mình.

Hơn nữa, thật sự cũng chưa cho một chuẩn mực nào trong việc sản xuất đồ chơi, vì ở độ tuổi từ 3- 5 tuổi trẻ thường thích cắn, nhai hay chơi trò chơi và làm vỡ chúng, sau đó cho vào miệng ngậm hoặc nuốt”.

Ông Mountain nói thêm “Nghiên cứu cũng dựa vào số ca trẻ nhỏ đã phải nhập viện cấp cứu do nuốt hoặc nhai những mẩu đồ chơi bị vỡ”.

Giáo sư Mountain cùng nhóm nghiên cứu đã phát triển một loại công cụ đo sức cắn với hy vọng công cụ này hữu ích cho các nha sỹ và những bác sỹ khác. Với công cụ này, các chuyên gia sức khoẻ sẽ biết cách chẩn đoán sức khoẻ răng lợi, chỉnh hình răng cho trẻ nhỏ.

Nhưng điều quan trọng, các nhà nghiên cứu mong muốn là khuyến cáo bố mẹ có con nhỏ (đặc biệt khi trẻ ở độ tuổi từ 3 đến 5) hãy đề cao sự cảnh giác và hãy để ý đến con trong khi cho trẻ chơi. Bố mẹ cũng chịu khó đọc lời cảnh báo dán ở đồ chơi để biết liệu con mình đã chơi đồ đó được chưa.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng hy vọng, các nhà sản xuất đồ chơi lưu ý để đưa ra thị trường những loại đồ chơi không độc hại cho trẻ để những bé yêu của chúng ta được phát triển một cách hoàn toàn khoẻ mạnh và an toàn.
Từ nguồn Lamchame - Hoàng Ngân

P/S: Kinh nghiệm của Thehuy là kế cả các đồ chơi đảm bảo, không độc hại và thích hợp với độ tuổi của con mình, nhưng nếu là đồ điện tử, chúng ta phải luôn kiểm tra các cục Pin. Tránh hiện tượng chảy, rò rỉ axit có thể gây hại cho bé và đặt biệt nguy hiểm nếu bé gỡ được sau đó ngậm, nhai, nuốt.v.v.v

thehuy
24-05-2011, 02:20 PM
Tiếp...
Nguy hiểm tiềm ẩn từ đồ chơi cho trẻ

PNO - Dù các nhà sản xuất luôn có những khuyến cáo về sự an toàn khi cho trẻ sử dụng đồ chơi, chú ý đảm bảo chất lượng; nhận thức của các bậc cha mẹ trong vấn đề này cũng ngày càng nâng cao nhưng đồ chơi vẫn còn là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều tai nạn đau lòng cho trẻ.
Facebook Nguy hiểm tiềm ẩn từ đồ chơi cho trẻTwitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này

Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho trẻ với các loại đồ chơi, bạn cần hết sức lưu ý:

1. Đồ chơi tự làm là những món quà độc đáo và khá dễ thương nhưng cần xem xét cẩn thận: những con mắt (thường là các hột nút) nên được may kỹ vì trẻ có thể cắn chúng rơi và lọt vào cổ. Các dải buộc, nơ và râu tóc cũng vậy, vải và bông nhồi nên được làm bằng chất liệu không gây độc hại cho trẻ nếu bé cắn chúng.

2. Những đồ chơi mềm và những quyển sách bằng xốp không thấm nước: trẻ thường đưa chúng lên miệng cắn, quăng trên sàn, trong vườn hoặc làm dính thức ăn hay ợ sữa vào.

3. Nếu cho trẻ chơi bong bóng thì bạn phải ném đi ngay khi chúng bị nổ hay xì hơi để đề phòng trẻ nuốt nó vào miệng và bị nghẹn.

4. Kiểm tra chất liệu và sơn trong đồ chơi của trẻ. Trẻ nhỏ thường có khuynh hướng đưa mọi thứ lên miệng để khám phá vì thế nếu bạn không muốn trẻ bỏ một món nào đó vào miệng thì đừng đưa cho trẻ chơi. Bề mặt của đồ chơi phải trơn láng không có những góc cạnh sắc nhọn hay các mảnh gỗ vụn.

5. Trước khi mua bất cứ thứ đồ chơi nào (hoặc làm quà tặng cho trẻ nhỏ) cũng nên kiểm tra kỹ xem nó có đáp ứng đủ các tiêu chuẩn an toàn và có phù hợp với lứa tuổi của trẻ không.

6. Kiểm tra độ tuổi của từng món đồ chơi xem có phù hợp với trẻ không. Nó giúp bạn không những mua được cho trẻ một sản phẩm thích hợp mà còn đảm bảo an toàn cho trẻ.

