PDA

Xem bản đầy đủ : Opera - Giao hưởng - Ballet


mquan
16-11-2009, 01:03 PM
http://img.photo.zing.vn/file_uploads/gallery/w642h/q42008/2009/11/16/01/27831258351287.jpg (http://photo.zing.vn/photo/gallery_preview/allsize.10285973.html)

Tiểu sử Andrea Bocelli :


Andrea Bocelli từng được gọi hơi quá là "giọng tenor thứ tư" bên cạnh 3 "chóp núi" Luciano Pavarotti, José Carreras, Plácido Domingo nhưng danh hiệu này ít nhiều cho thấy tiềm lực và vị trí của Andrea trong làng nhạc.
Sinh ra với thị lực vốn đã kém, Andrea trở nên mù hoàn toàn sau một tai nạn gặp phải khi anh chơi bóng đá. Tuy vậy anh vẫn dễ dàng lấy được bằng tiến sĩ luật tại Đại học Pisa và hành nghề luật sư một năm trước khi toàn tâm toàn trí cho âm nhạc. Các album nhạc pop Romanza, Sogno, Ceili di Toscana và Andrea lần lượt khẳng định tài năng của anh bên cạnh việc trình diễn lại các tác phẩm cổ điển.
Ý tưởng thực hiện album nảy ra trong đầu nhà sản xuất thiện nghệ David Foster "tại sao lại không tìm những bản tình ca đẹp nhất trên thế giới và gắn với giọng hát lãng mạn nhất trên thế giới?". Nghĩ là làm, David bay đến Ý gặp gỡ Andrea và ghi âm album ở phòng thu tại gia của Andrea ở Tuscan, nơi có tầm nhìn hướng ra một bờ biển đẹp. Đây là album đầu tiên trong vòng 2 thập niên mà David chịu khó rời phòng thu của mình ở California để làm việc bên ngoài. David Foster rất hài lòng về đĩa nhạc này và công khai tuyên bố "đây là một trong những đĩa nhạc đẹp nhất mà tôi từng tham gia thực hiện".
Được phát hành cuối tháng 1/2006 để đón đầu lễ Valentine, tháng 3 tới đây, Amore sẽ được tung ra thêm phiên bản tiếng Tây Ban Nha mang tên Amor. Giống như nhóm Il Divo, các bản tình ca trong Amore được sáng tác từ 1920 đến 1980 bằng tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Ý và đều thuộc hàng kinh điển. Besame mucho là bài hát phổ biến đến như Beatles giai đoạn đầu cũng có cover lại, trong 3 giọng tenor lẫy lừng trên đây thì chỉ có Luciano chưa hát bài này. Giờ đây giọng hát học thuật Andrea vẫn bập bùng "yêu nhau đi" cực kỳ mùi mẫn. Les feuilles mortes vẫn bâng khuâng những chiếc lá thu rơi. Juarme có tiếng guitar thấp thoáng flamenco kiểu mới của Armik, sau đó là tiếng vỗ tay quen thuộc của dòng này. Solamente una vez từng được nghe trong đĩa Canta espanol/ 26 grands exitos của Nat King Cole giờ được Andrea xử lý nhẹ nhàng, thư thả. Can"t help falling in love của Andrea là version hát live ở Las Vegas...
Khách mời trong album này đa dạng đến ngạc nhiên, từ tiếng harmonica và giọng hát của Stevie Wonder trong Canzoni stonate đến tiếng saxo của Kenny G trong bài Mi manchi và bất ngờ nhất là Christina Aguilera trong Somos novios (bản gốc tiếng Tây Ban Nha của bài It"s impossible từng đánh dấu sự trở lại của Perry Como trong thập niên 70). Ngày 26/2/2006, Andrea song ca cùng Christina bài Somos novios này tại lễ bế mạc Olympics mùa đông. Trước đó, anh hát bài Because we believe trong chương trình bóng rổ nhà nghề Mỹ "All-Star Saturday Night/Weekend". Đây là một phần trong chương trình CARES của NBA (Hiệp hội bóng rổ quốc gia của Mỹ) có lượng người xem lên đến 800 triệu người trên toàn thế giới.
Các giọng nữ trước đây mà Andrea từng song ca đều thuộc hàng diva thượng thừa như Sarah Brightman (bài Time to say goodbye), Celine Dion (bài The prayer). Một thời cạnh tranh ngôi vị công chúa teen pop với Britney Spears, sau đó mang hình ảnh nóng bỏng gợi cảm, giờ đây Christina Aguilera bước lên một đẳng cấp mới bằng giọng hát hơn là bằng cơ thể, việc song ca cùng Andrea là một khẳng định đẳng cấp khá thuyết phục. Trước đó, cô từng hát A song for you trong album của Herbie Hancock và trình diễn lại bài này tại lễ trao giải Grammy vừa rồi. Ngay tại buổi lễ này, Christina tiết lộ album mới của mình sẽ trở về cội nguồn với blues/jazz/soul. Rõ ràng ngày càng có nhiều ca sĩ tìm cách quay về với nhạc xưa. So với Barry Manilow cũng đang hát nhạc xưa mà LTNT có giới thiệu, rõ ràng giọng hát của Andrea có chiều sâu hơn nhưng 3 tuần liền đều xếp sau Barry. Tuần đầu Barry xếp hạng 1, Andrea xếp hạng 3, tuần sau Barry rớt xuống hạng 3 thì Andrea tụt xuống hạng 4, tuần vừa rồi Barry giữ vững hạng 3 còn Andrea rơi xuống hạng 5.
Trong phần giới thiệu Andrea Bocelli ở trang AMG, các đĩa nhạc của anh được xếp dưới đề mục "Works" chứ không phải "Discography", có nghĩa đây là một ca sĩ nhạc cổ điển chứ không phải nhạc pop. Nhưng ở Amore, với bộ gõ Latin và tiếng tây ban cầm luôn làm người nghe lắc lư, đây là một đĩa nhạc "gác lại opera hướng qua nhạc pop" khác của Andrea.

Time To Say Goodbye
QbN0g8-zbdY&feature=related

Andrea Bocelli - Besame Mucho
gPRESlT4Ccg

Vivo Per Lei
xUqeWrSgLco&feature=related

vndrake
17-11-2009, 11:20 PM
Cám ơn MQUAN đã mở chủ đề này- Nếu có thể xin hãy đổi tên chủ đề thành Opera-Giao hưởng-Ballet để anh em ta cùng chia xẻ về những "món ăn" hảo hạng của sân khấu phương Tây
Em xin được tiếp lời bác MQUAN về Opera. Định nghĩa và các khái niệm mong các Bác hỏi Mr "Cái gì cũng biết" - Gúc. Em xin chia xẻ những ý kiến của em. Opera là môn nghệ thuật tập hợp tất cả những gì đỉnh cao nhất của nghệ thuật sân khấu phương Tây :

Nhạc - Luôn có 1 giàn nhạc giao hưởng
Vũ - Luôn có một đoàn Ballet
Ca- Cái côt lõi của Opera
Kịch
Họa, nghệ thuật thị giác -Sân khấu opera luôn là đỉnh cao của nghệ thuật họa, ánh sáng, trang phục.

Nói nôm opera là tập hợp của tất cả những gì đỉnh cao nhất của nghệ thuật sân khấu. Đến mức chữ OPERA ngoài nghĩ là một môn nghệ thuật sân khấu mà nó đã được mang tên cho loại nhà hát dành riêng cho biểu diễn Opera House - Opera de Paris- Opera de Bastille. Em xin nói lại hơi ngoa một chút Opera là " Tập hợp của những đỉnh cao"

Nói thêm ở VN ta "cái gì cũng khó" nên bà con yêu nhạc chỉ được nghe opera qua các ca khúc (Aria) - Các ca khúc Pop rock... sau này là dẫn xuất. Vì vậy ở Việt nam ta cái gì cũng có nhưng cái có lại chỉ là một phần nhỏ đó là những ca sĩ như cũ TRần Hiếu, TRung Kiên, Quang Thọ, khi máu lên mới lòi cái đuôi cổ điển bằng nhưng khúc ca (aria) này nhưng may ra chỉ có 1 dàn nhạc mỏng manh, một sân khấu ánh sáng hời hợt, trang trí sơ sài nên ai đã chót dại ngó Opera ở giời Tây đều không đủ ép phê.

Món Opera này nhà Ý đại lợi là oách nhất mà em xin phong chức chủ soái là Verdi. Những khúc aria mà Bác Mquan trích do Bocelli hát chính rất tuyệt và dễ đi đến số đông do giai điệu đẹp, dễ nhớ.
Em xin trích dẫn thêm hai thể loại nhac riêng và vũ trong một vở opera mà em yêu nó đến vật lên vạt xuông ngay cả khi chỉ được xem trên DVD vở AIDA.

Đoạn nhạc "Grand March - KHúc quân hành huy hoàng"

l3w4I-KElxQ

Đây là đoạn tả Vua AI cập thắng trận về đầu màn hai đoạn mà em yêu nhất.
Một tác phẩm khác của Bác Verdi "LaTraviata" Các bác nhà ta có thể mua DVD bản giao hưởng này em thấy Các đồng chí đồng hương Hồ Cẩm Đào in nhiều lắm và dân ta nhập về cung nhiều. Đoạn trích này nằm trong dự án "Pavarotti và các bạn của Anh" - trong đoạn này Pavarotti mời toàn bạn oách ơi là oách

Pavarotti
Nancy Gustafson
Giorgia Fumanti
Andrea Bocelli
Bryan Adams

Đây cũng là một ví dụ về sự chênh lệch khủng khiếp về tố chất, kỹ thuật thanh nhạc của các ngôi sao opera và ngôi sao nhạc nhẹ khi so hai bạn Bryan Adams và Giorga (Ca sĩ opera pop) với các dọng Opera lừng danh bên cạnh. Tất nhiên phải thông cảm cho Bryan Adams khi phải đứng trong môi trường Opera nhưng khi thiếu các thiết bị điện tử ca si thân yêu của chúng ta cũng xuống điểm nhiều lắm.

uYLvusd6aYw

Về Opera niềm tự hào của Sân khấu Ý đại lợin có nhiều lắm nhưng dân Nam (hiện đại) ta chủ yếu biết nhiều vế Ý đại lợi qua Bóng đá, Piza và cà phê ...nên em xin chuyển sang Opera một số nước khac (đều học của Ý hết cả ạ)

Tiếng Đức : Nhạc sĩ đại tài Beethoven có Fidelio. Kính cả nhà khúc dạo mở đầu Overture của vở này

v0Avp2Z9XS4




Tiêng Nga
Đầu tiên là Bác Glinka với " Sống vì Sa hoàng " A Life for the Tsar" (Tiêng Nga : Жизнь за царя,). Vì cái tên này mà vở Opera này suốt thời Xo viết chỉ được sử dụng đoạn ca ngợi nước Nga vĩ đại sau KHúc hát (aria ) Vinh quang - Glory-СЛАВЬСЯ

xwGf6ELDNyw

Bác xem đoạn nhạc ấy trong khung cảnh một Hành khúc

wjbh_BZTyN0

Các bác lại trách VND đem tiếng Nga ra doạ em kính các bác thêm một khúc dạo đầu của Glinka- trong vở Opera Ruslan và Luxmila cái này chỉ có nhạc mà ko có lời

jMvOLepoBO8
Đây là một tác phẩm mà bộ dây có cơ hội khoe hết cái đẹp từ mượt mà đến hoành tráng kỹ thuật trình tấu của bộ dây trong tác phẩm này được đưa lên đỉnh cao. Bản ghi này các bác nghe được ghi từ thời Liên xô ạ !

Sau đó có vở Opera Hoàng tử Igor của Borodin. Vở này cũng oách và có khuc nhạc Polovetsian Dance.
YfHPHLmP5Bs

Mời các bác xem trích đoạn phim Hoàng tử Igor của Liên xô làm tư năm 1969. Dây là bản phim âm nhạc hoàn toàn dựa theo vở opera trrên. Bản này hơi dài 8 phần khúc nghe quen tai bắt đầu từ phút thứ 3:00 hoặc đoạn hay nhất các co gái múa" Gliding Dance of the Maidens-Пляска девушек плавная" từ phút thứ 4:53.
T3A1Gv44oAA

Đoạn hay nhất được bác nhạc sỹ Mỹ Kismet năm 1953 nhét lời ANh vào và thành bài hát "kẻ lạ mặt trên thiên đường - Stranger in Paradise"

GYoG3SsiwCE

aofpkEjFYrE


Bác nào chơi Play station cũng đã từng được nghe bản này

Em xin khất vụ Pháp và Anh sau vậy



Nói thêm các bản nở đầu này của nhạc Opera đều rất oách xì dầu mời các bác nghe 10 khúc dạo đầu của các vị sau:
1) Mozart: The Marriage of Figaro.
2) Mozart: The Abduction from the Seraglio.
3) Mozart: The Magic Flute.
4) Mozart: Don Giovanni.
5) Beethoven: Fidelio.
6) Rossini: William Tell.
7) Rossini: La Gazza Ladra.
8) Rossini: The Barber of Seville.
9) Rossini: Semiramide.
10) Rossini: L'italiana in Algeri.
11) Wagner: The Mastersingers of Nuremberg.
12) Wagner: Tannhäuser.
13) Wagner: Lohengrin.
14) Offenbach: Orpheus in the Underworld.
15) Bizet: Carmen.
16) Verdi: Nabucco.
17) Verdi: La Traviata

Vqi4C36AaTw
Các khúc dạo đầu này được chơi hơi "phô" chủ yếu tập trung vào bè giai điệu mong các bác thong cảm.

1stLady
18-11-2009, 09:14 AM
Bác vndrake cho em hỏi nếu em muốn "tập tành" nghe opera thì nên bắt đầu từ đâu, đĩa nào, ca sĩ nào ạ do dễ nghe dễ thấm 1 chút, từ cơ bản đến nâng cao (cứ như nghe rock từ nhẹ đến nặng ấy :D).

Một số bài cổ điển hoặc các vở nhạc kịch thì 1st ko biết chỗ bán đĩa (chắc phải hỏi dân nhạc viện :) cụ thể là CDdethuong). Đa số là các bản Pop đương đại được các operaist (ko biết dùng từ này có đúng ko :D) hát cover lại, 1st nghĩ là do họ muốn gần gũi và đưa nhạc hàn lâm đến gần với công chúng hơn.

vndrake
19-11-2009, 11:24 PM
Bác 1stlady cho phép em viết nốt về opera tiếng Pháp và tiếng ANh xong em sẽ hầu chuyện ạ. Em vừa bổ xung thêm về Opera Ý ở bài viết trên cho liền mạch.