7. Những âm thanh quá lớn phát ra từ đồ chơi cũng có thể làm tổn thương màng nhĩ còn khá mỏng manh của bé do đó nên chọn những loại đồ chơi có âm thanh nhẹ nhàng hoặc có nút để điều chỉnh.

8. Bạn nên tự tạo một vật để kiểm tra đồ chơi: Cắt một hình tròn trên miếng bìa cứng bằng kích cỡ miệng trẻ và thả các món đồ chơi vào đó. Nếu món nào lọt được qua lỗ đó thì nên loại ra vì nó có thể sẽ lọt vào cổ họng nếu bé ngậm chúng.

9. Những sợi dây dài hơn 15 cm cũng là những mối nguy gây nghẹt thở (khi trẻ nuốt phải). Không nên dùng dây để buộc đồ chơi vào xe đẩy hay vào núm vú và đưa trẻ ngậm. Tránh những đồ chơi dùng loại pin tiểu vì nó là một mối nguy hiểm cho trẻ nhỏ (nếu trẻ lỡ nuốt phải một viên pin, hãy mang trẻ đến ngay trạm cấp cứu gần nhất)

10. Hãy xem kỹ kết cấu, chất liệu của từng loại đồ chơi: nếu nó không an toàn khi trẻ mút, đánh rơi và giẫm lên thì bạn đừng nên mua hoặc vứt nó đi.

Trích: Website BV Từ Dũ TP.HCM

thehuy
14-05-2012, 10:07 AM
Bí quyết dạy con từ thuở còn thơ

Khi trẻ tròn một tuổi, hãy bắt đầu dạy bé cách cư xử, giúp đỡ mọi người, biết thưa gửi và nói cám ơn; tập thói quen dọn dẹp đồ sau khi chơi. Ban đầu, bé có thể rất vụng về, nhưng không sao, nên dạy dần cho trẻ.

Hãy giúp bé tăng vốn từ vựng bằng cách gọi tên đồ vật và chỉ vào chúng. Thường xuyên nói chuyện với bé và gọi tên đồ vật. Dạy trẻ đếm bằng cách đếm các bậc thang khi bước lên và gọi tên các màu sắc. Đọc sách hình cho bé nghe và yêu cầu bé chỉ vào hoặc gọi tên những vật quen thuộc.

Khi phải xa mẹ, theo tự nhiên, bé sẽ buồn và lo lắng vì bé rất yêu và trông cậy vào bạn. Nếu bạn có việc và không thể ở cạnh trẻ, chỉ cần hôn bé một cái và tạm biệt bé thật nhanh. Đừng để bé và bạn quyến luyến hay bịn rịn nhau quá lâu.

Về thể chất: Một tuổi, bé có thể tự đi những bước đầu tiên một mình. Có thể bé sẽ bắt đầu tự đút ăn bằng muỗng/thìa, mặc dù vẫn thường đưa trật ra ngoài miệng. Khi chơi, bé nắm được đồ vật giữa ngón cái và ngón trỏ một cách thành thạo, và dần thực hiện được những động tác tinh vi hơn trước (vận động cơ lớn hơn).

Về tư duy: Khoảng thời gian bé có thể tập trung chú ý là 2-5 phút đối với các hoạt động tĩnh, như chơi với cái lúc lắc hoặc đồ chơi treo trang trí. Bé thích đẩy, quăng ném và hất đổ đồ vật. Bé sẽ cho bạn đồ chơi rồi lại lấy đi, hoặc chơi trò xếp những vật hình khối vào hộp chứa và đổ ra. Bé biết đặt tên cho các vật chung quanh.

Kỹ năng sống: Bé một tuổi có thể lo lắng khi mẹ đi vắng.

Ngôn ngữ: Bé có thể bập bẹ những câu ngắn, lên xuống giọng như đang nói tiếng nước ngoài. Bé cũng có thể đáp lại những câu hỏi và mệnh lệnh đơn giản, đặc biệt khi bạn gợi ý cho bé bằng cử chỉ bàn tay. Thí dụ, bạn hỏi “Miệng con đâu?” đồng thời chỉ vào đó; hoặc yêu cầu bé “Con đưa giùm mẹ cái tách” và chỉ vào cái tách. Bé thậm chí có thể trả lời bạn theo cách riêng của mình bằng cách sử dụng cử chỉ của riêng bé như lắc đầu để nói “Không”.
iiiiiiii
Tùy từng giai đoạn phát triển của trẻ, người lớn phải có cách rèn dạy thích hợp để hỗ trợ bé trưởng thành. Ảnh: T.C.