Về Opera Pháp - Khi ông bạn Ý phát triển opera như vũ bạo ông láng giềng Pháp đành nhập khẩu món này vào với các nghệ sĩ nước ngoài chủ yếu là Ý (Bọn châu Âu này rất đáng ghét từ thời La mã đường đi lối lại của nó đã rất ngon nên bọn nghệ sĩ lãng tử có thể lang thang di chơi đi kiếm ăn khắp nơi chứ không hay tắc như đường ở nước Nam hiện nay). Đám nhạc sĩ ngoại nhập này có Bác Rossini bác này viết vở "Guillaume Tell - William Tell" . Vở này nói thật em cung xem qua loa chẳng nhớ nhiều lắm nhưng khúc mở đầu với phần cuối đấy ắp tiếng ngựa phi, tiếng kèn hoành tráng thì đã để cho em nhớ mãi. Em xin trích đoạn hay nhất mà chắc chắn nhiều bác biết (đoạn này có trong 10 oventure ở trên nhưng Bác Karjan chỉ huy dàn nhạc giao hưởng Béc linh năm 1983 thời kỳ sung mãn nhất của cả thầy trò nên em cứ là post lại thực ra đoạn hay này là 3 phút cuối cùng của Khúc mở đầu)

utDlBcPgjrk

Bizet nhạc sĩ Pháp có Carmen là bản mà anh em ta biết nhiều nhất. Bizet viết bản này dựa trên chuyện ngắn về cô gái Digan đầy cá tính Carmen của nhà văn Pháp Prosper Mérimée mà đồng chí này trứoc đó đọc bài thơ "DI gan" của bác Puskin sau đó dich lại và dựa trên đó viết lên chuyện ngắn.
KHúc dạo đầu với cấu trúc "Chủ để chính Carmen-Chủ đề về dũng sĩ đấu bò tót - QUay lại chủ đề chính- CHủ đề về số phận đè nặng lên Carmen"

zTMIPQWKzOU

KHúc hát của Carmen đầu Chương II khi nàng ngồi trong quán rượu với bạn bè
TFG_OLWHsPI


DŨng sĩ đấu bò tót Escamillo bước vào(em tìm mãi trên youtube ko thấy khúc hát Toreado này của nhà hát Operra Metropolitan dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng James Levine - Bản DVD này bán rất nhiều ở các hàng DVD) đã thế ta hoài cỏ dùng đổ cổ vậy
AgsIfiRU-5k


phân vân giữa hai người Đại úy Done Jose người cô mang ơn và Dũng sĩ đấu bò tót Escamillo lời hát đầy sự trăn trở

xlGTz0pSLS8

vndrake
20-11-2009, 01:38 AM
Phải gửi đến các bạn yêu tiếng ANh lời xin lỗi là em rất không biết về opera trên tiếng Anh. Nên vụ này em xin khất
Sau đây em xin nói đến 1 vở Opera khá nổi và đi vào lòng người Việt nam với "Khúc hát nàng Solveig" Vở "Peer Gynt" của Grieg nhạc sĩ người Na uy-Niềm tự hào của âm nhạc Nauy. Đây là một vở khá dài, phải dàn dựng công phu. Khi dàn dựng lại phải dàn dựng bằng tiếng Na uy nên khó kiếm được hoặc được xem vở opera này. Em tìm trong youtube chỉ thấy những khúc ca aria và cá bản nhạc nằm trong Tổ khúc Peer Gynt đành vậy méo mó có hơn không.
Vở Peer Gynt được Grieg viết dự trên trường ca cùng tên của Ipsen có tính hài hước nói về chủ nghĩa, lối sống cá nhân của một anh chàng Peer Gynt phong túng phá gia chí tử. CUốn trường ca Peer Gynt đã được dịch và xuất bản ở Việt nam tầm những năm 1970s
Đầu tiên trong anh ta theo nàng ANITRA lẳng lơ bỏ đám cưới với Solveig đi chu du khắp thế giới.
Bản múa SOlo này chất lượng ko cao nhưng con hơn là chỉ nghe nhạc không
Điệu nhảy của nàng ANITRA
zmFFxrXdtWA

ANh ta đi chu du khắp nơi
Gặp thần núi : Vũ khúc trong hang của thần núi khi những con quỷ nhảy múa Thần núi băt Peer Gynt phải lấy con gái mình (rất xấu) Peer Gynt bỏ chạy

dRpzxKsSEZg

Bản này được cover lại thành rock này
OIpsgd0Oq_4

Sau cái chết của bà mẹ AESE

Xxjw6ZsHjNU

Anh ta bỏ đi hăn buôn bán không từ một tyhur đoạn nào, tiền baanr , buôn nô lệ...
Đến Arập này : Điệu nhảy Ả rập

emnZkax0q_U

bị lừa mất hết thành học giả hưởng những buổi sang thanh bình trên đất Ai cập nhưng lòng vẫn nhớ về quê hương

GUKRBeG-sGQ

Cuối cùng ông trỏ về quê hương đối diện với quá khứ về sự ích kỷ của mình và được nàng Solveg tha thứ :
Khúc hát nàng Solveig

rHNjdvqwgGY

vndrake
24-11-2009, 03:35 PM
Bác vndrake cho em hỏi nếu em muốn "tập tành" nghe opera thì nên bắt đầu từ đâu, đĩa nào, ca sĩ nào ạ do dễ nghe dễ thấm 1 chút, từ cơ bản đến nâng cao (cứ như nghe rock từ nhẹ đến nặng ấy :D).

Một số bài cổ điển hoặc các vở nhạc kịch thì 1st ko biết chỗ bán đĩa (chắc phải hỏi dân nhạc viện :) cụ thể là CDdethuong). Đa số là các bản Pop đương đại được các operaist (ko biết dùng từ này có đúng ko :D) hát cover lại, 1st nghĩ là do họ muốn gần gũi và đưa nhạc hàn lâm đến gần với công chúng hơn.

Tranh thủ giữa hai buổi cày em xin được hầu chuyện bác 1st.
Thức ra cái đề nghị của Bác làm khó em vì nói thật nếu em tự nhận là mình sành điệu trong lĩnh vực opera nói riêng và các món sân khấu cố điển chau Âu (Giao hưởng, thính phòng, Ballete...) thì đúng ở đâu em không biết chứ em thấy một điều mười mươi là em nói láo. Vì thực ra em cung vẫn đang trong quá trình tìm hiểu - Ngay khi em lục lọi bài trên Youtube về Opera Nga (là một món mà em vẫn tự tin là có biết chút ít) thì em vớ được bản СЛАВЬСЯ ở nguyên bản mà em đã trích ở trên. bản này em chỉ được nghe giai điệu ở đâu đó chứ chưa nghe nghiêm chỉnh lần nào. Nói thế mong bác 1st và anh em cho em cùng đứng vào đội ngũ những người yêu sân khâu cổ điển châu Âu và cùng nhau khám phá. Mà em cũng nói thật là nếu mình tự cảm thấy đã là sành điệu rồi thì chẳng hóa là ko còn gì để khám phá nữa vậy thì còn yêu thích nghe ngóng tìm tòi làm gì!

Như bài viết trước em có nói OPERA như một món nộm, một món súp, một món sallad của các vị hảo hạng nhất trên sân khấu cổ điển châu Âu vì vây để bàn bạc với nhau cách tiếp cận món ăn sao cho cảm giác thật tuyệt em xin bàn với cách thế này: Khi tiếp cận cái gì mà mình mà mình bị ngợp thì tốt nhất là mình đứng lùi ra xem cái gì là cái cốt lõi tìm hiểu nó trước sau đó mình cho thêm các thành phần khác. Với Opera đầu tiên nó là Nhạc và Kịch

Nhạc: Có lẽ là yếu tố trước tiên mà em nhận thấy cần phải nói đến- Dàn nhạc giao hưởng trong Opera (và cả Ballet) là cái cột chính cho tất cả. Vị nhạc trưởng và giàn nhạc luôn là bệ phóng ẩn sau các tác phẩm. TRong các tác phẩm opera và ballet đều có các khúc mở đầu. Khi đi xem ở nhà hát các tác phẩm sân khấu cổ điển châu Âu nếu mọi người chú ý sẽ ko bao giờ có MC. Người đến xem một tác phẩm mà mình chưa biết bao giờ khi đi qua cửa soat vé đều nhận được một bản chương trình (program) trong đó có giới thiệu về tác phẩm, tác giả và các nghệ sĩ biểu diễn. Nhiều nơi người ta bán Program rất đắt thong tin ở đó rất đủ và in rất đẹp nó sẽ là một kỷ niệm cho buổi đi xem. Với Program chúng ta đã có thông tin cơ bản về vở diễn. Nhưng cái quan trọng nhất khi ta đi xem là cảm xúc với vở diễn thì tờ Program kia chỉ là cái biển chỉ đường chứ còn con đường mà ta sẽ đem cảm xúc bay lượn trên đó sẽ được lát bằng âm nhạc. Đầu tiên là các khúc dạo đầu sẽ cầm tay tạo những xúc cảm đầu tiên cho một tác phẩm, một chương cho vở Opera hay ballet. Khi kết thúc khúc mở đầu ây cảm xúc của ta đã được dâng lên và màn từ từ kéo lên...Âm nhạc, ánh sáng, sân khấu, diên viên sẽ liên tiếp nâng cảm xúc của ta lên ném, giữ, vật vã ... không thương tiếc.
Nhưng khúc mở đầu, có thể coi là các bản nhạc giao hưởng hoàn chỉnh và thường được chơi như những tác phẩm nhạc cổ điển độc lập. Các khúc mở đầu và các khúc nhạc trong vở diễn thường được chơi độc lập và đôi khi đựoc lấy tên của vở Opera gán cho. Ví dụ như khúc dạo đầu của vở Opera "Guillaume Tell - William Tell" thì nay anh em ta đều đơn giản gọi luôn là bản "Guillaume Tell - William Tell" của Pussini.
c7O91GDWGPU
Hầu hết các bản Ballete, Opera hay đều có mọt Tổ khúc (suite) bao gồm các bản nhạc giao hưởng chơi trên chủ để của các tấc phẩm opera hay Ballet gốc. Ví du: Carmen Suite, PerGuint Suite, Щелкунчик сюте-Nutcraker Suite (Tổ khúc từ vở ba-lê "Kẹp hạt dẻ")

Dây cà ra dây muống thế để dụ các bạn vào một lời khuyên của mình - Nếu nghe một vở Opera nổi tiếng mà cảm thấy khó nuốt thì hay hãy tìm đĩa tổ khúc của các vở operra ấy-Hoặc nói cahc khác để làm quen ban đầu hãy nghe các tổ khúc sẽ dẽ cảm thụ hơn và thừong là các bản trong tổ khúc đó đã được chơi lẻ ở đâu đó với nhiều cách thể hiện khác nhau. Các tổ khúc SUITE hiện có nhiều lắm trên thị trường nhiều lắm

vndrake
22-12-2009, 12:39 AM
Em xin đi tông rquan hơn một chút về một tác phẩm Opera được kết cấu như thế nào.
Cũng như các tác phẩm nghệ thuật ở các hình thức khác Opera cũng có kêt cấu gồm ba phần nhằm trả lời ba câu hỏi của ngừoi thưởng thức: Vở này nói lên Cái gì?-Đề tài, Đề tài ấy được thể hiện Như thế nào?-Bố cục, và Tại sao ta lại nhận được Nội dung ấy?

Trong tiêng Việt Opera được dịch là "Ca kịch" - Điều đó cũng thấy ró hai phần nổi bật trong Opera là Ca và Kịch. Về bản chất các phần nhạc ở trên em trình bày chính là cái nền cho ca. KHi ta phủ lên bản nhạc những lời ca thì đã biên thành những khuc ca (Aria). Các khúc Aria em đã dẫn dắt ở phía trên khá nhiều tất cả đều là những bài ca trong các vở Opera nổi tiếng nhưng cũng có những khúc ca riêng biệt bản thân nó đã được coi là một tác phẩm thuộc dòng OPERA một cách vững chắc điển hình là tác phẩm Ave Maria. Tác phẩm này ban đầu được nhà soạn nhạc lãng mạng người Pháp Charles Gounod viết một giai điệu đẹp trồng lên Perelude số 1 của J. Bach Nhạc sĩ Đức. SChubert (Nhạc sĩ Áo)cũng viết 1 bản có tên Ellens dritter Gesang và được gọi AVEMARIA của Schubert. Xin xem các phiên bản

Phiên bản nhạc của Bach/Gounod chơi trên Oocgan nhà thờ (Em vẫn rất bảo thủ khi rất yêu các tác phẩm trên Oocgan nhà thờ của Bách

CuDp-JiDYA8

Tác phẩm Ave Maria với lời của Schubert với giọng ca Paravotti

bPvAQxZsgpQ

Và đay là một cách thể hiện độc đáo bản AVe Maria : Bobby McFerrin cùng dàn đồng ca chơi bản Ave Maria - Mc Ferrin chơi beatbox phần nhạc đệm (của Bách) dàn đồng ca hát phần lời (nhạc của Gounod )

PgvJg7D6Qck


Một điểm khác về nhạc trong opera do có các nhân vạt cụ thể, các hành vi cụ thể nên thường có giai điệu chủ cho các bản nhạc và giai điệu chủ cho những khúc ca. Điểm này khác khác với các tác phẩm khí nhạc thường các bè chơi khá cân bằng không có 1 bè chiếm giai điệu chủ người nghe sẽ chỉ có cảm giác. Một ví dụ đơn giản là bạn có thể dễ dàng huýt sáo giai điẹu của một khúc ca (vì bạn chỉ thổi sáo phần giai điệu chính) còn với tác phẩm khí nhạc khac như giao hửong thinhs phòng gai điệu chính chỉ thường được nêu ở đầu chương sau đó được biến tâus và chơi trong cả phần sau mà ko nổi bật lên ta khó mà huýet sáo theo được.

vndrake
22-12-2009, 01:00 AM
Sẽ có Bác cho rằng em - tên VND chỉ đem mấy đoạn trich vớ vẩn ra dọa anh em mà không dám động đến vấn đề lớn là một vở Opera nó sẽ như thế nào. Như trên em đã nói khó có thể có 1 vở Opera đủ trên mạng để em trích dẫn nên em rất khó nói chi tiết về tính Kịch trong Opera. Như trên em đã trình bày về nhạc mà chủ yếu dựa trên những đoạn nhạc, khúc mở đầu, tổ khúc và khúc ca. Cùng với nghệ thuật bài trí sân khấu, trang phục nó đã dêm lại phần lớn các nội dung đơn lẻ trong một vở Opera. Các vấn đề này trả lời câu hỏi "Tại sao?-Nội dung của vở diễn "

Về câu hỏi cái gì chính là đề tài mà của vở và cachs thể hiện của đề tài chính là Bố cục - Trong Opera Bố cục của vở diễn được thể hiện qua tính Kịch của tác phẩm - Cách tạo câu chuyênm thắt nút, tạo vấn đề, đưa vấn đề lên cao trào và giải quyết vấn đề
Ta có thể theo doi Bố cục của các vở Opera AIDA, Peer gynt, Carmen... trên WIKIPEDIA đêu thấy tính kịch rất cao thặt nút, giải quyết cao trào rất công phu vao hiệu quả tạo cảm xúc mạnh cho người xem. Về tính kịch còn thể hiện ở lối diênx (kịch, vũ, ca) trên sân khấu của các Nghệ sĩ

radeon
22-12-2009, 01:13 AM
em là em thích nhất Paravotti ..có thời gian làm ở nhà hàng Italia ngày nào cũng đc nghe :D , thx bác VND

vndrake
22-12-2009, 09:19 AM
Một điểm nữa khá chung trong quá trình nghe một vở Opera là thưởng thức từng giọng ca, ký thuật trình tấu, vì vậy khi xem các vở OPERA người nghe vẫn vỗ tay sau một bài hát hay và nghệ sĩ trình bày tốt. Điều này khá gần với bà con phía Nam ta thưởng thức cải lương vỗ tay sau mỗi câu "xuống xề" hay trong ballet sau một vũ khúc đẹp.

Một định nghĩa vui về Opera " Là loại hình nghệ thuật mà khi một hiệp sĩ bị kiếm đam vào giữa ngực anh ta vân rống lên hát rất khoẻ 10 phút nữa mà không chịu lăn ra chết" Đây cũng là cái hay của OPERA: kỹ thuật thanh nhạc. Nếu bạn là người yêu ca hát khi xem một buổi OPERA sẽ thưởng thức những luyến láy, rung, ngân rền, tremolo, đảo phách, nhả chữ.... và bao trùm lên tất cả là khả năng truyền tải cảm xúc.Về các kỹ thuật này xin hỏi các Dàn thánh ca của các Giáo đoàn công giáo. VND đã từng được hưởng nhưng bản thánh ca tuyệt hay tại nhà thờ Phát diệm năm trong buổi lễ sớm 4h30 sáng. Nhà thờ với ánh nến lờ mờ, bản nhạc được chép trên một quyển sách nhạc to kích thước 50cm x 100cm để chính giữa trước mặt dàn đồng ca, nốt nhạc ghi trên đó co kích thuóc bằng ngón tay. Đièu gây ấn tượng nhất là chất giọng và kỹ thuật hát và càng kinh ngạc hơn khi người hát trong dàn đồng ca chính là những người đàn bà nông dân chân lấm tay bùn sau buổi lễ sớm lại ra ruộng làm cỏ. Nếu bạn không thưởng thức được sẽ là một điểm thiệt thòi lớn và sẽ thấy Opera rất nhàm chán do nhịp diễn tấu chậm.

vndrake
15-09-2010, 12:32 PM
Một bài viết hay về vở nhạc kịch AIDA
http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=115&CategoryID=41&News=3439
Trích đoạn Khúc quân hành huy hoàng

pbMnl1URCH3w

Aida- bi kịch bên dòng sông Nil

Năm 1917, nhà thiên văn học người Đức Max Worf đã lấy tên Aida và Amneris để đặt tên cho hai tiểu hành tinh số 861 và 871 của vành tiểu hành tinh trong hệ mặt trời. Cũng như kênh Suez nối liền hai đại dương, Aida là vở opera nối liền trường phái âm nhạc của Ý với âm nhạc phương Đông, góp phần làm cho tên tuổi của Verdi luôn toả sáng trên bầu trời âm nhạc

Giuseppe Verdi (1813 – 1901) được tôn vinh là một trong những nhà soạn nhạc opera vĩ đại của thế giới, ông cũng được coi là nhạc sĩ có tầm ảnh hưởng lớn nhất với nước Ý. Trong bối cảnh, một châu Âu đầy biến động, nước Ý liên tiếp nổi lên ba cuộc chiến tranh giành giật từng phần lãnh thổ khỏi tay Áo - Phổ, những tác phẩm của Verdi luôn là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Lãng mạn và tinh thần dân tộc.

Hợp xướng “Va, pensiero…” trong vở Nabucco được coi như Quốc ca thứ hai của nước Ý, tên của Verdi được hiểu là viết tắt của khẩu hiệu “Vittorio Emanuele, Re d’Italia” (Vittorio Emanuele, vua của nước Ý) được hô vang lên thành khẩu hiệu trên những con đường, những đoàn người rầm rộ biểu tình. Chính hoàng đế Áo đã tuyên bố: “Khi người Ý hét lên Viva Verdi, họ đang nói đến chính trị chứ không phải âm nhạc”. Và khi nước Ý đang bước vào cuộc chiến tranh giành độc lập lần thứ ba, Verdi được thủ tướng Cavour mời làm đại diện của chính quyền theo. Năm 1867, con tàu đầu tiên đã thử nghiệm đi xuyên qua kênh đào Suez. Và để chuẩn bị cho việc khánh thành con kênh lịch sử này, phó vương Ai Cập Ismail đã đặt Verdi viết một tác phẩm thanh xướng kịch. Ismail là một quý tộc và chính khách lớn, ông cũng là người cho xây dựng nhà hát Cairo. Nhà hát này khánh thành năm 1969 nhưng các buổi biểu diễn ở đấy không làm vị phó vương bằng lòng. Ông muốn có một tác phẩm truyền tải được tinh thần Ai Cập với một chủ đề về Ai Cập và đã tìm đến Verdi. Nhưng Verdi đã khéo léo từ chối với lí do ông không thể sáng tác trong bối cảnh đất nước ông đang trong cuộc chiến. Bởi vậy buổi biểu diễn khánh thành nhà hát Cairo năm 1869 là vở Rigolleto của Verdi.


Tuy nhiên lãnh đạo của Nhà hát vẫn liên tục đặt vấn đề với Verdi trong giai đoạn 1869 – 1870, và khi họ tuyên bố rằng nếu Verdi không đồng ý, họ sẽ mời Charles Gounod thay vào đó. Không muốn làm mất lòng vị phó vương và trọng danh dự của mình, Verdi đã đưa ra một mức thù lao khá cao là 150.000 franc những mong Ismail sẽ từ bỏ ý định. Thế nhưng Ismail đã sẵn sàng trả cho Verdi một mức thù lao cao hơn thế. Vậy là Verdi tìm đến Antonio. Ghislazoni, một nhà nghiên cứu về Ai Cập, hiểu biết khá sâu sắc về lịch sử, văn hoá của vùng Đông Phi để đặt lời ca một trong ba vở opera vĩ đại mà Verdi sáng tác trong thời kì cuối, cùng với Otello và Don Carlos.

Trong bối cảnh Ai cập cổ đại, Aida là công chúa Ethiopia, bị bắt làm nô lệ khi đế chế Ai Cập hùng mạnh đánh chiếm đất nước nàng. Làm thị tì của công chúa Ai Cập Amrenis, Aida và Radames - vị tướng trẻ của quân đội đã nảy sinh tình yêu, tuy nhiên Radames cũng lại là người mà công chúa Amneris dành tình cảm đơn phương. Khi quân đội Ethiopia phản công lại quân đội Ai Cập, Radames được cử làm tiên phong thảo phạt quân Ethiopia. Chàng ra đi với quyết tâm chiến thằng hi vọng nhà vua sẽ ban Aida cho mình mà không hề hay biết vua Ethiopia chính là cha đẻ của Aida. Mọi bí mật về thân phận của Aida bị bại lộ khi đoàn quân của Radames ca khúc khải hoàn trở về và trong số tù binh có cả Amonaros, vua Ethiopia. Được tha chết, Amonaros khuyên Aida thuyết phục Radames tiết lộ bí mật quân sự của Ai Cập. Bị bại lộ, Radames phải chịu tội chôn sống. Công chúa Amneris đã ra điều kiện với Radames rằng nếu chàng từ bỏ Aida thì sẽ thoát khỏi tội chết. Tuy nhiên Radames đã chấp nhận cái chết chứ không từ bỏ tình yêu của mình. Vở opera két thúc với cảnh cầu nguyện của Aida và Radames dưới hầm mộ.
Toàn bộ vở diễn tập trung vào những đau đớn, giằng xé nội tâm của nhân vật Aida. Ở màn 1, đó là mâu thuẫn trong mong muốn của Aida khi đoàn quân Ai Cập xuất trận (aria “Ritorna Vincitor”). Nếu quân Ethiopia chiến thắng, nàng sẽ được giải thoát, được trở về quê hương, nhưng khi đó nàng sẽ mất Radames, người yêu và là nguồn an ủi khi phải lưu lạc nơi đất khách. Bất lực trước số phận, Aida chỉ còn biết trông đợi một cái gì đó mà nàng cũng chẳng thể biết và cầu nguyện những thiên thần giúp nàng vượt qua đau khổ. Ở màn 3 đó là lời tạm biệt với mảnh đất Ethiopia yêu dấu, nơi mà nàng không bao giờ có thể quay về nữa…

Đan xen trong bi kịch của Aida còn là bi kịch của Radames khi phải lựa chọn giữa dân tộc và tình yêu, giữa sự sống và cái chết, Sự hối hận muộn màng của công chúa Amneris khi để những tham vọng ích kỉ và lòng đố kị lấn át lí trí và hại chết người mình yêu. Trong bức tranh âm nhạc đồ sộ ấy, người ta còn nghe được âm vang kiêu hãnh của một đế chế Ai Cập hùng mạnh, tiếng nói của những Pharaon và những âm thanh sâu kín của Isis và Osiris. Những âm thanh kêu gào tuyệt vọng của những người nô lệ mất nước mà chắc chắn đã được Verdi lấy cảm hứng từ quá khứ của dân tộc mình. Hơn cả mong đợi của những người đặt hàng, vở opera đã tái hiện được bức tranh quá khứ hoành tráng bằng tất cả vẻ đẹp của âm nhạc.

Được công diễn lần đầu tiên ở nhà hát Cairo – Ai Cập vào tháng 12 năm 1871, Aida nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt từ khán giả. Tuy nhiên Verdi không hài lòng với buổi công diễn này vì thành phần khán giả hầu hết là các chính trị gia, các nhà tài phiệt và tầng lớp quý tộc mà không hề có khán giả đại chúng. Bởi vậy, Verdi đã đề nghị nhà hát La Scala dựng Aida trong mùa diễn 1872 và ông chính thức mời Teresa Stolz vào vai Aida, ca sĩ mà Verdi muốn mời hát tại buổi biểu diễn ở Ai Cập nhưng không thành. Ngay các năm sau đó tất cả các nhà hát lớn của Ý đã trình diễn Aida. Aida đòi hỏi một sân khấu đủ rộng để có thể dàn dựng những khung cảnh rộng lớn và một dàn hợp xướng cùng diễn viên ballet đồ sộ có thể lên đến gần 200 người.

Aida được đón chào nồng nhiệt cũng vì đây là vở opera có vị trí quan trọng trong bút pháp sáng tác của Verdi. Đấy là nơi Verdi đã từ bỏ chính những thủ pháp nghệ thuật trước đó của mình để khám phá những màu sắc và khía cạnh mới của giọng hát. Các aria và duo, trio có cấu trúc phức tạp hơn, sử dụng các chuổi giai điệu liên hoàn mang màu sắc âm nhạc phương Đông. Tuy vẫn lấy cốt truyện lịch sử theo truyền thống nhưng âm nhạc có những bứt phá quan trọng, tạo tiền đề cho opera verrismo. Chính Puccini năm 18 tuổi khi nghe xong vở Aida đã quyết định sẽ trở thành một nhà soạn nhạc chỉ sáng tác opera. Và không thể phủ nhận việc Aida và Otello có sức ảnh hưởng to lớn sản sinh trào lưu sáng tác Hiện thực từ Mascagni đến Puccini.

Các vai diễn chính trong Aida đầu là những vai diễn khó, đặc biệt là nhân vật Aida. Cũng như Violetta trong La Traviata, Aida đòi hỏi người ca sĩ phải đi hết chiều sâu của âm nhạc cũng như nội tâm nhân vật, nó là thách thức với những soprano lớn của thế giới. Leontyne Price là ca sĩ da màu đầu tiên thể hiện Aida, và cũng với vai diễn này, bà đã trở thành soprano đầu tiên thành công ở nhà hát La Scala danh giá cũng như được cả châu Âu đón nhận. Với chất giọng đặc trưng, mộc mạc, bà đã thể hiện được trọn vẹn một Aida với tâm trạng phức tạp và được ca tụng là Aida lớn nhất của thế kỉ 20.

Aida nằm trong danh sách 20 vở opera được trình diễn nhiều nhất ở Bắc Mĩ, đây cũng là một niềm tự hào và trở thành thương hiệu của Nhà hát La Scala, Millan, nơi mà lần đầu tiên Aida được trình diễn ở châu Âu. Năm 1917, nhà thiên văn học người Đức Max Worf đã lấy tên Aida và Amneris để đặt tên cho hai tiểu hành tinh số 861 và 871 của vành tiểu hành tinh trong hệ mặt trời. Cũng như kênh Suez nối liền hai đại dương, Aida là vở opera nối liền trường phái âm nhạc của Ý với âm nhạc phương Đông, góp phần làm cho tên tuổi của Verdi luôn toả sáng trên bầu trời âm nhạc
Tác giả: Đinh Quang Trung (nhaccodien.info)

vndrake
07-12-2010, 10:01 PM
Vaòo khoảng năm 1974 ở Hà nội chiếu phim "Franz Liszt" dân Hà nội chen nhau mua vé tại rạp tháng 8. VND ngày đó cũng may mắn xem buỏi chiếu đó. HÌnh ảnh Listz hất mái tóc bạch kim in mãi trong trí nhớ.
Sau này nghe lại nhạc của Ông VND luôn có cảm giác không khí bừng sáng trong cái rạp đầy nhóc người ấy
Bản Rhasody (ngẫu hứng, bến tấu..) Hungary số 2 nguyên bản chơi trên Piano

CBygW-3ffOY

Được phối khí cho dàn nhạc

goeOUTRy2es

Và thể hiện dưới dangl concerto với nghệ sĩ mèo Tôm

d1rJvs46a5g

vndrake
13-12-2010, 09:45 PM
Flight of the Bumble-Bee (Con ong vàng bay)
Rimsky-Korsakov
Đây là bản nhạc mẫu mực về khả năng phô diễn tốc độ chơi. Ban đầu bản nhạc soạn cho piano
Yuja Wang chơi piano
8alxBofd_eQ

Dàn nhạc giao hưởng Đức
6QV1RGMLUKE

Oóc-gan nhà thờ

hHZvMAJUN5g

và flute chơi bởi robot của trường Waseda University'
0wDZI15tiR0

vndrake
13-09-2011, 08:39 PM
Bản nhạc rất ấn tượng của nhà soạn nhạc Pháp theo trường phái lãng mạn Bezlioz
Chương 4 bản giao hưởng Những khúc phóng túng - Symphoni Fantastique mang tên thông thường Hành khúc đến đoạn đầu đài - March to Scaffold-Marche au supplice

Do dàn nhạc giao hưởng Quốc gia Pháp chơi dưới sự chỉ huy của Leonard Bernstein năm 1973
roX70PAu3oA

Do dàn nhạc giao hưởng nổi tiếng Philadenphia (mới giải thể gần đây) chơi dưới sự chỉ huy của Riccardo Muti
kIUPHL-BMZU

Dàn Phialdenphia chơi mạnh và sắc nét hơn nhưng em vẫn thích bản đầu tình tế hơn.
Hơn nữa trong video thứ hai phần hình ảnh chán quá!