* Khi bé yêu của bạn 13 tháng tuổi:

Việc vui chơi của bé chủ yếu liên quan đến các thử nghiệm như: “Chuyện gì xảy ra nếu mình thả rơi cái tách nhựa?”, hoặc “Nếu mình chà ngón tay vào xốt cà chua thì sao nhỉ?”. Bé thích quan sát điều xảy ra sau khi bé làm gì đó và vì vẫn chưa nhớ tốt, bé chơi lập lại nhiều lần mà không thấy chán.

Bé ăn ít đi là bình thường. Từ khi sinh đến thôi nôi, cân nặng của bé thường tăng gấp ba lần và bé sẽ cao thêm khoảng 25cm. Trong giai đoạn từ thôi nôi đến 2 tuổi, tốc độ tăng trưởng của bé sẽ chậm đáng kể và cơ thể bé sẽ bắt đầu giảm mất lớp mỡ sơ sinh. Lượng thức ăn bé ăn hàng ngày cũng như món ăn bé thích và không thích cũng sẽ thay đổi.

Thể chất: Bé bắt đầu tự bước đi. Bé có thể cầm nắm và xoay chuyển đồ

Tư duy: Trí tò mò phát triển. Bé có thể quan sát chú mèo và biết lùi lại khi sợ hãi.

Kỹ năng sống: Bé biết cách bày tỏ những mong muốn của mình. Khi muốn đi xuống, bé sẽ chỉ xuống. Khi muốn bạn chú ý, bé giật áo bạn. Dù có thể chưa nói được nhiều, bé hiểu được nhiều những từ ngữ đơn giản mà bạn dùng với bé hàng ngày.

* Khi bé 14 tháng tuổi:

Trẻ rất tò mò với những điều mà người lớn ngăn cấm nên thường muốn khám phá những điều không được cho phép. Hãy sắp xếp nhà cửa an toàn cho bé tự do khám phá. Bé sẽ được an toàn và bạn sẽ yên tâm hơn khi che chắn những ổ điện, khóa các ngăn tủ thấp và để vật dễ vỡ ngoài tầm tay của bé. Bạn có thể dành riêng một ngăn tủ thấp đến sàn nhà để cho bé chơi. Bỏ vào đó những đồ vật an toàn khi bé sờ chạm như: bình nhựa, đồ chơi hoặc hộp không. Thỉnh thoảng thay đổi đồ vật trong tủ để tạo sự đa dạng. Vui chơi là cách bé khám phá thế giới.

Bé có cảm giác an toàn khi gắn bó với chú gấu nhồi bông ưa thích hay tấm chăn yêu quý nhất, hoặc cả hai. Những đồ này được gọi là “vật thân thiết” đem đến cho bé cảm giác được xoa dịu, đặc biệt khi bạn không ở bên bé. Các bác sĩ nhi khoa thường khuyên bố mẹ nên khuyến khích mối quan hệ gắn bó này. Dù hàng ngày, bé vẫn cố gắng nắm vững những kỹ năng mới, tấm chăn mềm mại là một thứ để bé luôn có thể tìm tới để có cảm giác được xoa dịu.

Thể chất: Bé biết vẫy tay chào “Tạm biệt”, biết lăn quả bóng tới lui với người lớn. Bé uống được bằng tách, đứng được một mình, có thể cúi xuống và đứng lên lại, và nếu đã biết đi sớm, có khả năng bé sẽ bắt đầu tập bước giật lùi.

Tư duy: Biết đòi những thứ bé muốn

Kỹ năng sống: Có thể bắt đầu hình thành sự gắn bó chặt chẽ với những vật thân thiết.

Ngôn ngữ: Đã nắm vững vài từ và học thêm nữa mỗi ngày. Bé cũng bắt đầu biết rõ điều mình muốn và sẽ nhất quyết đạt được.

* Trẻ được 15 tháng tuổi:

Từ “không” có thể là từ được bé thích nhất. Đa số trẻ đều trải qua giai đoạn thích nói “không” này. Đó là cách bé tự khẳng định mình. Bạn có thể làm cho bé bớt sử dụng từ này bằng cách chính bạn phải hạn chế nói “không” đến mức tối thiểu. Thay vì nói “Không, con đừng sờ vào đó”, hãy thử nói “Mẹ muốn con chơi ở đây”.

Mỗi bé có một cách riêng để phản ứng tương tác với thế giới bên, đây chính là tính khí của bé. Khi lớn lên, bé sẽ bộc lộ dần cá tính của mình. Hãy tìm hiểu cách bé thường phản ứng như thế nào (thái độ, tình cảm, biểu hiện) và bạn có thể biến đổi môi trường của bé để giúp phát triển tốt hơn. Người lớn có thể tự tìm ra cách làm cho mình thoải mái dễ chịu nhất, nhưng bé phải trông cậy hoàn toàn vào bạn để có được cảm giác đó. Tôn trọng tính cách bẩm sinh của bé sẽ giúp bé phát triển tiềm năng của mình một cách trọn vẹn nhất.