HP_Rolls Royce
13-09-2011, 10:47 PM
Em thích nhất là bản giao hưởng số 40 của Mozart. http://www.matcuoi.com/smilies/cuteonion27.gif

Ngoài ra mỗi lúc muốn nổi khìn thì bật bản Beethoven Virus để thấy cuộc đời thật đẹp...Bản này thật sự là 1 tuyệt tác của Beethoven...http://www.matcuoi.com/smilies/cuteonion14.gif

Em xin lỗi không biết sao dấu gõ lại bị thế này. Emo62 Mod sửa giúp em với.Emo85Emo85

vndrake
30-10-2011, 03:53 PM
Holloween! Giới thiệu bản nhạc "Đêm trên đỉnh núi hoang - Ночь на лысой горе) của Modest Mussorgsky

Txo06c1k9sk

Bản nhạc trích trong Phim Fantasia của Disney 1940

vndrake
28-11-2011, 06:47 PM
Xin giới thiệu một tác phẩm của một nhạc sĩ thuộc nhóm "Khỏe" - Niềm tự hào của nhạc cổ điể Nga thế kỷ 19
Cả nhà còn nhớ tác phẩm Đêm trên đỉnh núi Hoang mà VND đã giới thiệu ở bài trước của Tác giả Maodest Mussorgsky. Ông có người bạn là họa sĩ -kiến trúc sư Viktor Hartmann mất khá sớm 1873 ở tuổi 39. Giới nghệ thuật Nga tổ chức một triên lãm hơn 400 tác phẩm của Harmann. Một phần không nhỏ của các tác phẩm này là các cổng được thiết kế cho thành phố Kiev và các nơi khác. Không khí của các tac phẩm hội họa đã truyền cảm xúc cho Mussorgsky viết nên tổ khúc "Những bức tranh trong triển lãm" cho piano gồm 4 phần. Bao chùm lên cả tác phẩm là nét nhạc tươi sáng khỏe mạnh huy hoàng"
Biểu diễn Piano Evgeny Kissin

OK7I284Xf3k

ZakHMZm_A0k

lv7JfzSuBTg

B0Z-WTyzCxs

vndrake
09-12-2011, 09:19 PM
Vũ khúc trong Hang thần núi

Edvard Grieg
Peer Gynt, Op. 46
In the Hall of the Mountain King

xrIYT-MrVaI

Một số cach thể hiện trên chủ đề bản nhạc này

Chơi theo kiểu Semi Classic

_ZVebSr-MFM


được ban nhạc nổi tiếng Apocalyptica của Phần lan chơi với phong cách Metallica (ban này trụ cột là những tay chơi Cello cổ điển thành lập

zf2aIVKp1OY


Được chơi theo kiểu nhạc sàn Techno
i8Bw7MmTdy8

vndrake
13-12-2011, 06:38 PM
Từ khi các bác để em luyên thuyên trên mục này có một phần mà em ưa thích muốn chia sẻ cùng các bác là Ba lê. Tiếng Tiếng Pháp là ballet, tiếng Anh cũng mượn luông tiênga pháp và các cụ nhà ta gọi theo Hán ngữ là Ba lê. Gốc tiếng ý là balletto (môn này cũng từ nước Ý mà ra) còn gốc cổ xưa nữa là ballere (tiếng La Tinh) Dịch sang Tiếng Việt là múa :) nhưng khổ nỗi nước ta đã có múa mà bọn Tây nó lại múa khác nên ta dùng tên tay theo âm Hán là Ba lê. Định nghĩa tổng quan một môn nghệ thuật lớn em không dám làm. Em chỉ biết hầu như trên tất cả các quốc gia hệ thống đào tạo múa không ít thì nhiều đều có một phần chương trình không nhỏ đào tạo về ba-lê. Hôm nọ rất ghen tỵ khi Sài gòn dàn dựng rất thành công vở Kẹp hạt dẻ theo phong cách cổ điển. Cũng như Opera Ba lê là một nghệ thuật tổng hợp nhưng phần hát giảm đi rất nhiều chủ yếu còn Âm nhạc, múa, Sân khấu , đôi khi trong dàn nhạc cũng có dàn đônghf ca hoặc ca sĩ đơn ca nhưng hiếm. Để bắt đầu chia sẻ mạch lạc hơn em xin giới thiệu một vở được coi là đỉnh cao "Ba lê của Ba lê". Em không đủ sức tự tin để tự viết bài này nên có cóppy ở http://newvietart.com/index4.56.html một số đoạn

Vở Hồ Thiên nga dựa trên câu chuyện dân gian mà cốt truyện khá giống nhau của hai dân tộc Nga và Đức. Vào thời Tchaikovsky sáng tác vở “Hồ thiên nga”, ở xứ Bavaria thuộc nước Đức bây giơ, có vị vua Lidvig Đệ nhị nổi tiếng lãng mạn, nổi tiếng say mê nghệ thuật, đặc biệt là âm nhạc. Vua Lidvig Đệ nhị đã cho xây một tòa lâu đài thần tiên tuyệt đẹp gọi là lâu đài Thiên Nga, đứng trên sườn núi trông ra khu hồ cũng mang tên là hồ Thiên nga hết sức thơ mộng. Tòa lâu đài, khu hồ Thiên nga, vị vua lãng mạn đến khác thường đã gợi lên niềm cảm hứng cho Tchaikovsky sáng tác nên vở “Hồ thiên nga” tuyệt tác, một vở balê được xếp vào loại bi, trữ tình. Và có lẽ vì vậy Tchaikovsky đã quyết định đặt cho hoàng tử nhân vật chính của mình Hoàng tử Digfrid một cái tên Đức, dù Tchaikovsky là người Nga. Có nhiều thông tin khác nhau về nguồn gốc vở Ba lê này nhưng có lẽ đáng tin hơn cả ý tưởng do Vladimir Petrovich Begichev giám đốc nhà hát Bolsoithowif gian đó đã sáng tác một vở Bale với tên này. Sau ông qua các quan hệ đã chu cấp cho Tchaikovxky 800 rúp để hoàn thiện sau khi nghe chr đề chính được Tchaikovxky viết
Vở này biểu diễn lân đầu vào 20/2/1877 tại nhà hát Bolsoi nhưng chưa phải gây tiếng vang ngay do khả năng dàn dựng lúc đó cũng như kỹ thuật của diên viên.
Gần 20 năm sau (khi đó Tchaikovxky đã mất) nhà hátSaint Petersburg dàn dựng lại vở này thành công rực rỡ Nhạc
sỹ Rikardo Drigo đã không lấy toàn bộ nhạc của Tchaikovsky sáng tác cho “Hồ thiên nga”. Ông lấy những đoạn trích từ những sáng tác khác nhau của Tchaikovsky để đưa vào “Hồ thiên nga”, có cả những đoạn Drigo tự viết nhạc. “Hồ thiên nga” trong sự chuyển thể của Drigo mang nhiều nét cổ tích, mang nhiều nét huyện thoại hơn. Và “Hồ thiên nga” trở thành một huyền thoại thật đẹp, thật cảm động về tình yêu.
Nhà biên đạo múa người Đức Petin đã mang đến cho vở diễn cái không khí tưng bừng của những vũ điệu, cái hào nhoáng của những buổi lễ hội nơi cung đình, còn nhà biên đạo múa Ivanov đã làm cho vở balê “Hồ thiên nga” mang được bóng dáng tâm hồn Nga. Những cánh thiên nga yểu điệu rập rờn nối đuôi nhau bên bờ hồ phủ sương, những mái đầu nghiêng nghiêng mềm mại, làm người ta hình dung được những đàn chim thiên nga bên bờ hồ phương bắc. Những bước chân mềm mại, những cánh tay uyển chuyển theo dòng nhạc êm đềm làm người ta như thấy hiển hiện trước mắt những cánh chim nhè nhẹ đong đưa theo những tiếng hát buồn da diết của loài chim thiên nga.
Năm 1969 nhà biên đạo múa nổi tiếng của nhà hát lớn, ông Grigorovich, người hết sức say mê Tchaikovsky đã quyết định trả lại cho “Hồ thiên nga” cái hồn ban đầu của nó. Ông đã dàn dựng lại vở diễn theo đúng hồn nhạc của Tchaikovsky- một dòng nhạc đầy cảm xúc, đầy kịch tính, nhưng cũng thật lãng mạn. “Hồ thiên nga” trong cách nhìn của Grigorovich, không còn là một câu chuyện cổ tích về tình yêu nữa mà đã là một thế giới nội tâm đầy mơ mộng nhưng cũng thật sóng gió. Một thế giới của thật và giả, của trắng và đen thật gần nhau, thật khó phân biệt.
Nhưng dưới thời Liên Xô còn tồn tại, dàn dựng của Grigorovich phải thay đổi rất nhiều, đặc biệt là kết cục của nó. Những nhà lãnh đạo văn hóa Liên Xô khi đó không cho phép nàng Odetta, biểu tượng của niềm tin, của cái đẹp được chết trong tay của số phận. Mãi tới năm 2000, vở “Hồ thiên nga” mới được sửa lại theo đúng kịch bản của Grigorovich, một kịch bản theo sát ý tưởng lúc ban đầu của Chaikovsky nhất.

Vở diễn có 4 màn
Mán 1 Tại lâu đài trước có hồ nước Sinh nhật Hoàng tử, chàng bị cha mẹ yêu cầu chọn vợ bằng cách ném quả bóng nhưng chàng không chịu chạy trốn vào rừng đến tận đêm chàng thấy một đàn thiên nga trắng bay qua và đuổi theo

J51mzQ2uqns

23Wexx26s6k

XYyJUomQAUs


Màn II
Hoàng tử chạy đến bên mọt hồ nước khung cảnh đẹp, buồn với bóng dáng mụ phù thủy đàn thiên Nga và gặp Thiên nga trắng một nàng công chúa bị phù phép
ysD--e9VpLQ

r6BWi3jiuI4

1B_zsv-jt_w
Phần đầu của đoạn dưới đây là vũ khúc bôn thiên nga (Pas de Quarter)
mxRq72JDzsc

Bầy thiên nga múa trên mặt hồ nhưng vẫn co bóng dáng của mụ phù thủy - Hoàng tử định giết nó nhưng công chua Thiên nga trắng đã can lại vì Phù thủy chết nàng sẽ không trở lại thành người

ABhSTAv4yr8

Trong phần trên nửa đầu chủ đề chính được nhắc lại sâu sắc hơn với những nét nhac của mụ phù thủy
Nửa phần cuốit dau Man III lễ trong Hoàng Cung và mụ phù thủy cho con gái hăn được biến giông hệt công chúa nhưng tất cả màu đen

ejL_OR5kLMM

Tj-t1X076a8

Cuối phần này thiên nga đen và mụ phù thủy xuất hiện, sân khấu chuyển sang ánh sáng xanh đen nét nhạc ma mị hung dữ xuất hiện với sự phù giúp của mẹ-Mụ phù thủy mê hoặc tán tỉnh hoàng tử

VALN3U4s8UU

OCG48TZmhCg

Hoàng tự bị giằng xé giữa sự trong trắng, tình yêu, của sự dịu dàng tuyệt đối của công chúa thiên nga trắng và sự quyến rũ đầy ma mị của thiên nga đen và cuối cùng chảng tỏ lời cầu hôn với thiên nga đen
kWi1FexhtEE
Hình ảnh thiên nga trắng cùng bầy thiên nga quằn quại cuối cảnh(từ phút 3'45s)
Và bắt đầu cảnh IV
Hoàng tử quay lại hồ nơi Thiên nga trắng đang bị phép độc của mụ phù thủy bắt mãi là thiên nga
Jj2k2vAwHDI

Hoàng tử bất lực trước phép thuật của mụ phù thủy hay bất lực trước chính sự phản bội của mình!
Trong bản này kết thúc có hậu tình yêu của Hoàng tử đã chiến thắng

XprzMipG2QE

vndrake
15-12-2011, 12:07 AM
Phần kết có hậu trên đây của vở diễn làm cho chúng ta thoải mái hơn. Nhưng trong nguyên bản Thiên nga trắng không trở lại thành người - Hoàng tử con người cố đi tìm sự tuyệt đối đã làm hỏng ngay sự tuyệt đối bởi sự phản bội của mình. Nhưng số phận không cho phép chàng làm lại. Khi chàng không còn giữ được sự trong trắng trong chính tâm hồn mình, thì giấc mơ trong trắng của khàng cũng chết. Khi chàng đã phản bội lại niềm tin, thì tình yêu tuyệt đối cũng không thể sống nổi, dù chàng được tha thứ. Và nàng thiên nga trắng Odetta đã bị chết trong tay của số phận nghiệt ngã ngay khi ngày mới bắt đầu. Đây là phương án gốc đã được Grigorovich xây dựng lại năm 1969-VND thích cái kết này hơn Vở Ba lê Hồ thiên nga không đơn giản là câu chuyện mà mang đầy tính triết lý, nội tâm hơn.
Khi xem vở này lần đầu cả đêm VND không ngủ được vì cái kết day dứt ấy - Cái tốt cái đẹp ngay đấy mà không bao giờ chạm đến được.

VND rất khoái khi giới thiệu với anh em vở Ba lê này khá đầy đủ dù chất lượng hình ảnh không có độ phân giải cao nhưng cũ đã đủ truyền đến người xem không khí sang trọng của vở diễn này. Các bạn hay cùng VND thưởng thức ở đây các điệu vũ được coi là kinh điển của Nghệ thuật Ba lê cổ điển.

vndrake
16-12-2011, 05:22 PM
I. Ivanovich (И. Иванович) (1845-1902) là nhà nhạc sĩ, là đạo diễn các dàn nhạc quân đội người Rumania.Tác giả của bản vals nổi tiếng “Sóng Đa nuyp” "Дунайские волны" (1880). Vào những năm 90 của thế kỷ 19 Iosif Ivanovich (Иосиф Иванович) sống ở nước Nga, ông viết một loạt các bài vals trong đó có “Kỷ niệm từ Matxcơva” "Сувенир из Москвы", “Tatiana”"Татьяна", “Giấc mơ trên Volga”, “Trên bờ sông Neva”. Vào một ngày thu rực rỡ của năm 1880 Iosif Ivanovich là nhạc trưởng Đoàn nhạc khí của trung đoàn bộ binh trong thành phố Galatsa (Галацa) ở Xec bi khi đi bên bờ sông ngước nhìn những tia nắng trên sóng sông Đanuyp và bắt đầu khẽ hát những điệu nhạc buồn và từ đó đã nảy sinh trong ông một làn điệu. Sau đó khi về nhà ông viết những nốt nhạc vals, ngay trên trang nhất ông có viết tên bài mà ông đã nghĩ trong đầu “Sóng Đanuyp” «Дунайские волны». Đó chính là sự ra đời của bản nhạc nổi tiếng thế giới.

Ht30HqwXoxA

Trong phim "Bi kịch của chủ nghĩa Lạc quan" với âm nhạc trên chủ đề này có đoạn những người lính thủy khiêu vũ với nhau, bạn nhảy nữ thiếu trước trận đánh:
D9EV5LRxiL4

Chơi hơi có hơi hướng Jazz một chút
Px83sPu7pPc
Bản này được phổ biến rộng rãi qua đàn gió (accordeon)
zBlNXT8aKDw

j7WaMigIHhk

Bản nhạc này cũng đã vào Việt nam rất sớm với phần lời của nhạc sĩ Phạm Đình Chương. Mời cả nhà nghe bài ca này với giọng ca Khánh Ly
http://www.nhaccuatui.com/m/QozEd6I1fR

SÓNG NƯỚC BIẾC

Lời Việt: Phạm Đình Chương
...

Yêu nàng thiếu nữ ven sông chèo đò
Yêu vì đôi mắt em không hoen mờ
Cho lòng du khách bâng khuâng mong chờ
Cho dòng sông xanh lại trôi lững lờ

...

vndrake
01-01-2012, 05:37 AM
Đón 2012 trong chăn ấm! Với vở "Kẹp hạt dẻ"
Thấm thía vẻ đẹp của "Vũ điệu của những bông tuyết'

Z-mFNXa7Mjw

Cê đê 90
02-01-2012, 06:57 PM
Lên cho Mod dễ nhìn thấy, he he

vndrake
09-02-2012, 08:53 AM
Lang Lang - Hungarian Rhapsody no. 2 in C sharp minor - Live in Tuscany
R-EGKpbIBuw

vndrake
14-03-2012, 08:22 PM
Những lúc đơn độc mình thường tự động viên mình bằng những khúc nhạc hiệu (Fanfare)
Giới thiệu hai bản Fanfare mà VND thích

Fanfare for the Common Man của Aaron Copland
cr6CnG5dmvM

Bản khúc mở đầu ngày hội của Shotxtakovic do gian nhac Hoàng gia Thụy điển biểu diễn trong lễ trao giải Nobel 2009. Đoạn Fanfare của chương nhạc này được dùng làm nhạc hiệu chính của Olympic 1980 thời Liên xô cũ

Shostakovich Festive Overture Op 96 Live
1gDZTah8J2A

vndrake
21-03-2012, 06:11 PM
"I'm in the Orchestra" - Tôi làm ở dàn nhạc giao hưởng
"Oh really? What instrument do you play?"-Thật sao? Bạn chơi nhạc cụ gì vậy
"I play the cannon!" - Tôi chơi (bắn) đại bác !!!!!
Đoạn hội thoại vui này nói về một bản nhạc bất hủ về chiến tranh - Khúc dạo đầu 1812 - 1812 год (увертюра) của nhà soạn nhạc Vĩ đại Nga Traikovxky (Чайковский, Пётр Ильич). VND xin vi phạm nguyên tắc "Chống lại sự diễn giải" của mình chép lại từ http://ducnv1406.blogspot.com/2011/09/68-1812-wellingtons-victory-tchaikovsky.html những lời dẫn nhằm mọi người hiểu hơn về giai đoạn lịch của nứoc Nga và của châu Âu mà được tác phẩm này nhắc đến



“1812 Overtude” (Festival Overture " The Year 1812) cung Mi giáng trưởng opus 49 được nhà soạn nhạc thiên tài Tchaikovsky sáng tác năm 1810 nhằm kỷ niệm chiến thắng của quân đội Nga hoàng trược sự xâm lược của Napoleon.

Nói về tác phẩm này là nói về những chiến công, những sự kiện lịch sử. 1812 không chỉ là chiến thắng của người Nga, mà còn là một dấu ấn lịch sử trong cuộc chiến Mỹ Anh cùng năm 1812 mà sau nay, 1812 Overtude thường được công diễn trong dịp quốc khánh Mỹ 4/7.


Về âm nhạc, có thể nói, một trong những điểm làm nên dấu ấn riêng của tác phẩm là những tiếng đại bác (16 phát). Khi trình diễn ngoài trời, đó là tiếng của những khẩu thần công còn trong nhà hát, đó là kỹ xảo máy tính. Có một điều là để ghi âm được một cách trung thực nhất những tiếng đại bác này quả thật không phải đơn giản. Bạn thử nghe và sẽ không khỏi cảm giác như mình đang chứng kiến cuộc chiến vậy. Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về cách ghi âm tiếng đại bác và những hiệu ứng âm thanh khác, hãy nghe phần comment và đọc booklet.


Giai điệu của bài thánh ca “Chúa phù hộ Sa hoàng-Боже, Царя храни” man mác buồn mở đầu cho tác phẩm để rồi tiếp theo là hình ảnh những đồng quê, nhưng ngôi làng, những người con lên đường bảo vệ Tổ Quốc trước sự xâm lược của kẻ thù. Họ hoàn toàn không biết những gì đợi họ phía trước. Có thể là vinh quang, cũng có thể chả là cái gì. Có thể sống nhưng cũng có thể hi sinh. Trong album này, đoạn thánh ca này được dàn nhạc Minneapolis Symphony Orchestra chơi bằng bộ dây, nên cũng một phần nào giảm mất nét đẹp của tác phẩm. (Nếu bạn đã nghe tác phẩm này do dàn nhạc Cincinnati Pops Orchestra với sự chỉ huy của nhạc trưởng nổi tiếng Enrich Kunzei thì sẽ thấy rất rõ sự khác biệt)

5 tiếng đại bác ở đoạn giữa miêu tả thời điểm quan trọng nhất của cuộc chiến chính là trận chiến ở Borodino, cách Moscow 120 km về phía Tây, trận đánh ác liệt nhất đã diễn ra. Hơn 10 vạn người đã bỏ mạng lại nơi đây mà vẫn bất phân thắng bại. Tuy nhiên, đây chính là trận chiến thay đổi cục diện trên toàn bộ mặt trần. Quân đội Pháp bị chặn mất đường tiếp tế lương thực nên khi vào Nga đã bị chiến lược “Vườn không nhà trống” và cái lạnh ở Moscow đánh bại. Không khí trầm lắng xuống nhờ đoạn giãn của bộ dây miêu tả sự suy yếu của quân đội pháp để rồi tiếng chuông nhà thờ và mọi nẻo đường ở Moscow và sự lặp lại bài thánh ca “God Preserve Thy People” trong không khí rực rỡ cờ hoa đón mừng chiến thắng

VbxgYlcNxE8



Đây là một tác phẩm hoành tráng, tiếng đại bác của nó có thể làm bạn giật bắn người nếu bạn bật to hoặc ngồi gần. Bởi vậy, nếu bạn là người yếu tim, bạn nên để ý volume trước khi nghe.
Trận Borodino - Tranh của Louis-François, Baron Lejeune
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/4/43/Battle_of_Borodino.jpg/1024px-Battle_of_Borodino.jpg
Nhiều nhà phê bình âm nhạc đã gọi 1812 Overtude của Tchaikovsky, Wellington’s Victory của Beethoven và Battle of the Huns của Franz Liszt là 3 tác phẩm chiến tranh kiên điển. Thật may mắn trong album
Tchaikovsky: 1812 Festival Ouverture
Capriccio Italien
Beethoven: Wellington's Victory
Classical | Dorati (Mercury 1995) | lossless APE + covers | 376Mb + 3% rec record
đã có 2 trong 3 tác phẩm đó.
http://www.hdvietnam.com/diendan/members/47780-albums1011-picture26149.jpg
Đĩa này bán khá rộng rãi các bản copy hay bản "xịn" do TQ sản xuất bản ghi năm 1953. Nếu các bạn thấy cái hình trên là nó đấy
Nói đến Wellington’s Victory Op 91 là nói đến một tác phẩm mang đậm không khí chiến tranh, nó còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: "The Battle Symphony" or "The Battle of Vitoria". Nếu như 1812 là kỷ niệm chiến thắng quân đội Pháp trên đất Nga năm 1812 thì Wellington’s Victory kỷ niệm chiến thắng quân đội Pháp trên đất Tây Ban Nha ngày 21/6/1813.
PkfUgfT8JjQ
Đây là một tác phẩm kỳ lạ, để chơi được tác phẩm này, dàn nhạc tối thiểu bao gồm: 2 flutes, 1 piccolo, 2 kèn oboes, 2 clarinets, 2 bassoon (kèn fagot), 1 contrabass, 4 horn (kèn co), 6 trumpet, 3 trombone (kèn trombone), timpani (loại trống 1 mặt), trống trận, súng hỏa mai, hiệu ứng âm thanh của pháo binh. Bộ dây thì cần phải có 2 dàn violin, violas, cello, double bass và cách bố trí dàn nhạc này cũng vô cùng độc đáo. Còn độc đáo chỗ nào thì mời các bác nghe và tự khám phá.

Có một điều là khi nghe xong tác phẩm này, tôi vẫn cảm giác như mùi thuốc súng vẫn con đâu đây.

vndrake
21-03-2012, 06:42 PM
Nhân những phát súng nhưng đoạn kèn lệnh đang lảnh lót trong đầu em mời các bác nghe Khúc dạo dầu của vở ca kịch William Tell của Rosini đoạn kèn lệnh mà chắc bác nào cũng đã biêt từ đoạn 8 phút 45 giây trở đi
xoBE69wdSkQ

vndrake
22-03-2012, 02:15 PM
Khúc nhạc với chủ đề chiến tranh mạnh mẽ nhât mày VND biết là bản Walkürenritt or Ritt der Walküren - The ride ò Valkyries - "Chuyến đi của Nữ thần chiến tranh Valkyrie" người sẽ quyết định ai sông ai chết trong mỗi trận chiến.
7AlEvy0fJto

Bản nhạc này thường xuất hiện trong các phim và ấn tượng nhất là trongg phim Apocalypse Now một bộ phim rất nổi tiếng trên nền cuộc chiển tranh Việt nam được nhiều giải thưởng. ĐOạn phim máy bay trực thăng của lữ đoàn kỵ binh bay tấn công một làng tại VN

Gz3Cc7wlfkI

vndrake
29-03-2012, 10:08 PM
Hì ! Các Bác em bị nghe nhạc về chiến tranh nhiều em xin các bác nghe tạm mấy bài có mùi quân sự nhưng vui ve chút ạ

Hành khúc diễu hành của các võ sỹ giác đầu ta hay gặp mỗi khi đi xem xiếc
_B0CyOAO8y0

Khúc mở màn Ky binh nhẹ
bzc6BFAVgRo

Điệu valse của những ông Hoàng
j3Mwa23WCIA

vndrake
05-06-2012, 04:44 PM
Tìm mãi mới được một bản ghi khá đủ một tác phẩm hiện thực : Ngày hội của các con thú (Le Carnaval Des Animaux-The Carnival of the Animals) tác giải pháp Saint Seans

Camille Saint-Saëns - Le Carnaval Des Animaux [complete recording] - YouTube (http://www.youtube.com/watch?v=p2gDehDpk7Y)

Bản nhạc kéo dài hơn 20 phút được chia làm nhiều khúc nhạc
Tuần tự
1/Khúc mở đầu-Hành khúc của Vua sư tử
2/Gà mái và gà trống
3/Những con vật chạy hỗn loạn
4/Con rùa
5/COn voi
6/Con chuột túi
7/Bể cá
8/COn lừa tai dài
9/Tiếng chim cúc cu trong rừng sâu
10/Vườn chim
11/Nghệ sí Piano (cũng là một con thú :) )
12/Vũ khúc của những bộ xương
13/Thiên nga
14/Phần kết!

jimmy nguyen
06-06-2012, 08:40 AM
Không có xem được bác Lê Anh ơi..........................

vndrake
06-06-2012, 05:52 PM
Phải vào Youtube nghe trực tiếp thôi!!
Góp vui cái này với cả nhà

Concerto dành cho máy chữ

Typewriter Concerto - YouTube (http://www.youtube.com/watch?v=EJ8yKvgGyDw)

vndrake
19-06-2012, 08:00 PM
Một số khúc nhạc cổ điển dành cho hôn lễ

Mendelssohn's Wedding March - YouTube (http://www.youtube.com/watch?v=4tDYMayp6Dk)

Wagner's Bridal Chorus (Pipe Organ Solo) - YouTube (http://www.youtube.com/watch?v=P6rX3wlDsVI)

vndrake
21-06-2012, 06:20 PM
Bản thứ nhất Bốn mùa - Le quattro stagioni của nhạc sĩ Vivaldy bao gồm bốn bản Công-xéc-tô dành cho đàn vi-ô-lông. Mỗi bản ứng với một mùa
Concerto No. 1 in E major, Op. 8, RV 269, "La primavera" (Spring) Mùa xuân
Allegro
Largo
Allegro Pastorale
Antonio Vivaldi: Le quattro stagioni: La Primavera - YouTube (http://www.youtube.com/watch?v=RnwuF-MCRuo)

Concerto No. 2 in G minor, Op. 8, RV 315, "L'estate" (Summer) Mùa hạ
Allegro non molto
Adagio e piano – Presto e forte
Presto
Antonio Vivaldi: Le quattro stagioni: L'Estate - YouTube (http://www.youtube.com/watch?v=KYfNaL9lODs)

Concerto No. 3 in F major, Op. 8, RV 293, "L'autunno" Mùa thu được gọi tên khác "Danza Pastorale" Vũ điệu du mục
Allegro
Adagio molto
Allegro
Antonio Vivaldi: Le quattro stagioni: L'Autunno - YouTube (http://www.youtube.com/watch?v=zqx37cBz_no)