Thể chất: Bé đi tương đối vững. Bé thích đẩy và kéo đồ chơi trong khi bước đi, có thể sử dụng muỗng (thìa) hoặc nĩa và biết đi giật lùi.

Trí tuệ: Bé thích bỏ vào và lấy vật ra khỏi các hộp, bắt đầu nhận thức được cách các vật khớp vào nhau như thế nào. Bé sẽ thử ghép nắp đậy vào các hộp và xếp chồng các khối.

Kỹ năng sống: Bé có thể thích chơi trò chơi với bạn như trò hỏi và chỉ vào bộ phận cơ thể hoặc hình ảnh. Bé ý thức hơn về bản thân, sẽ không còn vươn ra và cố gắng chạm vào hình ảnh của mình trong gương.

Ngôn ngữ: Bé biết nói thêm một số từ.

* Bé đã được 16 tháng tuổi:

Đôi khi cảm xúc của bé tuôn trào và bé nổi cáu. Bé không thể ngừng òa khóc và giận dữ. Bạn hãy nhớ: đó là cách duy nhất để bé “xả xú páp”. Không giống như người lớn, bé không thể hả giận bằng cách nào khác. Do đó, nếu bé đang cáu, hãy nhẫn nại, có mặt bên bé, xoa dịu hoặc để bé một mình.

Thể chất: Bé có thể vẽ nguệch ngoạc. Bắt đầu thích đi lên xuống cầu thang.

Tư duy: Bé biết để ngón tay lên môi và nói “Suỵt”. Thích chơi trò ú òa, xếp chồng các khối và trò chơi bộ phận cơ thể như “Mũi con đâu?”. Có thể nổi cáu.

Kĩ năng sống: Bé thích giúp bạn làm một số việc lặt vặt.

* Khi bé yêu của bạn 17 tháng tuổi:

Đây là thời điểm tốt để dạy bé cách cư xử. Bạn phải là người thể hiện cho bé thấy cách xử sự muốn bé có được. Hãy nhờ bé giúp mình và cám ơn khi bé thực hiện. Khi làm như vậy, bạn đã dạy cho bé hiểu được một điều cơ bản là tầm quan trọng của việc bày tỏ sự lễ phép, lịch sự và tôn trọng người khác.

Hãy giúp bé hiểu “Thưa gửi” và “Cám ơn” không chỉ là những câu trả lời thông thường, mà còn cho thấy sự quan tâm và gắn bó của bé với những người xung quanh.

Thể chất: Bé biết vẫy tay chào “Tạm biệt”, biết lăn quả bóng tới lui với người lớn. Bé có thể cúi xuống và đứng lên lại.

Tư duy: Bé có thể tự cởi quần áo. Ở tuổi này, một số bé thậm chí còn học cách chải răng nếu được mẹ giúp đỡ.

Kỹ năng sống: Bé bắt đầu nhận ra sự giống và khác nhau giữa đồ chơi và những vật khác. Khi bé chơi, bạn sẽ thấy bé thích phân loại đồ chơi thành đống theo màu, hình dạng và thể loại.

Ngôn ngữ: Bé có thể nắm vững một số từ (“con”) và một số bé thậm chí còn kết hợp các từ với nhau (“con uống sữa”).

* Bé được 18 tháng tuổi:

Bé sẽ cho bạn thấy rằng bé có thể suy nghĩ đến những vật không hiện diện. Trí nhớ bé ngày một tốt hơn, do đó bé không còn ngơ ngác nếu bạn giấu vật trong khi bé đang nhìn rồi chuyển nó đến nơi khác khi bé ngó đi chỗ khác. Sau khi bé phát hiện vật không còn ở nơi bé tưởng, bé sẽ tiếp tục tìm kiếm.

Bé có thể có một vài thói quen giúp bé tự trấn an như xoắn tóc mình, lắc hoặc mút ngón tay. Đa số trẻ em sẽ tự bỏ những hành vi này khi lên 4 tuổi. Do đó, bạn không nhất thiết phải can thiệp bây giờ.

Thể chất: Bé có thể leo lên cầu thang (có bạn giúp đỡ) hoặc trèo lên đồ đạc (bàn, tủ, ghế…). Bé sẽ thử đá banh. Bé sẽ cố nhấn, xoay nút và nắm đấm cửa nếu nó ở trong tầm tay bé. Bé có thể nhún nhảy khi chung quanh có nhạc.

(Nguồn: Mead Johnson)

simba
15-05-2012, 10:08 AM
giờ bắt đầu nghiên cứu mấy bài của thehuy đây :) hehe. Đúng lúc rồi :)