Concerto No. 4 in F minor, Op. 8, RV 297, "L'inverno" (Winter)
Allegro non molto
Largo
Allegro
Antonio Vivaldi: Le quattro stagioni: L'Inverno - YouTube (http://www.youtube.com/watch?v=eH4oGJcCzdM)

vndrake
21-06-2012, 06:57 PM
Một bản tổ kkhucs được nhiều người gọi là Bốn mùa của Trai-kôv-xky nhưng VND ko thực tích cách dịch đó Tên tổ khúc "Времена года" có thể dịch là "Những thời khắc trong năm" bao gồm 12 khúc nhạc ứng với 12 tháng v ới các chủ đề tương ứng

Tháng 1 - Trong lò sưởi "И нежной неги уголок Ночь сумраком одела, В камине гаснет уголек, И свечка нагорела-Trong góc nhỏ êm ái tràn ngập hạnh phúc, Bóng đêm nhập nhoạng trùm xuống, Bếp và ngọn dần tắt và ngọn nến được đốt sáng lên"
Tchaikovsky - The Seasons - January - Piano & Orchestra - YouTube (http://www.youtube.com/watch?v=us2uSldrv1w)

Tháng 2 Lễ hội Carnival "Скоро масленицы бойкой, Закипит широкий пир" Lệ hội đến những bữa tiệc ê hề
Tchaikovsky - The Seasons - February - Piano & Orchestra - YouTube (http://www.youtube.com/watch?v=XDkx_l04TkU)


Tháng 3- Bài ca chim chiền chiện-"Поле зыблется цветами/В небе льются света волны./Вешних жаворонков пенья/Голубые бездны полны -
Cánh đổng thấp thoáng sắc hoa
Trên trời ánh sáng lướt trên sóng màu
Chiền chiện vui hót ngoài sau
Biên sâu ngăn ngắt một mầu biếc xanh"
Tchaikovsky - The Seasons - March - Piano & Orchestra - YouTube (http://www.youtube.com/watch?v=rB24rV7CkAw)

Tháng 4 Апрель. Подснежник - Tuyết tan
Голубенький, чистый
Подснежник - цветок,
А подле сквозистый
Последний снежок.
Последние слезы
О горе былом
И первые грезы
О счастьи ином..."
Tinh khiết, xanh tươi nhành hoa tuyết
Nở ngay bên bông tuyết cuối cùng
Lòng nguôi thương nhỡ mùa đông
Giấc mơ tràn ngập muôn vàn niềm vui
Tchaikovsky - The Seasons - April - Piano & Orchestra - YouTube (http://www.youtube.com/watch?v=X2jMQhvZ7vU)


Май. Белые ночи Tháng 5 những đêm trắng
"Какая ночь! На всем какая нега!
Благодарю, родной полночный край!
Из царства льдов, из царства вьюг и снега
Как свеж и чист твой вылетает Май!"

Hạnh phúc tràn ngập hỡi đêm!
Cám ơn đất mẹ Bắc vùng thân yêu!
Từ quốc vương băng dày tuyết phủ
Tháng năm trong sáng vút bay qua trời
Tchaikovsky - The Seasons - May - Piano & Orchestra - YouTube (http://www.youtube.com/watch?v=FA0pKScJIqg)

Июнь. Баркарола Tháng 6- KHúc hát người chèo thuyền
"Выйдем на берег, там волны
Ноги нам будут лобзать,
Звезды с таинственной грустью
Будут над нами сиять"

Lê bước trên bờ sông êm ái
Con sóng kia hôn nhẹ gót người
Những vì sao bí ẩn xa xôi
Âm thầm chiếu sáng bóng tôi và nàng

Tchaikovsky - The Seasons - June - Piano & Orchestra - YouTube (http://www.youtube.com/watch?v=552fRdIXoSg)


«Июль. Песня косаря» tháng 7 khúc ca người thợ gặt
А. В. Кольцова:
"Раззудись, плечо,
Размахнись рука!
Ты пахни в лицо,
Ветер с полудня!"

Hãy sát vai hới bạn hiền
Siết chặt lưỡi hái trong bàn tay ta
Gió chiều mát rượi làn da
Gió ơi có biết chúng ta yêu đời
Tchaikovsky - The Seasons - July - Piano & Orchestra - YouTube (http://www.youtube.com/watch?v=9MPbm_q2BDc)


«Август. Жатва» tháng 8 Thu hoạch
Эпиграф из А. В. Кольцова:
"Люди семьями
Принялися жать,
Косить под корень
Рожь высокую!
В копны частые
Снопы сложены,
От возов всю ночь
Скрипит музыка."

Lúa kia đã mọc thật cao
Cả nhà đi cắt lấy sao cho dài
Đem về đánh đống sân ngoài
Đung đưa xe kéo tựa bài nhạc đêm
Tchaikovsky - The Seasons - August - Piano & Orchestra - YouTube (http://www.youtube.com/watch?v=Fzlkvnzy3MQ)

«Сентябрь. Охота» Tháng 9 đi săn
"Пора, пора! Рога трубят;
Псари в охотничьих уборах
Чем свет уж на конях сидят;
Борзые прыгают на сворах."

Kìa thời khắc kèn đi săn đã rúc
Người thợ săn quần áo chỉnh tề
Chĩnh chệ trên ngựa đẹp đè huề
Chó săn chạy đuổi hả hê
Mùa săn tuyệt thú đang về bạn ơi!

Tchaikovsky - The Seasons - September - Piano & Orchestra - YouTube (http://www.youtube.com/watch?v=EW0QdN75alg)


«Октябрь. Осенняя песня» Tháng 10 - Thu về
Эпиграф из А. К. Толстого:
Осень, осыпается весь наш бедный сад,
Листья пожелтелые по ветру летят..."

Mùa thu bứt những lá vàng
Bay theo chiều gió mảnh vườn buồn tênh

Tchaikovsky - The Seasons - October - Piano & Orchestra - YouTube (http://www.youtube.com/watch?v=9VoNPfV4avY)

«Ноябрь. На тройке» Tháng 11 -Trên xe tam mã
Эпиграф из Н. А. Некрасова:
"Не гляди же с тоской на дорогу,
И за тройкой вослед не спеши,
И тоскливую в сердце тревогу
Поскорей навсегда затуши."

Trên con đường vắng một mình
Đừng nhìn quanh nhé những hình loáng qua
Chớ nhảy xuống bỏ lại xe
Giữ cho tim đập nhịp nhàng sẽ quên

Tchaikovsky - The Seasons - November - Piano & Orchestra - YouTube (http://www.youtube.com/watch?v=190gie0xZXw)

"Декабрь. Святки" Tháng 12 Lễ giáng sinh
Эпиграф из В. А. Жуковского:
"Раз в крещенский вечерок
Девушки гадали:
За ворота башмачок,
Сняв с ноги, бросали."

Một tối giáng sinh bao cô gái
Muốn vận may gắn bó với mình
Tuôt ngay dép khỏi chân xinh
Ném vèo qua cửa nơi đầy tuyết rơi
Tchaikovsky - The Seasons - December - Piano & Orchestra - YouTube (http://www.youtube.com/watch?v=6BbToD-QWp0)

vndrake
27-06-2012, 06:49 PM
Vở Ba-lê : Pê-trus-ka của Tra-vin-xky

Stravinsky: Petrushka, Scene I - The Shrovetide Fair - YouTube (http://www.youtube.com/watch?v=dkg_lJeHmjs)

Stravinsky: Petrushka, Scene II - Petrushka's Room - YouTube (http://www.youtube.com/watch?v=HzcsW-_RSjM)

Stravinsky: Petrushka, Scene III The Moor's Room - YouTube (http://www.youtube.com/watch?v=-PEfF-IgCKY)

Stravinsky: Petrushka, Scene IV The Shrovetide Fair (Evening - YouTube (http://www.youtube.com/watch?v=GFvjao_RHVU)

http://en.wikipedia.org/wiki/Petrushka_(ballet)

vndrake
05-07-2012, 01:55 PM
Một bản nhạc quen thuộc:
Can Can
Offenbach

Offenbach - Can Can Music - YouTube (http://www.youtube.com/watch?v=4Diu2N8TGKA)

vndrake
05-07-2012, 07:16 PM
La Donna È Mobile - Đàn bà thường nông nổi trong vở Rigoletto của Verdi do Paravoti hát
Luciano Pavarotti - La Donna È Mobile (Rigoletto) - YouTube (http://www.youtube.com/watch?v=xCFEk6Y8TmM)

vndrake
24-07-2012, 09:42 AM
Franz Joseph Haydn (31 tháng 3 năm 1732 – 31 tháng 5 năm 1809) là một trong những nhà soạn nhạc xuất chúng của nền âm nhạc cổ điển, còn được gọi là "người cha của giao hưởng" và "cha đẻ của tứ tấu dây". Ông cũng có nhiều đóng góp cho thể loại tam tấu piano và hình thức sonata.

Haydn - Trumpet Concerto - Best-of Classical Music - YouTube (http://www.youtube.com/watch?v=Xz_4jrhwIiQ)


Bản tứ tấu đàn dây "Kaiser"
Haydn - "Kaiser" Quartet in C Major - Mov. 2/4 - YouTube (http://www.youtube.com/watch?v=4t3Vmo_EM8Y)

vndrake
24-07-2012, 10:11 AM
Chết mất!

Dmitri Shostakovich - Waltz No. 2 - YouTube (http://www.youtube.com/watch?v=mmCnQDUSO4I)

vndrake
25-07-2012, 04:39 PM
Bản hành khúc số 1 của Su-bert luôn vang lên trong những ngày hội ở Châu Âu. Hôm nay VND mời cả nhà thưởng thức nhiều phương án chơi khác nhau:

Nguyên bản 1 Piano chơi 4 tay Lang Lang và Lucas Jussen
Lang Lang - Franz Schubert Marches Militaires (3) for piano, 4 hands, D. 733 (Op. 51) No.1 - YouTube (http://www.youtube.com/watch?v=UTAO2X1x-3Q)

Chơi 2 đàn Piano với 8 tay trong buổi hòa tấu của gia đình Shi Shucheng ông bố biểu diễn cùng 3 cô con gái
Schubert Marche Militaire D 733 No. 1 - YouTube (http://www.youtube.com/watch?v=Ml7ZleYolro)

Chơi 4 đàn Piano với 8 tay phối laị Peter Friis Johansson & Sebastian Örnemark
Schubert: Military March arranged for 8 hands - YouTube (http://www.youtube.com/watch?v=ZebCrS2D44Y)

Và phối lại cho dàn nhạc
Schubert - Military March - YouTube (http://www.youtube.com/watch?v=Cf1zSz4QN6A)

Cuối cùng cũng tìm được clib này bỏ xung sau ngày lễ những người lính 22/12
Horowitz plays Schubert´s Military March in D flat major - YouTube (http://www.youtube.com/watch?v=bQpMCEGzycI)

vndrake
03-08-2012, 01:54 PM
Etude được hiểu như những đoạn nhạc ngắn với số lượng ko lớn nhạc cụ chơi và được sử dụng như các bài tập cùa nhạc công. Đây cũng là nơi các nhạc sĩ thể hiện bản thiết kế ban đâu cho các bản nhạc giao hưởng, opera, concerto... lớn của mình. Cấu trúc bản nhạc, các giai điẹu chính thường được xuất hiện từ bat
Môt số bản Etude của Chopin

Etude số 3 - Nhạc buồn
Chopin-Etude no. 3 in E major, Op. 10 no. 3, "Tristesse" - YouTube (http://www.youtube.com/watch?v=EmQBFLJAIcY)


Waltz in D flat major, Op. 64, No. 1, Minute Wlatz
Frédéric Chopin - Minute Waltz - YouTube (http://www.youtube.com/watch?v=XoozTsNDUno)

Chant polonais opus 74 Wiosna - Mùa xuân
Frédéric Chopin - Wiosna - Alfred Cortot - YouTube (http://www.youtube.com/watch?v=t778ejt1oMI)


Waltz in C Sharp Minor op.64 no.2
Chopin Waltz in C Sharp Minor Op. 64 No. 2 by Tzvi Erez - YouTube (http://www.youtube.com/watch?v=OdmXc84a6iE)

Nocturne No. 2 (Op. 9)
Yundi Li - Chopin Nocturne No. 2 (Op. 9) - YouTube (http://www.youtube.com/watch?v=EP8MW6WE9R4)

vndrake
05-09-2012, 06:36 PM
Bản nhạc Time To Say Goodbye (Con Te Partirò) với những cahcs thể hiện khác nhau:


Tứ ca đa quốc gia Il Divo (Các ca sĩ đến từ Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Pháp, và Hoa Kì) hát theo phong cách opera-pop
Il Divo - Time To Say Goodbye (Con Te Partirò) - YouTube (http://www.youtube.com/watch?v=vHBkxTnMhXY)

Chris Botti chơi kèn Trompet với Dàn nhạc Pop Boston với những nhấn nhá Jazz
Chris Botti - Time to Say Goodbye - YouTube (http://www.youtube.com/watch?v=tCgTfe9o_Ec)

Dàn nhạc nước Bellagio tại Las Vegas
Bellagio Fountains Las Vegas - Time to say goodbye - YouTube (http://www.youtube.com/watch?v=ZvP79a5mGnI)

Nhạc nước tại Dubai
The Dubai Fountain - Time To Say Goodbye - YouTube (http://www.youtube.com/watch?v=l9CsQHsoG6Y)

Jackie Evancho trong lễ trung kết America's Got với Talent Sarah Brightman
Jackie Evancho Sarah Brightman Time to Say Goodbye on America's Got Talent FINALE - YouTube.mp4 - YouTube (http://www.youtube.com/watch?v=NnXwRW4cLvM)

Andrea Bocelli và Sarah Brightman hát phiên bản tiếng Anh
Andrea Bocelli- Sarah Brightman- Time To Say Goodbye -HQ - YouTube (http://www.youtube.com/watch?v=7CiMEF5saXA)

Andrea Bocelli - Con Te Partirò nguyên gốc tiếng Ý
Andrea Bocelli - Con Te Partirò - YouTube (http://www.youtube.com/watch?v=nVUHHW1tJYA)

vndrake
11-10-2012, 03:37 PM
Một số bản nhạc "Ma"

Vũ điệu của những bộ xương
Saint Sean
Danse Macabre Camille Saint-Saëns 1980s cartoon, PBS, Halloween, Music - YouTube (http://www.youtube.com/watch?v=9CHqhsMP80E)

Đêm trên đỉnh núi Blaid
Mussorgsky
Fantasia - Night on Bald Mountain - YouTube (http://www.youtube.com/watch?v=V8Ca_edg6RE)

Trong Hang động của thần núi
Grieg
Edvard Grieg, In the Hall of the Mountain King from "Peer Gynt" - YouTube (http://www.youtube.com/watch?v=xrIYT-MrVaI)

Hành khúc đám tang của những con rối
Charles Gounod
Funeral March for a Marionette - YouTube (http://www.youtube.com/watch?v=qKi01rPexBI)

Hành khuc đám tang
Chopin
Frédéric Chopin - Marche Funèbre - Funeral March - YouTube (http://www.youtube.com/watch?v=Hgw_RD_1_5I)

Hành khúc tang lễ Chương hai giao hưởng số 3 (ANh hùng) của Bethovent
Beethoven Symphony No.3 in E-flat major,op.55"Eroica" 2nd movement(1/2) - YouTube (http://www.youtube.com/watch?v=REHdv4KhMJM)

Hành khúc tang lễ cho đám tang Rikard Nordraak (Một người bạn thân thiết của Griege)
Edvard Grieg - Funeral March for Rikard Nordraak - YouTube (http://www.youtube.com/watch?v=ZJi_rb9D8I4)

Bản cầu hồn Requiem của Mô-Da
Mozart - Requiem - YouTube (http://www.youtube.com/watch?v=Zi8vJ_lMxQI)

Khi chơi dưới dạng Metal Rock nhửng ban nhạc này đâu kém phần ấn tượng
Apocalyptica "Hall of The Mountain King" (official full length live video) - YouTube (http://www.youtube.com/watch?v=zf2aIVKp1OY)

vndrake
21-11-2012, 12:07 PM
Vài cách chơi các tác phẩm của Bach

BWV 147
A tiny rolling wooden ball plays Bach - YouTube (http://www.youtube.com/watch?v=nBzon0p4BH4)

BWV 565
Glass harp-Toccata and fugue in D minor-Bach-BWV 565 - YouTube (http://www.youtube.com/watch?v=XKRj-T4l-e8)

Toccata and Fugue In D minor - Dan Mumm - YouTube (http://www.youtube.com/watch?v=ys4mAybogCQ)

vndrake
08-01-2013, 07:20 PM
Hà nội lạnh 9 độ nghe Voice of Spring

Opera
Strauss - Voices of Spring- Battle, Karajan - YouTube (http://www.youtube.com/watch?v=s0sjS92tkNI)

Andre Rieu Chơi Bán cổ điến
André Rieu - Voices Of Spring - YouTube (http://www.youtube.com/watch?v=rbFrXOUDyF0)

Nhạc giao hưởng
Voices Of Spring Waltz - Johann Strauss Jr. - YouTube (http://www.youtube.com/watch?v=qqm9jaM5UPA)

Múa Ba lê
Voices of Spring - YouTube (http://www.youtube.com/watch?v=Rg-KK9y_mgM)

vndrake
18-04-2014, 02:53 AM
Trong hiể biêt của VND Nhạc cổ điển được chia ra làm mấy thời kỳ
1/Thời kỳ cổ xưa là các bản nhạc cổ của Châu Âu cùng lời hát trước năm 1450
2/Thời kỳ Phục hưng từ 1450 -1600 cũng như những nghệ thuật khác âm nhạc thời kỳ này cân đối, hài hòa, độ tương phản bắt đầu cao hơn, phức tạp hơn
3/Thời kỳ Baorocque: Âm nhạc huy hoàng phục vụ cung đình, quý tộc 1600-1750
4/Thời kỳ chủ ghĩa cổ điển, âm nhạc vượt ra ngoài những khuôn khổ nghi lễ cung đình phát triển đến đỉnh cao. Giai điệu rõ hơn, ngắn hơn sáng tạo hơn 1750-1820
5/Giai đoạn chủ nghĩa Lãng mạn với đầy xúc cảm 1820-1910
6/Giai đoạn thế kỷ 20-KHông có những bước phát triển về quy mô nhưng sự hình thành các phong cách của cá nhân, nhóm
7/Giai đoạn hiện đại từ 1945 đên nay những cách thể hiện mới như chủ nghĩ tối giản, chủ nghĩ biến đổi, ... phát triển mạnh cùng với âm nhạc điện tử

VND nhận được sự nhờ cậy của một bạn cũ có Phu huynh đã hơn 90 tuỏi là một trí thức học ở Pháp những năm 1930s-1940s. Cụ đã già chậm nhưng vẫn tinh anh, vẫn kéo Violin, chơi cờ với con cháu. Đặt hàng của anh bạn là những bản nhạc cổ điên quen thuộc, nổi tiếng. Với tất cả sự kính trọng với một đại diện của tầng lớp trí thức xưa mà VND hằng yêu kính, VND đã khởi động việc thống kê các nhạc sĩ cùng các tác phẩm nổi tiếng của họ tren youtube. VND cũng muốn chia xẻ với cộng đông anh em bạn bè và Hoàngtuden là nơi VND chia xẻ đầu tiên. Các giai đoạn âm nhạc ít được giới thiệu tại VN mình sẽ làm sau. Minh đang cố gắng xây dựng danh mục và các liên kết youtube cho các thời kỳ có ảnh hưởng nhiều đến thế hệ hiện tại của chúng ta. VND cũng mong các anh em bạn bè cùng niềm đam mê chia xẻ, đóng góp ý kiến phê bình cho dự án nhỏ này. Rất tiệc Hoangtuden khong có cơ chế đính kèm file nên xin copy và dán lên đây danh mục các liên kết này. Nhạc cổ điển vô cùng phong phú và VND chỉ cố gắng sưu tầm các tác giả và tác phẩm quen thuộc và nổi tiếng. Sai sót, ngộ nhận se là điều không tránh khỏi rất mong có sựu thong cảm và xẻ chia. Danh mục tác giả và tác phẩm VND sưu tầm từ Internet. Các link do VND sơ tuyển đưa vào
VND sẽ bắt đầu với giai đoạn lãng mạn khá ảnh hường đến các trí thức Việt nam giữa thế kỷ trươc

vndrake
18-04-2014, 03:32 AM
Nhờ Mod xóa dùm ko ro nguyên nhân bị copy làm đến 3 bản

vndrake
18-04-2014, 03:40 AM
Nhờ Mod xóa dùm ko ro nguyên nhân bị copy làm đến 3 bản

vndrake
18-04-2014, 03:41 AM
Romanticism(1820 - 1910) Repertoire and youtube link
BERLIOZ, Hector
Symphonie fantastique Op. 14
https://www.youtube.com/watch?v=EEa1PiO3Ss4
BIZET, Georges
Carmen (opera)
https://www.youtube.com/watch?v=SaypJ4kmYCE
Suites: L'Arlesienne and Carmen
https://www.youtube.com/watch?v=39zngHPOpHU
Habarena
https://www.youtube.com/watch?v=KJ_HHRJf0xg
BORODIN, Alexander
Prince Igor: Polovtsian Dances
https://www.youtube.com/watch?v=T3A1Gv44oAA (since 4:53.)
Quartets (1, 2)
https://www.youtube.com/watch?v=ZcygH2VWjd4 no 1
https://www.youtube.com/watch?v=for8h3x5jyA no2
BRAHMS, Johannes
Academic Festival Overture Op. 80
https://www.youtube.com/watch?v=Y1E6FBi-AJw
Concertos for Piano (1, 2)
https://www.youtube.com/watch?v=WxH50l50dvs
Concerto for Violin Op. 77
https://www.youtube.com/watch?v=0zlPe9g1Fvw
Hungarian Dances for Piano or Orchestra
https://www.youtube.com/watch?v=IZ-H6AICbuw
Quintets for Strings
https://www.youtube.com/watch?v=TyTXbBVaXhA
Quintet for Clarinet and Strings Op. 115
https://www.youtube.com/watch?v=2dpMMeetFIk
Serenades for Orchestra ( 1,2)
https://www.youtube.com/watch?v=WuUtEZvoIUo
Symphonies ( 1, 3, 4)
https://www.youtube.com/watch?v=Ab2gr6oAC5g No 1
https://www.youtube.com/watch?v=4L0MqnAoEJM No3
https://www.youtube.com/watch?v=wxB5vkZy7nM No4
Trios for Piano and Strings ( 1)
https://www.youtube.com/watch?v=CvGRyM4rcec no1
Variations on a Theme by Haydn Op. 56a
https://www.youtube.com/watch?v=BAuqxEMRapg
BRUCH, Max
Concerto for Violin #1 Op. 26
https://www.youtube.com/watch?v=n90Xkpp62jk
BRUCKNER, Anton
Symphonies ( 4, 9)
https://www.youtube.com/watch?v=gcBg-tXn0fs No .4
https://www.youtube.com/watch?v=UbrpvEZw-Jo No.9
CHABRIER, Emmanuel
España
https://www.youtube.com/watch?v=9P77QKTOkZY
CHOPIN, Frédéric
Piano Music (Ballades, Études, Nocturnes, Preludes, Scherzi, etc.)
https://www.youtube.com/watch?v=RR7eUSFsn28&list=PLB3DB482C7746A156 Ballades
https://www.youtube.com/watch?v=nMM6h9Yf348&list=PL7D2B9689AF8360A7 Etude
https://www.youtube.com/watch?v=3EewC9_i2yQ&list=PLA232B73D8E0999CE Prelude
https://www.youtube.com/watch?v=WnFs85pLmj4&list=PL552450E1514256AB Nocturnes
https://www.youtube.com/watch?v=7GKQztuU3LI&list=PL44B5441BEACEA9F0 Schrzio
DEBUSSY, Claude
Clair de lune (Suite Bergamasque) for Piano
https://www.youtube.com/watch?v=LlvUepMa31o
Images for Piano
https://www.youtube.com/watch?v=FymZsN_NiB4&list=PL5wb1zTuh3AxKR0_GzsJH9tl_orH1mb5a
La Mer (Symphonic Sketches) for Orchestra
https://www.youtube.com/watch?v=4O9PqE82STc
Prélude à l'après-midi d'un faune
https://www.youtube.com/watch?v=Rpw4-J49auQ
Preludes for Piano
https://www.youtube.com/watch?v=hIbqQjQgUPE
DVOŘÁK, Antonín
Concerto for Cello Op. 104
https://www.youtube.com/watch?v=FVKb3DwPFA8

Quartets for Piano and Strings
https://www.youtube.com/watch?v=Rncnj0tSak4&list=PL3F05C6E8BC26E2F8

Symphonies ( 7,8,9 "New World")
https://www.youtube.com/watch?v=vnDiAOgW2EE No7
https://www.youtube.com/watch?v=qRGE1MvXkz8 No8
https://www.youtube.com/watch?v=WuqyfEyNXQo N9 New world
Trios for Piano and Strings (1-3, 4)
https://www.youtube.com/watch?v=57junB5wHqM No4
ELGAR, Edward
Concerto for Cello Op. 85
https://www.youtube.com/watch?v=Biy8iNUn13M
Symphonies ( 1, 2)
https://www.youtube.com/watch?v=sCuSuwDXxUA No1
FAURÉ, Gabriel
Chamber Music w/ Piano ( Quartets and Quintets)
https://www.youtube.com/watch?v=NhTqkl_RjTs&list=PLD6A4ADF7C15BCF27
FRANCK, César
Organ Music (Chorales)
https://www.youtube.com/watch?v=mDalpDZc79w&list=PLF863B4E919B030A6
Quintet for Piano and Strings
Sonata for Violin and Piano
https://www.youtube.com/watch?v=CbHNO0oIu_g
Symphony in D minor
https://www.youtube.com/watch?v=1sqmhOIw9vw
GLAZUNOV, Alexander
The Seasons (ballet)
Symphonies (4, 5)
https://www.youtube.com/watch?v=I6uIMcGMJgM No.4
https://www.youtube.com/watch?v=R6fsBJdRkx4 no.5

GLINKA, Mikhail
A Life For The Tsar (opera)
https://www.youtube.com/watch?v=LlT1jo9wHiU (finale)
Russlan and Ludmilla Overture
https://www.youtube.com/watch?v=jMvOLepoBO8
GRANADOS, Enrique
Goyescas for Piano
https://www.youtube.com/watch?v=qiFmxPUddco
GRIEG, Edvard
Concerto for Piano Op. 16
https://www.youtube.com/watch?v=fKfGDqXEFkE
Peer Gynt Suites
https://www.youtube.com/watch?v=LD5FPdWxUhk&list=PLxWZiLAl9qFiPECoDvPkDLY01xeKdMxIL
LISZT, Franz
Concertos for Piano
https://www.youtube.com/watch?v=MkEwfNEXwDk no1
Hungarian Rhapsodies
https://www.youtube.com/watch?v=tluFQCOezZE
Les Préludes for Orchestra
https://www.youtube.com/watch?v=xnITC-IkPVg
Sonata in B Minor for Piano
https://www.youtube.com/watch?v=VCHE-UPwBJA
Transcendental Études for Piano
https://www.youtube.com/watch?v=rMUlnuVg7OI
MENDELSSOHN, Felix
Andante and Rondo Capriccioso for Piano
https://www.youtube.com/watch?v=sQngHGBI4ak
Concerto for Violin Op. 64
https://www.youtube.com/watch?v=o1dBg__wsuo
Midsummer Night's Dream (incidental music)
https://www.youtube.com/watch?v=mqOY-02XAFk
Octet for Strings Op. 20
https://www.youtube.com/watch?v=CJjOAlnWmGA
Songs Without Words for Piano
https://www.youtube.com/watch?v=9V7DYckpj8o
Symphony 4
https://www.youtube.com/watch?v=9w0dVUR2jto
Trios for Piano, Violin and Cello
https://www.youtube.com/watch?v=zFBxuf7BBqE No.1
https://www.youtube.com/watch?v=o6kdVsooS8A No.2
MUSSORGSKY, Modest
Night on Bald Mountain
https://www.youtube.com/watch?v=iCEDfZgDPS8
Pictures at an Exhibition
https://www.youtube.com/watch?v=FsvpFU7KY7E
OFFENBACH, Jacques
Gaîté Parisienne
https://www.youtube.com/watch?v=yNDnYQzQQUI
Orpheus in Hades Overture
https://www.youtube.com/watch?v=y4hs7vW8SV0
PUCCINI, Giacomo
La Boheme (opera)
https://www.youtube.com/watch?v=3SS6aseEeYI
Madame Butterfly (opera)
https://www.youtube.com/watch?v=3SS6aseEeYI
Tosca (opera)
https://www.youtube.com/watch?v=0I0LnY5Nki0
Turandot (opera)
https://www.youtube.com/watch?v=EFUlOsLkzvc
RACHMANINOV, Sergei
Concertos for Piano
https://www.youtube.com/watch?v=IhVVQ7_MyJA no1
https://www.youtube.com/watch?v=x8l37utZxMQ no2
https://www.youtube.com/watch?v=egwG8OXMfKs no3
Études and Preludes for Piano
https://www.youtube.com/watch?v=-BA6YsMC18U&list=PLA8D52D96885258CB etudes https://www.youtube.com/watch?v=8HZhNm907p0&list=PL10D103417BA3A907 preludes
Morceaux de Fantasie ( Op. 3/2 )
https://www.youtube.com/watch?v=Hvsgqo2E6vg
Rhapsody on a Theme of Paganini
https://www.youtube.com/watch?v=dHyCClQ9S3M
RAVEL, Maurice
Boléro for Orchestra
https://www.youtube.com/watch?v=3KgpEru9lhw
Daphnis et Chloé (ballet)
https://www.youtube.com/watch?v=k4qlLyWRemI
Piano Music (Miroirs, Gaspard de la nuit, Le Tombeau de Couperin, etc.)
https://www.youtube.com/watch?v=hKgcHjq1xKQ&list=PLogx6GwAqlGhDNp-a_n1dg9nWbfQb7Kfp
Pavane pour une infante defunte
https://www.youtube.com/watch?v=X6A96yQO82I
Rhapsodie españole for Orchestra
https://www.youtube.com/watch?v=SqDD4vjZJfw
REGER, Max
Chamber Music (Violin Sonatas)
https://www.youtube.com/watch?v=NC_mQuxL_3k
Orchestral Music (Concertos Variations)
https://www.youtube.com/watch?v=hlAW--Uv39o
RIMSKY-KORSAKOV, Nikolai
Capriccio españole for Orchestra
https://www.youtube.com/watch?v=3rqwvMMxeA8
Schéhérazade (symphonic suite)
https://www.youtube.com/watch?v=oOq9NjdLxlw
SAINT-SAËNS, Camille
Carnival of the Animals
https://www.youtube.com/watch?v=hjaBGAfWGSU
Danse macabre for Orchestra
https://www.youtube.com/watch?v=9CHqhsMP80E
Introduction and Rondo Capriccioso for Violin and Orchestra
https://www.youtube.com/watch?v=UOGvgHaxeY4
Symphony #3 "Organ"
https://www.youtube.com/watch?v=V_2FKcorqqE
SCHUBERT, Franz
Quartets #12, 13 and #14 "Death and the Maiden"
https://www.youtube.com/watch?v=8fXYjSmR6Bw No.14
Quintet for Strings D. 956
https://www.youtube.com/watch?v=OTHKH-Fy5No
Quintet in A "Trout" D. 667
https://www.youtube.com/watch?v=z24M13BnYjM
Sonatas for Piano
https://www.youtube.com/watch?v=HsMHHlDYlMM D.664
https://www.youtube.com/watch?v=Il6-lZYDpqY D.959
https://www.youtube.com/watch?v=lncNcNtGkJY D.960
Songs (Die Schone Mullerin, D. 795 and Schwanengesang, D. 957)
https://www.youtube.com/watch?v=qaLSQ85FzV4 D.795
https://www.youtube.com/watch?v=fblAbPWfNew D.957 (Serenate)
Symphonies
https://www.youtube.com/watch?v=0mnrHf7p0jM no,8
https://www.youtube.com/watch?v=kNocKxKd8-I no.9
Wanderer Fantasie for Piano D. 760
https://www.youtube.com/watch?v=vPnvkhyvg2o
SCHUMANN, Robert
Carnaval for Piano Op. 9
https://www.youtube.com/watch?v=HC_OGwx9KgI
Concerto for Piano Op. 54
https://www.youtube.com/watch?v=zGQPXE5gGG4

Kinderscenen for Piano Op. 15
https://www.youtube.com/watch?v=6z82w0l6kwE
Quintet for Piano and Strings Op. 44
https://www.youtube.com/watch?v=qELtu_mjxJA
Symphonies
https://www.youtube.com/watch?v=kGoYaMatX6E No.1
https://www.youtube.com/watch?v=TmKfrccpny0 no.3
SMETANA, Bedrich
Ma Vlast (A cycle of 6 symphonic poems including "The Moldau")
https://www.youtube.com/watch?v=Mx7gDjLcwHY
Quartets
https://www.youtube.com/watch?v=siSg21XGTC8 No.1
https://www.youtube.com/watch?v=AVOr71YBEJ4 No.2
STRAUSS, Johann II
Waltzes
https://www.youtube.com/watch?v=UUA0M8lyI_Y&list=PL938C3223E7F00129
March
https://www.youtube.com/watch?v=XbvwNAQ8u4o – Egyptien March
https://www.youtube.com/watch?v=9q9e7Gz42z8 – Persien March
SUPPÉ, Franz von
Overtures
https://www.youtube.com/watch?v=7PFcwxzYzpc Light Calavary
TCHAIKOVSKY, Peter Ilyitch
Concerto #1 for Piano Op. 23
https://www.youtube.com/watch?v=o9GaN_32qko

Concerto for Violin Op. 35
https://www.youtube.com/watch?v=REpA9FpHtis
Marche slave for Orchestra Op. 31
https://www.youtube.com/watch?v=z-_rWP1D1zM
Nutcracker Op. 71 (ballet suite)
https://www.youtube.com/watch?v=M8J8urC_8Jw
Overture 1812 Op. 49
https://www.youtube.com/watch?v=JiKSIjz9Xkc
Swan Lake Op. 20 (ballet)
https://www.youtube.com/watch?v=FqZfoK25lnY
Symphonies
https://www.youtube.com/watch?v=e4Lxc6w61J4 No.5
https://www.youtube.com/watch?v=wHAfvUFtCIY No.6
VERDI, Giuseppe
Aïda (opera)
https://www.youtube.com/watch?v=b8rsOzPzYr8 (complete)
https://www.youtube.com/watch?v=saN4QbcB1Ug Triumphal March from Aida
Rigoletto (opera)
https://www.youtube.com/watch?v=uMDyPMhsJwA (Complete)
https://www.youtube.com/watch?v=xCFEk6Y8TmM Luciano Pavarotti - La Donna È Mobile (Rigoletto)
La Traviata (opera)
https://www.youtube.com/watch?v=9WG-_qv8vHU Complete
https://www.youtube.com/watch?v=uYLvusd6aYw
Il Trovatore (opera)
https://www.youtube.com/watch?v=c7tewlEED6g complete
https://www.youtube.com/watch?v=WEMMVHAINFM Il Trovatore - Anvil Chorus
WAGNER, Richard
Parsifal (opera): Prelude and Good Friday Music
https://www.youtube.com/watch?v=tJaztmR66-I
Der Ring des Nibelungen (Four Opera Cycle)
https://www.youtube.com/watch?v=-HujjNQPv2U complete
https://www.youtube.com/watch?v=3YOYlgvI1uE Flight of the Valkyries
Tannhäuser (opera): Overture and Venusberg Music
https://www.youtube.com/watch?v=4dFI1UVwFJ4
Tristan und Isolde (opera): Prelude and Liebestod
https://www.youtube.com/watch?v=J-qoaioG2UA
WEBER, Carl Maria von
Overtures
https://www.youtube.com/watch?v=WYr8WTg4lD8&list=PLAwtFGllx9AZuhFLX5E0jB-l6MN539QIJ

vndrake
18-04-2014, 10:17 PM
Classicism Repertoire

BACH, Carl Philipp Emanuel
Concertos for Cello Wq. 170-172
https://www.youtube.com/watch?v=-tzLguU_2Dg
Sonatas for Keyboard
https://www.youtube.com/watch?v=CzYcNY8tDCc
Symphonies Wq. 174, 175, 178-183
BEETHOVEN, Ludwig van
Concertos for Piano
https://www.youtube.com/watch?v=iNc0klXXy4Q No.4
https://www.youtube.com/watch?v=zYl6iI4l9gA No.5

Concerto for Violin Op. 61
https://www.youtube.com/watch?v=CkD3V2kVQJo
Concerto for Piano, Violin and Cello Op. 56
https://www.youtube.com/watch?v=Nj4P04u26mU
Eroica Variations for Piano Op. 35
https://www.youtube.com/watch?v=qpcgNrzMIH4
Fidelio Op. 72 (opera)
https://www.youtube.com/watch?v=PPZXKQXukoE
Missa Solemnis Op. 123
https://www.youtube.com/watch?v=-uSME7Bv4JE
Overtures (Leonore, Coriolan, Egmont. etc.)
https://www.youtube.com/watch?v=dRhwyzJABvI Leonore
https://www.youtube.com/watch?v=D3qbOTgEJOk Coriolan
https://www.youtube.com/watch?v=VP7RnuCmM00 Egmont
https://www.youtube.com/watch?v=v0Avp2Z9XS4 Fidelio
Quartets
https://www.youtube.com/watch?v=FrKFjRd5KVo&list=PL3qsTUkgLDxg_ADPigb8GpOUFIHV3ug5b
Sonatas for Piano
https://www.youtube.com/watch?v=FL0u9QXNvEg No.8 Pathetique
https://www.youtube.com/watch?v=4Tr0otuiQuU No.14 Moonlight https://www.youtube.com/watch?v=dL0JLNt_3EE No.21 Waldstein
https://www.youtube.com/watch?v=xz7usUEPWsc No.23 Appassionata
https://www.youtube.com/watch?v=YKlLPe86Flk No.29 Hammerklavier
https://www.youtube.com/watch?v=vVw-xkhpqZo&list=PLC933F1B2DC0CFC26
Sonatas for Violin and Piano
https://www.youtube.com/watch?v=q64VUslNgSI No.5 Spring Sonata https://www.youtube.com/watch?v=COGcCBJAC6I No.9 Kreutzer

Symphonies
https://www.youtube.com/watch?v=6w-oEQ_QqGA No.3
https://www.youtube.com/watch?v=6z4KK7RWjmk No.5
https://www.youtube.com/watch?v=6w-oEQ_QqGA No.6
https://www.youtube.com/watch?v=t3217H8JppI No.9

Trio for Piano and Strings #7 "Archduke"
https://www.youtube.com/watch?v=4_FnLhBcPBU
BOCCHERINI, Luigi
Quintet for Guitar and Strings 4 Fandango
https://www.youtube.com/watch?v=6CEJkj34fbU
HAYDN, Franz Joseph
Concerto in E flat for Trumpet Hob VIIe:1
https://www.youtube.com/watch?v=8UK9H2lJzB0

Quartets Op. 76/3 "Emperor"
https://www.youtube.com/watch?v=Rc34Jr9udlU Op.76/3
Symphonies
https://www.youtube.com/watch?v=KXctarOxRz8 No.45 Farewell
https://www.youtube.com/watch?v=9PSIumklRO8 No.94 Surprise
https://www.youtube.com/watch?v=2f5Jv_mRFjw No.101 The clock
https://www.youtube.com/watch?v=ffBK-EYjs90 No.104 London
MOZART, Wolfgang Amadeus
Concerto for Flute
https://www.youtube.com/watch?v=8zPkWVqdJXI K.313
https://www.youtube.com/watch?v=4E8wDHbBxwg K.314
Concertos for Horn
https://www.youtube.com/watch?v=0g4SlqjORM4 K.412 https://www.youtube.com/watch?v=xzCiVyWx-Tk K.417 https://www.youtube.com/watch?v=xrNoe7HEbd8 K.447 https://www.youtube.com/watch?v=VEJFuWgkGkY K.495

Concertos for Piano
https://www.youtube.com/watch?v=yM8CFR01KwQ No.20
https://www.youtube.com/watch?v=i2uYb6bMKyI No.21
https://www.youtube.com/watch?v=BMYjGkgzinU No.23
Don Giovanni (opera)
https://www.youtube.com/watch?v=wVP22QCbLHI
Exsultate, Jubilate (motet)
https://www.youtube.com/watch?v=Ulrb921Oc-Y
Magic Flute (opera)
https://www.youtube.com/watch?v=b11ElH3qm2M
Marriage of Figaro (opera)
https://www.youtube.com/watch?v=fef03047ZX8
Opera Overtures
https://www.youtube.com/watch?v=LlqxKK_Mdck&list=PL6swnss9F7SH7y4DTHqeqEIk7ipV-7baO

Quartets for Strings
https://www.youtube.com/watch?v=h-L7_XHSnKs No.8 https://www.youtube.com/watch?v=rlTFVuTRseA No.9 https://www.youtube.com/watch?v=kmxrzWa4o2E No.10
https://www.youtube.com/watch?v=ZzA27-pjQoY No.11 https://www.youtube.com/watch?v=6c-bF6qhsQ0 No.12 https://www.youtube.com/watch?v=NnHMQbAMwEM No.13 https://www.youtube.com/watch?v=nHtaGz8sqTw No.17 https://www.youtube.com/watch?v=zuMs8kD5Des No.19
Quintet for Clarinet and Strings K. 581
https://www.youtube.com/watch?v=_mKUYMQsFwM
Quintets for Strings
https://www.youtube.com/watch?v=-YMjAnanS3o K.515
https://www.youtube.com/watch?v=pGe4o2jk2-E K.516
https://www.youtube.com/watch?v=v_qXHMzCXzs K.593
https://www.youtube.com/watch?v=9L9IQL4unl8 K.614
Requiem K. 626
https://www.youtube.com/watch?v=sPlhKP0nZII
Serenade #7 "Haffner" K. 250
https://www.youtube.com/watch?v=2LjDkTjAVro
Serenades #10 for Winds
https://www.youtube.com/watch?v=twBMgzpo_Hg No.10
https://www.youtube.com/watch?v=anOHvauXQXU No.11
https://www.youtube.com/watch?v=1vkhzVNn5xE No.12
Serenade #13 "Eine kleine Nachtmusik" K. 525
https://www.youtube.com/watch?v=rrZytaHypR4
Sinfonia Concertante for Violin and Viola K. 364
https://www.youtube.com/watch?v=uL3xZ8Qlhro

Symphonies
https://www.youtube.com/watch?v=2JUeRgJM6hs No.29
https://www.youtube.com/watch?v=p3rI-nFMFZE No.35
https://www.youtube.com/watch?v=hwxNp-LzDYo No.36
https://www.youtube.com/watch?v=ot3g41rHFqU No.38
https://www.youtube.com/watch?v=9CpA7tlVqN4 No.39
https://www.youtube.com/watch?v=JTc1mDieQI8 No.40
https://www.youtube.com/watch?v=zK5295yEQMQ No.41
Trio for Strings K. 563
https://www.youtube.com/watch?v=wP9WzMLaNo0
ROSSINI, Gioachino
Barber of Seville (opera)
https://www.youtube.com/watch?v=z8K0xQOMHuU
L' Italiana in Algeri (opera)
https://www.youtube.com/watch?v=zISELZl9LYE
Overtures
https://www.youtube.com/playlist?list=PLwifgpcOm2R3gqLS4MHUSNKhptBMzMgeE

vndrake
21-06-2014, 07:53 AM
Một tiếng với những giai điệu Valse nổi tiếng chơi theo phpng cách bán cổ điển
csZj-jRds38